Dự thảo 2 thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyện liệu làm thuốc

1489
Dự thảo 2 thông tư ghi nhãn
5/5 - (3 bình chọn)

Dự thảo 2 thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyện liệu làm thuốc

THÔNG TƯ
Quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về nội dung, cách ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm làm thuốc lưu hành trên thị trường.
2. Thông tư này không áp dụng đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc không lưu hành trên thị trường thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu trong các trường hợp quy định tại điểm c, d, e, g, h và i khoản 2 Điều 60 Luật Dược;
b) Nguyên liệu làm thuốc là dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 60 Luật Dược.
3. Khuyến khích triển khai thực hiện ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Thông tư này đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in, dập trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng và nhãn phụ.
2. Ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết và chủ yếu về thuốc, nguyên liệu làm thuốc lên nhãn giúp tổ chức, cá nhân sử dụng nhận biết, lựa chọn đúng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý.
3. Nhãn gốc của thuốc, nguyên liệu làm thuốc là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn trên thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
4. Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được lưu hành cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc bao gồm bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, bao bì ngoài hoặc có thể có thêm bao bì trung gian (nếu có).
5. Bao bì thương phẩm của nguyên liệu làm thuốc là bao bì chứa đựng nguyên liệu làm thuốc. Bao bì thương phẩm của nguyên liệu làm thuốc bao gồm bao bì trực tiếp, có thể có thêm bao bì ngoài.
6. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bao bì chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
7. Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
8. Bao bì trung gian là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc có bao bì trực tiếp và nằm trong bao bì ngoài của thuốc.
9. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc là tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký, cơ sở nhập khẩu, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
10. Quy cách đóng gói của thuốc, nguyên liệu làm thuốc là lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực hay số lượng theo số đếm trong một đơn vị đóng gói.
11. Số lô sản xuất là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả số và chữ nhằm nhận biết lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của một lô thuốc, lô nguyên liệu làm thuốc bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, các hoạt động kiểm tra chất lượng và lưu hành lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó.
12. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc, trong đó ghi các thông tin cần thiết về cách sử dụng và các điều kiện cần thiết khác để thầy thuốc và, hoặc người sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
13. Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là ký hiệu bao gồm các chữ và số được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế quy định cho một thuốc, nguyên liệu làm thuốc để chứng nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó đã được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
14. Số giấy phép nhập khẩu là ký hiệu bao gồm các chữ và số ghi trên giấy phép nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Điều 3. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại Việt Nam:
a) Cơ sở đăng ký và/hoặc cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc để lưu hành trong nước chịu trách nhiệm ghi nhãn;
b) Cơ sở sản xuất và/hoặc cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để xuất khẩu chịu trách nhiệm ghi nhãn;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Luật Dược chịu trách nhiệm ghi nhãn.
2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu để lưu hành trong nước:
a) Cơ sở nhập khẩu, đăng ký và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chịu trách nhiệm ghi nhãn đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Cơ sở nhập khẩu và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chịu trách nhiệm ghi nhãn đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
3. Nội dung ghi trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và theo đúng hồ sơ đăng ký lưu hành hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Điều 4. Vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được thể hiện trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc của nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 5. Kích thước và hình thức nhãn
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc tự xác định kích thước và hình thức của nhãn thuốc, nhãn nguyên liệu làm thuốc nhưng phải bảo đảm các cầu sau đây:
1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định của Thông tư này.
2. Hình thức, nội dung ghi trên nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận biết bằng mắt ở điều kiện quan sát thông thường.
Điều 6. Ngôn ngữ ghi trên nhãn và bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái Latinh:
a) Tên thuốc là tên biệt dược, tên gốc hoặc tên chung quốc tế của thuốc;
b) Tên gốc, tên chung quốc tế của nguyên liệu làm thuốc;
c) Tên, địa chỉ cơ sở nước ngoài đăng ký, sản xuất, nhượng quyền, gia công sản xuất, sở hữu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước để lưu hành trên thị trường phải ghi nhãn bằng tiếng Việt theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp có yêu cầu ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác thì nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung bằng tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơn nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để lưu hành trên thị trường Việt Nam ghi nhãn theo một trong hai cách sau đây:
a) Ghi nhãn gốc với đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Thông tư này. Ngoài nội dung bằng tiếng Việt có thể ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác. Cùng một nội dung trên nhãn thì kích thước chữ của ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ tiếng Việt.
b) Ghi nhãn phụ với đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc chưa có hoặc thể hiện chưa đủ theo quy định tại Thông tư này.
4. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu mà nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì cơ sở nhập khẩu được phép thông quan thuốc, nguyên liệu làm thuốc để thực hiện bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường.
5. Thuốc nhập khẩu mà bao bì thương phẩm của thuốc chưa có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt kèm theo hoặc tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt chưa đáp ứng các nội dung theo quy định thì cơ sở nhập khẩu thuốc được phép thông quan để thực hiện bổ sung tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này trước khi đưa thuốc ra lưu hành trên thị trường.
6. Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước để xuất khẩu mà tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì cơ sở sản xuất và xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của thuốc, nguyên liệu làm thuốc không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
7. Việc bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này được thực hiện tại cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc trong kho bảo quản thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) của cơ sở nhập khẩu có chức năng nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc làm dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Việc thực hiện bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt phải bảo đảm không làm ảnh hướng đến chất lượng, bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương II
NỘI DUNG CỦA NHÃN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Mục 1
NỘI DUNG BẮT BUỘC THỂ HIỆN TRÊN NHÃN
BAO BÌ THƯƠNG PHẨM, NHÃN PHỤ
Điều 8. Nhãn bao bì ngoài
1. Nhãn bao bì ngoài của thuốc thành phẩm phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Dạng bào chế;
c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc ghi theo quy định sau đây:
– Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của hoạt chất ở dạng tính liều, có thể ghi cả dạng muối của hoạt chất (nếu có) đối với một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc ghi thành phần và hàm lượng của tá dược;
– Đối với thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và bí mật gia truyền theo quy định được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu trong công thuốc và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền” trong trường hợp không thể hiện đầy đủ các thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu trong công thức thuốc.
d) Quy cách đóng gói;
đ) Chỉ định (hoặc chủ trị đối với thuốc cổ truyền), cách dùng, chống chỉ định của thuốc được ghi theo quy định sau đây:
– Ghi đầy đủ thông tin về chỉ định, cách dùng và chống chỉ định của thuốc, hoặc;
– Ghi mục chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, không bắt buộc ghi chi tiết các nội dung ở các mục này trên nhãn.
e) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
g) Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc, điều kiện bảo quản của thuốc;
h) Các khuyến cáo và dấu hiệu lưu ý khi dùng thuốc;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc; tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu);
k) Xuất xứ của thuốc.
2. Trường hợp nhãn bao bì ngoài của thuốc có kích thước nhỏ không thể hiện được tất cả nội dung bắt buộc thì phải ghi các nội dung sau:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung bắt buộc khác còn thiếu phải được ghi trên nhãn phụ theo quy định tại Thông tư này hoặc trên nhãn phải chỉ rõ nơi ghi các nội dung còn thiếu.
3. Đối với nguyên liệu làm thuốc:
Nhãn nguyên liệu làm thuốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên nguyên liệu làm thuốc, đối với dược liệu phải ghi kèm theo tên Latinh của dược liệu;
b) Hàm lượng hoặc nồng độ (nếu có), khối lượng tịnh hoặc thể tích tịnh của nguyên liệu làm thuốc trong một đơn vị đóng gói;
c) Tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu;
d) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
đ) Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản của nguyên liệu;
e) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất nguyên liệu; tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu nguyên liệu (đối với nguyên liệu nhập khẩu);
g) Xuất xứ của nguyên liệu làm thuốc.
4. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong một số trường hợp đặc biệt:
Nguyên liệu làm thuốc có chứa dược chất là chất gây nghiện phải có chữ “Thuốc gây nghiện”, có chứa dược chất hướng tâm thần phải có chữ “Thuốc hướng tâm thần”, có chứa dược chất là tiền chất phải có chữ “Tiền chất dùng làm thuốc” trên nhãn nguyên liệu làm thuốc.
Các chữ “Thuốc gây nghiện”, “Thuốc hướng tâm thần”, “Tiền chất dùng làm thuốc” được in đậm trong khung tại góc trên bên phải của nhãn.
Điều 9. Nhãn bao bì trung gian
1. Nhãn bao bì trung gian của thuốc thành phẩm phải ghi tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Số lô sản xuất, hạn dùng.
2. Trường hợp bao bì trung gian là chất liệu trong suốt có thể nhìn thấy các thông tin ghi trên nhãn trực tiếp thì bao bì trung gian không yêu cầu phải ghi các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
a) Tên thuốc;
b) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc ghi theo quy định sau đây:
– Thuốc có phối hợp nhiều hơn 03 (ba) hoạt chất: không bắt buộc phải ghi thành phần hoạt chất, tá dược và hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, tá dược. Trường hợp có ghi thành phần, hàm lượng của hoạt chất thì phải ghi đầy đủ thành phần, hàm lượng của từng hoạt chất;
– Thuốc ở dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 03 (ba) hoạt chất: Phải ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
c) Thể tích hoặc khối lượng (không áp dụng đối với dạng thuốc viên, thuốc bột pha tiêm, nhãn vỉ);
d) Số lô sản xuất, hạn dùng;
đ) Tên cơ sở sản xuất: tên cơ sở sản xuất có thể ghi theo tên viết tắt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh nhưng phải bảo đảm nhận diện được tên cơ sở sản xuất. Trường hợp thuốc có nhiều cơ sở tham gia sản xuất, có thể ghi theo một trong 2 cách sau đây:
– Ghi đầy đủ các cơ sở tham gia sản xuất thuốc thành phẩm;
– Ghi tên cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng lô thuốc.
2. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu làm thuốc
Nguyên liệu làm thuốc đã có bao bì ngoài ghi đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 và 4 Điều 8 Thông tư này không yêu cầu phải ghi nhãn trên bao bì trực tiếp;
3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không có bao bì ngoài thì bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung của nhãn bao bì ngoài quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 11. Nhãn phụ
1. Nhãn phụ phải ghi toàn bộ các nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
2. Trường hợp nhãn phụ có kích thước nhỏ không thể ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu thì phải ghi tối thiểu:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 8 đối với thuốc. Các nội dung khác phải ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng và trên nhãn phải ghi dòng chữ: “Các thông tin khác đề nghị xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo” và coi phần ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được chỉ ra trên nhãn phụ là một phần của nhãn phụ.
b) Các nội dung quy định tại điểm a, c, d, đ, e và g khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư này đối với nguyên liệu làm thuốc.
3. Cách ghi nhãn phụ
Nhãn phụ được ghi theo một trong hai cách sau:
a) Ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu;
b) Ghi tên các mục bằng tiếng Việt mà nhãn gốc còn thiếu và chỉ rõ vị trí mang các nội dung này đã có trên nhãn gốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng.
4. Nhãn phụ phải được gắn, dán chắc chắn lên bao bì ngoài của thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp không có bao bì ngoài và không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Điều 12. Nhãn thuốc cổ truyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Luật Dược
1. Nhãn bao bì ngoài
Nhãn bao bì ngoài của thuốc cổ truyền phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chế biến, bào chế thuốc cổ truyền.
2. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
b) Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chế biến, bào chế thuốc cổ truyền.
Mục 2
NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG TỜ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

Điều 13. Yêu cầu chung của Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Thuốc lưu hành trên thị trường và thuốc cổ truyền theo quy định tại Điều 12 Thông tư này phải có Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, trừ thuốc cổ truyền chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ trực tiếp theo đơn tại chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
2. Thuốc có cùng tên thuốc, cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng chỉ định và cùng nhà sản xuất nhưng có nhiều hàm lượng hoặc nồng độ khác nhau và cùng được phép lưu hành thì có thể ghi chung trong một tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Trường hợp có nội dung khác nhau giữa các hàm lượng, nồng độ thuốc phải ghi cụ thể cho từng hàm lượng, nồng độ đó.
3. Kích thước, màu sắc của chữ ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải rõ ràng, bảo đảm đọc được nội dung bằng mắt ở điều kiện quan sát thông thường. Mỗi bao bì thương phẩm phải kèm theo tối thiểu 01 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt.
Điều 14. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc được trình bày theo các nội dung sau:
1. Tên thuốc.
2. Các câu khuyến cáo: Ghi ngay dưới tên thuốc các câu khuyến cáo sau đây:
a) “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, “Để xa tầm tay trẻ em”, “Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”;
b) Đối với thuốc kê đơn: phải ghi dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” hoặc có thể được ghi bằng các dòng chữ “Thuốc kê đơn” hoặc “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”.
3. Thành phần công thức thuốc
a) Ghi đầy đủ các thành phần hoạt chất, tá dược và ghi rõ hàm lượng (nồng độ) của từng hoạt chất (bao gồm cả dạng muối hoặc dạng ngậm nước của hoạt chất, nếu có), dược liệu, cao chiết từ dược liệu cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc ghi hàm lượng hoặc nồng độ của tá dược, không bắt buộc ghi tên thành phần tá dược bay hơi hoặc mất đi trong quá trình sản xuất;
b) Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: ghi đầy đủ tên tiếng Việt và tên Latinh (khoa học) của dược liệu, cao dược liệu.
4. Dạng bào chế.
5. Quy cách đóng gói.
6. Các đặc tính dược lực học, dược động học áp dụng đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin, thuốc phóng xạ.
7. Chỉ định (hoặc công năng, chủ trị đối với thuốc cổ truyền), liều dùng, cách dùng, chống chỉ định.
8. Các trường hợp thận trọng khi dùng thuốc.
9. Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác.
10. Tác dụng không mong muốn.
11. Quá liều và cách xử trí.
12. Các dấu hiệu cần lưu ý và khuyến cáo.
13. Điều kiện bảo quản, hạn dùng của thuốc.
14. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất.
15. Ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: là ngày được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt khi cấp số đăng ký lưu hành thuốc hoặc ngày phê duyệt các nội dung thay đổi, cập nhật tờ hướng dẫn sử dụng gần nhất.

Chương III
CÁCH GHI NHÃN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 15. Tên thuốc, tên nguyên liệu làm thuốc
1. Tên thuốc do cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc tự đặt. Tên nguyên liệu làm thuốc được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế của nguyên liệu làm thuốc.
2. Tên thuốc được ghép từ các chữ cái, có thể có các chữ số kèm theo, không phân biệt chữ hoa, chữ thường. Đối với các thuốc có cùng tên thuốc, cùng nhà sản xuất, cùng dạng bào chế nhưng có nhiều hàm lượng, nồng độ khác nhau thì tên thuốc có thể ghi kèm theo hàm lượng, nồng độ tương ứng ngay cạnh tên thuốc để dễ dàng nhận biết và phân biệt.
3. Chữ viết tên thuốc trên nhãn phải đậm nét, nổi bật và bảo đảm dễ dàng nhận biết được đúng tên thuốc nhưng không được làm hiểu sai lệch và quảng cáo không đúng hoặc quá mức về bản chất và công dụng của thuốc.
Điều 16. Thành phần công thức thuốc
1. Tên hoạt chất, tá dược
a) Tên hoạt chất, tá dược:
Tên hoạt chất, tá dược và các thành phần khác trong công thức thuốc được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
b) Tên dược liệu:
– Ghi theo tên thông dụng bằng tiếng Việt của dược liệu (có thể ghi kèm theo tên Latinh). Tên dược liệu có thể dùng tên quy ước để chỉ tên dược liệu, hoặc dùng tên gốc của cây, con làm thuốc đó để làm tên dược liệu.
– Tên quy ước của dược liệu là tên riêng của vị thuốc đã được dùng trong y học cổ truyền. Ví dụ: Phù bình, Bạch giới tử, Hương phụ.
– Ghi rõ bộ phận dùng làm thuốc của dược liệu trong trường hợp cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc khác nhau.
– Tên dược liệu, cao chiết từ dược liệu bằng tiếng Việt tại mục thành phần công thức của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi kèm theo tên Latinh (tên khoa học) của dược liệu, cao chiết từ dược liệu, không bắt buộc ghi tên Latinh của thành phần dược liệu, cao chiết từ dược liệu trên nhãn thuốc.
c) Tên cao chiết từ dược liệu:
– Cao dược liệu ghi theo tên tiếng Việt (có thể ghi kèm theo tên Latinh của dược liệu). Trường hợp cao dược liệu nhập khẩu không dịch ra tiếng Việt được thì ghi cao dược liệu theo tên của nước xuất khẩu (hoặc nước sản xuất) kèm theo tên Latinh;
– Cao dược liệu phải ghi rõ loại cao chiết theo quy định của Dược điển Việt Nam gồm có 3 loại là: cao lỏng, cao đặc hoặc cao khô. Đối với nhãn nguyên liệu là cao đặc hoặc cao khô trong thành phần có phối hợp thêm tá dược, chất bảo quản (nếu có), trên nhãn phải ghi rõ tên tá dược, chất bảo quản và số lượng tá dược, chất bảo quản thêm vào trong thành phần cao (tỷ lệ %);
– Nếu dược liệu đã xác định được dược chất hoặc nhóm hợp chất thì ghi cao dược liệu kèm theo hàm lượng (%) của dược chất hoặc nhóm hợp chất định lượng được quy định theo từng dược liệu riêng;
– Trường hợp dược liệu chưa nhận dạng được dược chất hoặc nhóm dược chất thì cao dược liệu phải ghi kèm theo lượng dược liệu ban đầu tương ứng.
– Khi sử dụng dung môi chiết xuất dược liệu để sản xuất cao nếu không phải là dung môi cồn (ethanol), nước hay hỗn hợp cồn (ethanol)-nước thì cao dược liệu phải ghi kèm theo tên dung môi chiết xuất.
d) Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
– Thuốc sản xuất từ cao dược liệu (cao dược liệu đơn chất, cao dược liệu chuẩn hóa theo quy định của Dược điển) hoặc hỗn hợp các cao dược liệu thì ghi thành phần theo cao dược liệu hoặc hỗn hợp cao dược liệu kèm theo tên dược liệu và lượng dược liệu tương ứng chiết xuất thành cao chiết.
– Thuốc sản xuất từ dược liệu: Ghi tên thành phần dược liệu là tên tiếng Việt, trường hợp thuốc nhập khẩu có thành phần dược liệu không có tên tiếng Việt thì ghi theo tên của nước xuất khẩu (sản xuất) kèm theo tên Latinh (tên khoa học) của dược liệu;
2. Cách ghi hàm lượng, nồng độ thành phần công thức thuốc
a) Ghi đầy đủ thành phần dược chất, hàm lượng hoặc nồng độ của từng dược chất bao gồm cả dạng muối của hoạt chất (nếu có) tương ứng cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, cụ thể như sau:
– Đối với thuốc có phân liều: hàm lượng dược chất được tính trên một đơn vị liều. Đơn vị liều có thể là một viên, một gói, một thể tích xác định thuốc (nếu thuốc ở dạng lỏng), một khối lượng xác định thuốc (nếu thuốc ở dạng rắn). Khi thuốc được bào chế dưới dạng lỏng (bao gồm dung dịch, sirô thuốc, cồn thuốc và các dạng tương tự khác) có thể biểu thị hàm lượng dược chất dưới dạng nồng độ phần trăm (khối lượng/thể tích); nếu dược chất ở dạng lỏng và không có yêu cầu định lượng chính xác nồng độ hoạt chất này trong dung dịch thuốc thì ghi hàm lượng dược chất dưới dạng nồng độ phần trăm (thể tích/thể tích), ví dụ: các dược chất là tinh dầu khi kiểm tra chất lượng thành phẩm thuốc không có quy định phải định lượng chính xác hàm lượng từng tinh dầu này có trong thuốc);
– Đối với thuốc không phân liều (thuốc khi dùng không cần xác định chính xác liều, như: thuốc dùng ngoài, thuốc kem, mỡ bôi ngoài da, thuốc dán tác dụng tại chỗ và các dạng tương tự khác): Hàm lượng dược chất được tính trên một khối lượng xác định thuốc đối với thuốc dạng rắn hoặc bán rắn, một thể tích xác định thuốc đối với thuốc dạng lỏng, một diện tích xác định đối với thuốc dán ngoài da. Ví dụ: mỗi 1g/ml, mỗi 10mg/ml, mỗi 100mg/ml, mỗi miếng dán (cm2) chứa lượng dược chất (g hoặc mg).
b) Đối với các dạng thuốc đa liều: ghi đầy đủ thành phần và nồng độ hoặc hàm lượng của dược chất.
3. Đơn vị đo lường biểu thị hàm lượng, nồng độ
Hàm lượng, nồng độ được tính theo đơn vị khối lượng, đơn vị thể tích, đơn vị hoạt lực hoặc theo các đơn vị thông dụng khác, như sau:
a) Đơn vị đo khối lượng: dùng đơn vị gam (viết tắt là g), miligam (viết tắt là mg), microgam (viết tắt là μg hoặc mcg) hoặc kilôgam (viết tắt là kg) nếu thuốc có khối lượng lớn;
b) Đơn vị đo thể tích: dùng đơn vị mililít (viết tắt là ml), microlít (viết tắt là μl), hoặc lít (viết tắt là l hoặc L) nếu thuốc có thể tích lớn. Nếu khối lượng nhỏ hơn 1mg, thể tích nhỏ hơn 1ml thì viết dưới dạng số thập phân (ví dụ: 25mg; 0,5ml).
c) Các đơn vị đo lường khác:
– Có thể dùng các đơn vị hoạt lực theo quy định quốc tế cho một số dược chất đặc biệt;
– Các đơn vị đo lường được quốc tế hóa và dùng thông dụng trong ngành y tế như IU và các đơn vị hoạt lực khác theo quy ước quốc tế đối với một số dược chất đặc biệt khi dịch ra tiếng Việt có thể gây hiểu nhầm trong cách sử dụng thì có thể giữ nguyên cách ghi không cần dịch ra tiếng Việt.
Điều 17. Quy cách đóng gói
1. Cách ghi quy cách đóng gói:
Quy cách đóng gói của thuốc được ghi theo số đếm tự nhiên về số lượng, khối lượng, thể tích của thuốc chứa đựng trong bao bì thương phẩm hoặc một đơn vị đóng gói của thuốc phù hợp cho từng dạng thuốc như sau đây:
a) Thuốc dạng viên: ghi số lượng viên. Trường hợp thuốc viên hoàn cứng có thể ghi khối lượng tịnh cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất;
b) Thuốc dạng mỡ, gel, bột, cốm, nguyên liệu làm thuốc: ghi theo khối lượng trong một đơn vị đóng gói;
c) Thuốc dạng bột hoặc cốm đa liều, dạng bột đông khô có yêu cầu pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi dùng: ghi khối lượng.
d) Thuốc dạng lỏng: ghi thể tích trong một đơn vị đóng gói.
2. Quy cách đóng gói tối đa đối với các thuốc phân liều được quy định như sau:
a) Không quá 200 viên trong một đơn vị là chai, lọ hoặc một đơn vị bao bì ngoài chứa vỉ đối với thuốc ở dạng viên. Trường hợp thuốc có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất thì quy cách đóng gói tối đa không quá 100 viên trong một đơn vị đóng gói của bao bì ngoài;
b) Không quá 25 lọ, ống hoặc bơm tiêm chứa thuốc đối với dạng thuốc tiêm đơn liều;
c) Không quá 10 liều trong một chai hoặc lọ đối với dạng thuốc tiêm đa liều;
d) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với thuốc dạng lỏng để uống;
đ) Không quá 200 liều đối với thuốc dạng xịt hoặc khí dung;
e) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với các dạng thuốc khác.
3. Không áp dụng về quy cách đóng gói tối đa quy định tại khoản 2 Điều này đối với các loại thuốc sau đây:
a) Các dạng thuốc dùng ngoài da;
b) Thuốc viên hoàn cứng;
c) Thuốc thành phẩm cung cấp cho bệnh viện (trừ thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất) và trên bao bì ngoài của thuốc phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho bệnh viện”.
4. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm của thuốc có nhiều đơn vị đóng gói thì phải ghi cụ thể định lượng của từng đơn vị đóng gói và số lượng đơn vị đóng gói.
Điều 18. Chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc
1. Chỉ định
Chỉ định của thuốc phải phù hợp với công dụng, dạng bào chế, đường dùng của thuốc. Thông tin về chỉ định phải rõ ràng, cụ thể và phải nêu được:
a) Mục đích sử dụng thuốc: ghi rõ thuốc được sử dụng với mục đích dự phòng, chẩn đoán, hay điều trị bệnh;
b) Đối tượng sử dụng thuốc: ghi rõ chỉ định hoặc giới hạn chỉ định cho từng nhóm đối tượng sử dụng nhất định (nếu có), có thể phân loại theo nhóm tuổi hoặc lứa tuổi hoặc giới hạn nhóm tuổi cụ thể;
c) Các điều kiện bổ sung để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả (nếu có), ví dụ: trong quá trình điều trị, cần phải phối hợp với các thuốc hoặc phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
2. Cách dùng, liều dùng
Phải ghi rõ đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc và các lưu ý đặc biệt khác khi dùng thuốc (nếu có).
a) Cách dùng:
Cách dùng thuốc phải ghi rõ đường dùng, thời gian dùng và cách dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất:
– Đối với thuốc tiêm phải ghi rõ cách pha chế hoặc hoàn nguyên để tiêm, ghi rõ đường tiêm và cách tiêm: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, tiêm dưới da, tiêm dưới da sâu hay tiêm bắp sâu và các trường hợp tiêm khác; ghi rõ thông tin về tốc độ tiêm hoặc truyền (nếu có yêu cầu);
– Thuốc uống dạng lỏng đóng ống phải ghi rõ dòng chữ “Không được tiêm”;
– Thuốc bột hoặc thuốc cốm đa liều dùng để uống có yêu cầu pha thành dạng lỏng trước khi dùng, thuốc hỗn dịch phải ghi rõ dòng chữ “Lắc kỹ trước khi dùng”;
– Thuốc thang: phải ghi rõ cách dùng thuốc, cách uống (nước dùng để sắc, dụng cụ sắc, cách sắc, cách ngâm rượu, nhiệt độ và thời gian sắc hoặc ngâm), các thông tin về kiêng kị và các lưu ý khi dùng thuốc thang.
b) Liều dùng:
– Liều dùng phải ghi rõ liều khuyến cáo cho từng chỉ định, từng đường dùng và phương pháp dùng thuốc, khoảng thời gian và thời điểm giữa các lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất (ví dụ: uống với nhiều nước, uống trước khi ăn);
– Ghi rõ liều dùng và cách dùng cho người lớn, cho trẻ em (nếu có). Liều dùng cho trẻ em phải ghi rõ cho từng nhóm tuổi hoặc theo cân nặng;
– Ghi rõ tổng liều dùng tối thiểu, tổng liều dùng tối đa được khuyến cáo, ghi rõ giới hạn về thời gian sử dụng thuốc (nếu có);
– Ghi rõ các trường hợp phải điều chỉnh liều cho các đối tượng sử dụng đặc biệt (nếu có) như: trẻ em, người cao tuổi, người bệnh có suy thận, người bệnh có suy gan và các trường hợp khác;
c) Đối với thuốc hóa dược kê đơn:
Thuốc hóa dược kê đơn phải bổ sung các thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc cho trẻ em, các đối tượng đặc biệt và các khuyến cáo cần thiết khác (nếu có), cụ thể như sau:
– Liều dùng phải được ghi cụ thể theo từng nhóm tuổi. Liều được tính theo cân nặng hoặc diện tích bề mặt cơ thể (mg/kg hoặc mg/m2) hoặc liều được chia thành các khoảng cách đưa liều tương ứng. Thuốc được sử dụng cho trẻ em với chỉ định tương tự người lớn, liều dùng và cách dùng thuốc cho trẻ em phải được ghi cụ thể;
– Trường hợp thuốc không sẵn có dạng bào chế cho trẻ em, phải cung cấp thông tin về pha chế dạng thuốc dành cho trẻ em từ bao nhiêu tuổi sử dụng sau khi pha chế theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
– Trường hợp thuốc không có chỉ định cho một hoặc tất cả các nhóm tuổi trẻ em, liều dùng và cách dùng phải được ghi rõ theo một trong các cách trình bày sau:
+ Độ an toàn và hiệu quả của thuốc dùng cho trẻ em trong từng độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) chưa được chứng minh;
+ Thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em trong các độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ giới tính, cân nặng) do các vấn đề liên quan đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc;
+ Không nên sử dụng thuốc trên đối tượng người bệnh là trẻ em trong độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), (hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác, ví dụ theo giới tính, cân nặng) với chỉ định nhất định của thuốc.
– Các trường hợp khuyến cáo cần thiết về liều dùng và cách dùng thuốc (nếu có):
+ Khi ngừng dùng thuốc, quên uống một liều thuốc, sử dụng thuốc cùng thức ăn và nước uống, tái sử dụng thuốc sau một đợt điều trị;
+ Hiệu chỉnh liều khi sử dụng đồng thời các thuốc khác, hiệu chỉnh liều phù hợp với tình trạng của người bệnh (phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng và, hoặc các kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan của người bệnh tương ứng với mức liều được hiệu chỉnh);
+ Các biện pháp dự phòng một số phản ứng có hại cụ thể (ví dụ uống thuốc chống nôn trước khi sử dụng thuốc điều trị ung thư), những phản ứng có hại không nghiêm trọng nhưng thường gặp với liều khởi đầu;
+ Các khuyến cáo đặc biệt về thao tác hoặc cách đưa thuốc cho cán bộ y tế hoặc người bệnh khi sử dụng thuốc (nếu có), thông tin về các cách đưa thuốc khác, đặc biệt là thuốc đưa qua đường xông dạ dày (trong trường hợp có thông tin), đối với thuốc dùng theo đường ngoài đường tiêu hóa, cần nêu rõ thông tin tốc độ tiêm hoặc truyền thuốc.
3. Chống chỉ định của thuốc
Thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc. Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Điều 19. Thận trọng
1. Thận trọng khi dùng thuốc
a) Phải ghi rõ cách phòng ngừa, thận trọng khi sử dụng thuốc, các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc, các khuyến cáo đặc biệt khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (nếu có thông tin) theo quy định sau đây:
b) Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc
– Các xét nghiệm hoặc tình trạng của người bệnh cần đánh giá trước khi sử dụng thuốc, các biện pháp cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phản ứng có hại cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc;
– Các phản ứng có hại nghiêm trọng cần cảnh báo cho cán bộ y tế;
– Các biện pháp dự phòng và phát hiện sớm các triệu chứng của phản ứng có hại nghiêm trọng;
– Các nguy cơ liên quan đến khởi đầu hoặc tạm ngừng điều trị;
– Các đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại liên quan đến nhóm thuốc (các phản ứng này thường nghiêm trọng hoặc thường gặp);
– Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm cần theo dõi trong quá trình điều trị. Các xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc;
– Cảnh báo và thận trọng trên đối tượng bệnh là trẻ em liên quan đến độ an toàn của thuốc khi dùng dài hạn (ví dụ ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ, sự phát triển tâm thần kinh, sinh dục và các trường hợp khác);
– Các cảnh báo, nguy cơ liên quan đến thành phần tá dược, thành phần ethanol có trong thành phần của thuốc (đối với thuốc dược liệu);
– Các nguy cơ liên quan đến đường dùng thuốc không chính xác.
2. Các khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
a) Khuyến cáo cho phụ nữ có thai phải bao gồm các khuyến cáo: về việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có khả năng mang thai hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai, sử dụng thuốc trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Có thể cung cấp khuyến cáo về việc theo dõi thai nhi và trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai (nếu có thông tin);
b) Khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú phải được nêu cụ thể: ngừng hoặc tiếp tục cho con bú và, hoặc ngừng hoặc tiếp tục điều trị (nếu có đầy đủ thông tin);
– Bổ sung thông tin về ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi, trong đó phải cung cấp các thông tin chính về ảnh hưởng có thể có của thuốc lên thai nhi. Nếu không có thông tin về độc tính trên thai nhi, phải ghi rõ trong trường hợp này.
3. Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (người vận hành máy móc, đang lái tàu xe và các trường hợp khác):
a) Phải ghi rõ thuộc mức độ nào sau đây: không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể, ảnh hưởng nhẹ, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng nặng. Trường hợp chưa có bằng chứng về sự ảnh hưởng của thuốc đối với công việc thì phải nêu rõ “Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác”;
b) Phải cung cấp thêm các thông tin quan trọng khác (nếu có) như khoảng thời gian các ảnh hưởng này thuyên giảm và khả năng dung nạp thuốc khi tiếp tục sử dụng.
Điều 20. Tương tác, tác dụng không mong muốn của thuốc
1. Tương tác của thuốc
a) Ghi đầy đủ các tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác (ví dụ: rượu, thực phẩm, thức ăn) có thể ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc.
b) Đối với thuốc cổ truyền phải nêu các trường hợp kiêng kị khi dùng thuốc (nếu có). Ví dụ: nếu uống thuốc mang tính ôn nhiệt, cần kiêng các thức ăn sống lạnh; nếu uống thuốc mang tính hàn lương, cần kiêng các thức ăn cay nóng và kích thích.
c) Đối với thuốc hóa dược kê đơn:
Thuốc hóa dược kê đơn còn phải bổ sung các thông tin về tương tác thuốc, tương kỵ thuốc theo các nội dung sau đây:
– Ghi rõ các tương tác thuốc trong trường hợp các tương tác có ý nghĩa lâm sàng dựa trên những đặc tính dược lực học và các nghiên cứu dược động học của thuốc;
– Ghi rõ hậu quả của tương tác thuốc: các biểu hiện lâm sàng (nếu có), ảnh hưởng của tương tác thuốc lên nồng độ thuốc trong máu, các thông số dược động học của thuốc hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc, ảnh hưởng của tương tác thuốc lên các kết quả xét nghiệm;
– Ghi rõ cơ chế của tương tác nếu cơ chế đã rõ ràng. Nếu không có nghiên cứu nào về tương tác thuốc, cần ghi rõ trong phần này.
– Ghi các thông tin về tính tương kỵ hóa học, vật lý của thuốc với các thuốc khác khi trộn lẫn hoặc dùng đồng thời, đặc biệt với những thuốc được hoàn nguyên hoặc pha loãng trước khi sử dụng. Các tương tác nghiêm trọng khác của thuốc như: sự hấp phụ thuốc vào bao bì đóng gói, bộ tiêm truyền.
2. Tác dụng không mong muốn
a) Phải ghi rõ các trường hợp ngừng sử dụng thuốc, các trường hợp phải thông báo cho bác sỹ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.
b) Đối với thuốc hóa dược kê đơn
Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thuốc hóa dược kê đơn còn phải ghi bổ sung các tác dụng không mong muốn theo bảng tóm tắt các phản ứng có hại theo quy định (nếu có) sau đây:
– Bảng tóm tắt các phản ứng có hại: được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/10000) và rất hiếm gặp (ADR < 1/10000);
– Với đối tượng người bệnh là trẻ em phải mô tả: các đặc điểm về tuổi và mức độ của phản ứng có hại trên đối tượng người bệnh nhi (nếu có); sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng giữa đối tượng người lớn và trẻ em (hoặc các nhóm tuổi cụ thể) về độ an toàn của thuốc (nếu có).Trong trường hợp nếu có thông tin này đã được đề cập trong mục khác của tờ hướng dẫn sử dụng, phải ghi câu chỉ dẫn đến mục có thông tin;
– Bất kỳ sự khác biệt nào có ý nghĩa lâm sàng (về tần suất xảy ra phản ứng, mức độ nghiêm trọng, khả năng hồi phục và yêu cầu cần theo dõi) ở những đối tượng đặc biệt (ví dụ người cao tuổi, người bệnh có suy gan, suy thận, người bệnh có bệnh mắc kèm khác) phải được nêu rõ.
Điều 21. Dược lực học, dược động học, quá liều và cách xử trí
1. Dược lực học, dược động học
Thông tin về đặc tính dược lực học, dược động học chỉ áp dụng đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin, thuốc phóng xạ.
a) Dược lực học: ghi các nội dung sau đây:
– Nhóm dược lý và mã ATC của thuốc;
– Mô tả cơ chế tác dụng của thuốc tương ứng với các chỉ định được phê duyệt và các phản ứng có hại có khả năng xảy ra trong quá trình dùng thuốc;
– Tóm tắt những kết quả chính được ghi nhận từ các thử nghiệm lâm sàng lớn hỗ trợ cho chỉ định được phê duyệt của thuốc (nếu có). Đối với thuốc hóa dược mới, cần mô tả các đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu bao gồm: tiêu chí đánh giá chính (cần thiết phải có), tiêu chí đánh giá phụ (tùy trường hợp), phân tích dưới nhóm hoặc phân tích post-hoc (trong trường hợp đặc biệt).
b) Dược động học: ghi các nội dung sau đây:
– Đặc tính dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, tuyến tính, không tuyến tính) tương ứng với liều được khuyến cáo, nồng độ và dạng bào chế của thuốc. Nếu không có các thông tin này, có thể cung cấp thông tin tương ứng của những đường dùng, dạng bào chế hoặc liều dùng khác để thay thế;
– Mô tả sự khác biệt giữa các yếu tố (như tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng hút thuốc, người bệnh có suy gan, suy thận) ảnh hưởng đến các thông số dược động học. Nếu những ảnh hưởng này có ý nghĩa lâm sàng, phải chi rõ bằng các thông số định lượng được;
– Mối liên quan giữa liều, nồng độ, thông số dược lực học (cả tiêu chí đánh giá chính, tiêu chí phụ, tác dụng phụ) và đặc điểm của quần thể người bệnh được nghiên cứu;
– Với đối tượng người bệnh là trẻ em: nêu tóm tắt các kết quả từ những nghiên cứu dược động học trên những nhóm tuổi trẻ em khác nhau và so sánh với người lớn (nếu có). Phải chỉ rõ các dạng bào chế được sử dụng cho các nghiên cứu dược động học trên trẻ em, nêu rõ các vấn đề không chắc chắn do giới hạn sử dụng trên người bệnh là trẻ em.
2. Quá liều và cách xử trí
a) Ghi cụ thể các triệu chứng và biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều: các triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc cấp tính và khả năng gây ra dị tật (nếu có);
b) Ghi cụ thể các biện pháp hoặc cách xử trí quá liều, bao gồm cả biện pháp theo dõi, sử dụng các thuốc kích thích, đối kháng, giải độc, phương pháp tăng cường thải trừ thuốc khỏi cơ thể. Trường hợp chưa có thông tin hoặc thông tin chưa đầy đủ thì ghi dòng chữ “tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời”;
c) Cung cấp thông tin chuyên biệt cho các đối tượng đặc biệt như: người cao tuổi, người có suy gan, suy thận, người bệnh có bệnh mắc kèm theo (nếu có);
d) Đối với người bệnh nhi: phải ghi các lưu ý dùng thuốc, khoảng nồng độ của thuốc chỉ dùng một liều duy nhất cũng có thể gây độc tính có nguy cơ tử vong (nếu có).
Điều 22. Dạng bào chế, số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, số giấy phép nhập khẩu
1. Dạng bào chế của thuốc
Ghi đúng dạng bào chế của thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký đã được Bộ Y tế phê duyệt. Dạng bào chế có thể ghi là: viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao đường; viên nang cứng, viên nang mềm; dung dịch tiêm; bột pha dung dịch tiêm, hỗn dịch tiêm, dung dịch đậm đặc pha tiêm, dung dịch hoặc hỗn dịch uống; thuốc đặt, thuốc bột uống, thuốc cốm hoặc các dạng thuốc khác theo quy định của Dược điển Việt Nam hiện hành và/hoặc các Dược điển quốc tế thông dụng khác.
2. Số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, số giấy phép nhập khẩu
a) Số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: ghi đầy đủ là “Số giấy đăng ký lưu hành” hoặc “Số giấy đăng ký” hoặc ghi tắt “SGĐK” hoặc “SĐK” kèm theo ký hiệu số đăng ký do Bộ Y tế quy định và cấp cho thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành.
b) Số giấy phép nhập khẩu: ghi đầy đủ “Số giấy phép nhập khẩu” hoặc ghi theo chữ viết tắt trên nhãn là “GPNK” kèm theo số giấy phép do đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế quy định và cấp cho thuốc lưu hành.
Điều 23. Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản
1. Số lô sản xuất
Số lô sản xuất được viết tắt là: “Số lô SX”, “Lô SX”, “LSX” hoặc “SLSX” kèm theo thông tin về ký hiệu số lô sản xuất. Thông tin và cấu trúc của ký hiệu số lô sản xuất do nhà sản xuất tự quy định.
2. Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng):
a) Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) được ghi đầy đủ “Ngày sản xuất”, “Hạn dùng” hoặc “Hạn sử dụng” hoặc được viết tắt bằng chữ in hoa là “NSX”, “HD” hoặc “HSD”, tiếp sau là thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc.
b) Ngày sản xuất, hạn dùng ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, riêng đối với chỉ số năm còn được phép ghi bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng và được phân cách giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu “/” (dd/mm/yy), “.” (dd.mm.yy), “-” (dd-mm-yy), dấu cách (dd mm yy) hoặc ghi liền nhau (ddmmyy).
Ví dụ: thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất vào ngày 05 tháng 07 năm 2015 và có hạn dùng 24 tháng (02 năm) thì thông tin ngày sản xuất, hạn dùng được ghi như sau:
– NSX: 050715, 05/07/15, 05.07.15, 05-07-15; hoặc NSX: 05072015, 05/07/2015, 05.07.2015, 05-07-2015;
– HD: 050717, 05/07/17, 05.07.17, 05-07-17; hoặc HD: 05072017, 05/07/2017, 05.07.2017, 05-07-2017.
c) Trường hợp bao bì ngoài của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít thì nhãn bao bì ngoài phải thể hiện như sau:
– Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít là như nhau thì ghi chung ngày sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì ngoài;
– Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít là khác nhau thì hạn dùng của thuốc được ghi theo hạn dùng đầy đủ của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm, bộ kít hoặc ghi hạn dùng của thuốc được tính theo hạn dùng ngắn nhất của thành phần trong bộ kít hoặc ống/lọ thuốc, dung môi pha tiêm.
d) Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế giữa lợi ích và nguy cơ hoặc thiếu nghiêm trọng nguồn cung ứng thuốc trong nước.
3. Cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng bằng tiếng nước ngoài:
– Trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất (NSX), hạn dùng (HD/HSD) xem “Mfg Date” “Exp Date” hoặc tương ứng nội dung chỉ ngày sản xuất, hạn dùng được ghi trên nhãn gốc;
– Trên nhãn tiếp xúc trực tiếp với thuốc ghi hạn dùng theo dạng tháng/năm (mm/yy, mm/yyyy) thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ phải ghi là “ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.
Ví dụ: Nhãn gốc ghi hạn dùng là 09/2015, thuốc có hạn dùng là 24 tháng, thì nhãn phụ phải ghi hạn dùng là ngày 30/09/2017.
– Trên nhãn ghi ngày sản xuất là ngày/tháng/năm (dd/mm/yy) hoặc tháng/ngày/năm (mm/dd/yy) nhưng hạn dùng ghi tháng/năm (mm/yy) thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ phải ghi ngày hết hạn của thuốc là “ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.
Ví dụ: Nhãn gốc ghi ngày sản xuất: 18/01/2015, hạn dùng: 01/2018; thì nhãn phụ ghi hạn dùng (ngày hết hạn): 31/01/2018.
b) Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể ghi các dãy số biểu thị cho số lô sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì trực tiếp và trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định.
c) Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng:
– Ghi rõ khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất;
– Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và thuốc dạng lỏng đa liều để uống hoặc dạng viên đóng chai, lọ có quy cách đóng gói lớn (nếu có);
– Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống;
4. Điều kiện bảo quản
Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ điều kiện bảo quản cần thiết về nhiệt độ (ghi bằng đơn vị Celcius, °C và phải ghi bằng số cụ thể) và các lưu ý về độ ẩm, ánh sáng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản và lưu thông (nếu có). Ví dụ: Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Phải ghi rõ các yêu cầu về thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đối với trường hợp sau khi mở nắp lần đầu, sau khi pha loãng hoặc sau khi pha lại thành dung dịch đối với các dạng thuốc có yêu cầu pha loãng trước khi sử dụng (nếu có).
Điều 24. Các dấu hiệu lưu ý
1. Nhãn bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi dòng chữ “Để xa tầm tay trẻ em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
2. Đối với thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn phải ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc trên bao bì ngoài. Dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” phải được ghi trên nhãn bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Trường hợp nhãn gốc chưa có ký hiệu “Rx” và thông tin thuốc kê đơn thì trên nhãn phụ phải thể hiện nội dung này.
Dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” còn có thể được ghi bằng các dòng chữ “Thuốc kê đơn” hoặc “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”.
3. Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khác
Ghi rõ các dấu hiệu lưu ý đối với từng loại thuốc như sau:
a) Thuốc tiêm: Trên nhãn thuốc tiêm phải ghi cụ thể đầy đủ hoặc ghi tắt đường dùng của thuốc tiêm như sau: tiêm bắp (tb), tiêm dưới da (tdd), tiêm tĩnh mạch (ttm), tiêm truyền tĩnh mạch (tttm) hoặc các cách tiêm cụ thể khác;
b) Thuốc nhỏ mắt, tra mắt ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mắt” hoặc “Thuốc tra mắt”; Thuốc nhỏ mũi ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mũi”; thuốc nhỏ tai ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ tai”;
c) Thuốc dùng ngoài da phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng ngoài”; Thuốc đóng ống để uống phải ghi dòng chữ “Không được tiêm”;
d) Thuốc hỗn dịch, thuốc bột, thuốc cốm đa liều dùng để uống có yêu cầu pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi dùng phải ghi rõ dòng chữ “Lắc kỹ trước khi dùng”;
4. Cách ghi các dấu hiệu lưu ý
a) Các dòng chữ, dấu hiệu lưu ý phải được in rõ ràng đậm nét trên nhãn bao bì ngoài, tờ hướng dẫn sử dụng và phải bảo đảm nhận biết được dễ dàng ở điều kiện quan sát thông thường.
b) Trường hợp một thuốc có nhiều dấu hiệu cần lưu ý, phải ghi đầy đủ các dấu hiệu lưu ý đó.
c) Trường hợp thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu để lưu hành trong nước mà trên nhãn gốc chưa ghi các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo theo quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thì trên nhãn phụ và tờ hướng dẫn sử dụng phải thể hiện đầy đủ các dấu hiệu lưu ý đó.
d) Khuyến khích ghi các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khác quy định tại khoản 3 Điều này trên nhãn bao bì trực tiếp.
Điều 25. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước:
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc lưu hành trên thị trường.
– Trường hợp thuốc cổ truyền do bệnh viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền chế biến, bào chế quy định tại khoản 1, khoản 1 Điều 70 Luật Dược thì ghi tên, địa chỉ của bệnh viện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền đó.
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cỡ chữ ghi tên của cơ sở sản xuất không được nhỏ hơn tên của cơ sở nhập khẩu, phân phối và các cơ sở khác có liên quan đến thuốc (nếu có).
c) Thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì ghi tên, địa chỉ của tất cả cơ sở tham gia sản xuất thuốc. Tên của các cơ sở tham gia vào sản xuất thuốc phải ghi với cùng cỡ chữ và ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng).
d) Thuốc được sản xuất nhượng quyền thì phải ghi: “Sản xuất theo nhượng quyền của: (ghi tên cơ sở nhượng quyền) tại: (ghi tên cơ sở nhận nhượng quyền)” và địa chỉ của cơ sở nhận nhượng quyền. Tên, địa chỉ của cơ sở nhượng quyền phải có cùng cỡ chữ và được ghi ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng) với cơ sở nhận nhượng quyền.
đ) Thuốc sản xuất gia công thì ghi: “Sản xuất tại: (ghi tên bên nhận gia công) theo hợp đồng với: (ghi tên bên đặt gia công)” và địa chỉ của bên nhận gia công. Tên, địa chỉ của cơ sở nhận gia công phải có cùng cỡ chữ và được ghi ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng) với cơ sở đặt gia công.
2. Cách ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ của cơ sở theo đúng tên, địa chỉ ghi trong các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập cơ sở đó. Có thể ghi thêm tên giao dịch bên cạnh tên đầy đủ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc nhưng kích thước không được lớn hơn tên đầy đủ.
b) Tên tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng không được viết tắt, trừ điểm đ khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
c) Địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở đóng gói, cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng lô, cơ sở nhận nhượng quyền, cơ sở nhận gia công, cơ sở phân phối thuốc: Ghi đầy đủ theo số nhà, đường phố (thôn, xóm), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), tên nước sản xuất (nếu là thuốc nhập khẩu). Trường hợp thuốc nhập khẩu thì ghi địa chỉ nhà sản xuất hoặc các cơ sở nước ngoài khác có liên quan đến thuốc theo cách ghi địa chỉ được nêu trong các tài liệu pháp lý có liên quan đến thuốc như: giấy chứng nhận sản phẩm dược, giấy chứng nhận bán tự do, giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc hoặc các giấy tờ pháp lý khác.
3. Cách ghi tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thuốc
a) Ngoài tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này, nhãn thuốc có thể ghi tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thuốc như: cơ sở đăng ký thuốc, công ty phân phối thuốc, công ty sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc tên các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thuốc và phải ghi rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ sở này đối với thuốc;
b) Tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thuốc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ghi trên nhãn có kích thước không được lớn hơn tên, địa chỉ hoặc biểu trưng (logo) của cơ sở sản xuất trừ trường hợp tổ chức này chứng minh được mình là chủ sở hữu sản phẩm;
c) Trường hợp trên nhãn có ghi tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của công ty phân phối thuốc thì tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của công ty phân phối không được có kích thước lớn hơn tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của cơ sở sản xuất;
d) Nếu cơ sở sản xuất thuốc là thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép, nhưng vẫn phải ghi địa chỉ nơi sản xuất ra thuốc.
Ví dụ: thuốc sản xuất tại chi nhánh công ty ở địa chỉ A thuộc công ty B thì trên nhãn có quyền ghi “Công ty B, Chi nhánh công ty, sản xuất tại địa chỉ A”.
Điều 26 Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Xác định xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định theo quy định Luật Thương mại, các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Cách ghi xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được ghi trên bao bì ngoài hoặc bao bì trực tiếp của thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:
a) Ghi cụm từ “xuất xứ:” , “sản xuất tại:” hoặc “sản xuất bởi:” kèm theo tên nước bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong trường hợp dịch ra tiếng Việt không có ý nghĩa hoặc không dịch ra được tiếng Việt.
b) Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có xuất xứ cùng với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì chỉ yêu cầu ghi tên nước sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong trường hợp dịch ra tiếng Việt không có ý nghĩa hoặc không dịch ra được.
c) Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có xuất xứ khác quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì phải ghi đầy đủ thông tin xuất xứ của thuốc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại Việt Nam để lưu hành trong nước đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó thì không yêu cầu phải ghi xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 27. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc ghi mã số mã vạch hoặc dán tem chống hàng giả và các nội dung có tính chất bảo mật, chống hàng giả có liên quan đến sản phẩm trên nhãn thuốc để phòng chống hàng giả hoặc dễ dàng nhận biết sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc được phép ghi lên nhãn những nội dung khác ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Thông tư này. Những nội dung ghi thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất và công dụng của thuốc, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc và phải bảo đảm các nội dung bắt buộc đúng như nhãn đã được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế phê duyệt.

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu Iực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Khuyến khích các đơn vị triển khai thực hiện Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
1. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu theo đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký thực hiện ghi nhãn theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 hoặc Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc và được cấp phép lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu hành với mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng đã được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt cho đến hết hạn dùng của thuốc và cho đến hết hiệu lực của giấy phép lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc.
2. Các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký đã nộp tại các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế nhưng chưa được cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xem xét như sau:
c) Cơ sở đăng ký thuốc, nhập khẩu thuốc được phép bổ sung hồ sơ về nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Thông tư này để được xem xét thẩm định và cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký.
b) Trường hợp không bổ sung hồ sơ thì được xem xét nội dung nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng để thẩm định theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 hoặc Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc để cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở chịu trách nhiệm ghi nhãn thuốc có trách nhiệm cập nhật nội dung nhãn, hướng dẫn sử dụng theo quy định của Thông tư này dưới hình thức đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư quy định việc đăng ký thuốc, nguyen liệu làm thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 30. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng công ty dược Việt Nam, các cơ sở sản xuất, đăng ký thuốc trong nước hoặc nước ngoài có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Pháp chế);
– Bộ Công Thương;
– Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan);
– Các Bộ: Bộ Công an (Cục Y tế), Bộ Quốc phòng (Cục Quân y); Bộ Giao thông vận tải (Cục Y tế);
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ – Bộ Y tế;
– Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
– Tổng Công ty Dược Việt Nam
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Các cơ sở sản xuất, đăng ký thuốc tại Việt Nam;
– Lưu: VT, PC, QLD (3b).
 BỘ TRƯỞNG

 

VĂN BẢN DẠNG WORD: Du thao nhan thuoc Aug 2016

Dự thảo 2 thông tư ghi nhãn

Dự thảo 2 thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyện liệu làm thuốc

THÔNG TƯ
Quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về nội dung, cách ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm làm thuốc lưu hành trên thị trường.
2. Thông tư này không áp dụng đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc không lưu hành trên thị trường thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu trong các trường hợp quy định tại điểm c, d, e, g, h và i khoản 2 Điều 60 Luật Dược;
b) Nguyên liệu làm thuốc là dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 60 Luật Dược.
3. Khuyến khích triển khai thực hiện ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Thông tư này đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in, dập trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng và nhãn phụ.
2. Ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết và chủ yếu về thuốc, nguyên liệu làm thuốc lên nhãn giúp tổ chức, cá nhân sử dụng nhận biết, lựa chọn đúng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý.
3. Nhãn gốc của thuốc, nguyên liệu làm thuốc là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn trên thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
4. Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được lưu hành cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc bao gồm bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, bao bì ngoài hoặc có thể có thêm bao bì trung gian (nếu có).
5. Bao bì thương phẩm của nguyên liệu làm thuốc là bao bì chứa đựng nguyên liệu làm thuốc. Bao bì thương phẩm của nguyên liệu làm thuốc bao gồm bao bì trực tiếp, có thể có thêm bao bì ngoài.
6. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bao bì chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
7. Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
8. Bao bì trung gian là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc có bao bì trực tiếp và nằm trong bao bì ngoài của thuốc.
9. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc là tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký, cơ sở nhập khẩu, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
10. Quy cách đóng gói của thuốc, nguyên liệu làm thuốc là lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực hay số lượng theo số đếm trong một đơn vị đóng gói.
11. Số lô sản xuất là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả số và chữ nhằm nhận biết lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của một lô thuốc, lô nguyên liệu làm thuốc bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, các hoạt động kiểm tra chất lượng và lưu hành lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó.
12. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc, trong đó ghi các thông tin cần thiết về cách sử dụng và các điều kiện cần thiết khác để thầy thuốc và, hoặc người sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
13. Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là ký hiệu bao gồm các chữ và số được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế quy định cho một thuốc, nguyên liệu làm thuốc để chứng nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó đã được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
14. Số giấy phép nhập khẩu là ký hiệu bao gồm các chữ và số ghi trên giấy phép nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Điều 3. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại Việt Nam:
a) Cơ sở đăng ký và/hoặc cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc để lưu hành trong nước chịu trách nhiệm ghi nhãn;
b) Cơ sở sản xuất và/hoặc cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để xuất khẩu chịu trách nhiệm ghi nhãn;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Luật Dược chịu trách nhiệm ghi nhãn.
2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu để lưu hành trong nước:
a) Cơ sở nhập khẩu, đăng ký và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chịu trách nhiệm ghi nhãn đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Cơ sở nhập khẩu và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chịu trách nhiệm ghi nhãn đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
3. Nội dung ghi trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và theo đúng hồ sơ đăng ký lưu hành hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Điều 4. Vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được thể hiện trên bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc của nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 5. Kích thước và hình thức nhãn
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc tự xác định kích thước và hình thức của nhãn thuốc, nhãn nguyên liệu làm thuốc nhưng phải bảo đảm các cầu sau đây:
1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định của Thông tư này.
2. Hình thức, nội dung ghi trên nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận biết bằng mắt ở điều kiện quan sát thông thường.
Điều 6. Ngôn ngữ ghi trên nhãn và bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái Latinh:
a) Tên thuốc là tên biệt dược, tên gốc hoặc tên chung quốc tế của thuốc;
b) Tên gốc, tên chung quốc tế của nguyên liệu làm thuốc;
c) Tên, địa chỉ cơ sở nước ngoài đăng ký, sản xuất, nhượng quyền, gia công sản xuất, sở hữu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước để lưu hành trên thị trường phải ghi nhãn bằng tiếng Việt theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp có yêu cầu ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác thì nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung bằng tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơn nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để lưu hành trên thị trường Việt Nam ghi nhãn theo một trong hai cách sau đây:
a) Ghi nhãn gốc với đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Thông tư này. Ngoài nội dung bằng tiếng Việt có thể ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác. Cùng một nội dung trên nhãn thì kích thước chữ của ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ tiếng Việt.
b) Ghi nhãn phụ với đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc chưa có hoặc thể hiện chưa đủ theo quy định tại Thông tư này.
4. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu mà nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì cơ sở nhập khẩu được phép thông quan thuốc, nguyên liệu làm thuốc để thực hiện bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường.
5. Thuốc nhập khẩu mà bao bì thương phẩm của thuốc chưa có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt kèm theo hoặc tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt chưa đáp ứng các nội dung theo quy định thì cơ sở nhập khẩu thuốc được phép thông quan để thực hiện bổ sung tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này trước khi đưa thuốc ra lưu hành trên thị trường.
6. Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước để xuất khẩu mà tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì cơ sở sản xuất và xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của thuốc, nguyên liệu làm thuốc không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
7. Việc bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này được thực hiện tại cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc trong kho bảo quản thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) của cơ sở nhập khẩu có chức năng nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc làm dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Việc thực hiện bổ sung nhãn phụ, tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt phải bảo đảm không làm ảnh hướng đến chất lượng, bao bì thương phẩm của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương II
NỘI DUNG CỦA NHÃN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Mục 1
NỘI DUNG BẮT BUỘC THỂ HIỆN TRÊN NHÃN
BAO BÌ THƯƠNG PHẨM, NHÃN PHỤ
Điều 8. Nhãn bao bì ngoài
1. Nhãn bao bì ngoài của thuốc thành phẩm phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Dạng bào chế;
c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc ghi theo quy định sau đây:
– Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của hoạt chất ở dạng tính liều, có thể ghi cả dạng muối của hoạt chất (nếu có) đối với một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc ghi thành phần và hàm lượng của tá dược;
– Đối với thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và bí mật gia truyền theo quy định được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu trong công thuốc và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền” trong trường hợp không thể hiện đầy đủ các thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu trong công thức thuốc.
d) Quy cách đóng gói;
đ) Chỉ định (hoặc chủ trị đối với thuốc cổ truyền), cách dùng, chống chỉ định của thuốc được ghi theo quy định sau đây:
– Ghi đầy đủ thông tin về chỉ định, cách dùng và chống chỉ định của thuốc, hoặc;
– Ghi mục chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, không bắt buộc ghi chi tiết các nội dung ở các mục này trên nhãn.
e) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
g) Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc, điều kiện bảo quản của thuốc;
h) Các khuyến cáo và dấu hiệu lưu ý khi dùng thuốc;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc; tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu);
k) Xuất xứ của thuốc.
2. Trường hợp nhãn bao bì ngoài của thuốc có kích thước nhỏ không thể hiện được tất cả nội dung bắt buộc thì phải ghi các nội dung sau:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung bắt buộc khác còn thiếu phải được ghi trên nhãn phụ theo quy định tại Thông tư này hoặc trên nhãn phải chỉ rõ nơi ghi các nội dung còn thiếu.
3. Đối với nguyên liệu làm thuốc:
Nhãn nguyên liệu làm thuốc phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên nguyên liệu làm thuốc, đối với dược liệu phải ghi kèm theo tên Latinh của dược liệu;
b) Hàm lượng hoặc nồng độ (nếu có), khối lượng tịnh hoặc thể tích tịnh của nguyên liệu làm thuốc trong một đơn vị đóng gói;
c) Tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu;
d) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
đ) Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản của nguyên liệu;
e) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất nguyên liệu; tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu nguyên liệu (đối với nguyên liệu nhập khẩu);
g) Xuất xứ của nguyên liệu làm thuốc.
4. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong một số trường hợp đặc biệt:
Nguyên liệu làm thuốc có chứa dược chất là chất gây nghiện phải có chữ “Thuốc gây nghiện”, có chứa dược chất hướng tâm thần phải có chữ “Thuốc hướng tâm thần”, có chứa dược chất là tiền chất phải có chữ “Tiền chất dùng làm thuốc” trên nhãn nguyên liệu làm thuốc.
Các chữ “Thuốc gây nghiện”, “Thuốc hướng tâm thần”, “Tiền chất dùng làm thuốc” được in đậm trong khung tại góc trên bên phải của nhãn.
Điều 9. Nhãn bao bì trung gian
1. Nhãn bao bì trung gian của thuốc thành phẩm phải ghi tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Số lô sản xuất, hạn dùng.
2. Trường hợp bao bì trung gian là chất liệu trong suốt có thể nhìn thấy các thông tin ghi trên nhãn trực tiếp thì bao bì trung gian không yêu cầu phải ghi các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
a) Tên thuốc;
b) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc ghi theo quy định sau đây:
– Thuốc có phối hợp nhiều hơn 03 (ba) hoạt chất: không bắt buộc phải ghi thành phần hoạt chất, tá dược và hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, tá dược. Trường hợp có ghi thành phần, hàm lượng của hoạt chất thì phải ghi đầy đủ thành phần, hàm lượng của từng hoạt chất;
– Thuốc ở dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 03 (ba) hoạt chất: Phải ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
c) Thể tích hoặc khối lượng (không áp dụng đối với dạng thuốc viên, thuốc bột pha tiêm, nhãn vỉ);
d) Số lô sản xuất, hạn dùng;
đ) Tên cơ sở sản xuất: tên cơ sở sản xuất có thể ghi theo tên viết tắt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh nhưng phải bảo đảm nhận diện được tên cơ sở sản xuất. Trường hợp thuốc có nhiều cơ sở tham gia sản xuất, có thể ghi theo một trong 2 cách sau đây:
– Ghi đầy đủ các cơ sở tham gia sản xuất thuốc thành phẩm;
– Ghi tên cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng lô thuốc.
2. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu làm thuốc
Nguyên liệu làm thuốc đã có bao bì ngoài ghi đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 và 4 Điều 8 Thông tư này không yêu cầu phải ghi nhãn trên bao bì trực tiếp;
3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không có bao bì ngoài thì bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung của nhãn bao bì ngoài quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 11. Nhãn phụ
1. Nhãn phụ phải ghi toàn bộ các nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
2. Trường hợp nhãn phụ có kích thước nhỏ không thể ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu thì phải ghi tối thiểu:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 8 đối với thuốc. Các nội dung khác phải ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng và trên nhãn phải ghi dòng chữ: “Các thông tin khác đề nghị xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo” và coi phần ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được chỉ ra trên nhãn phụ là một phần của nhãn phụ.
b) Các nội dung quy định tại điểm a, c, d, đ, e và g khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư này đối với nguyên liệu làm thuốc.
3. Cách ghi nhãn phụ
Nhãn phụ được ghi theo một trong hai cách sau:
a) Ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu;
b) Ghi tên các mục bằng tiếng Việt mà nhãn gốc còn thiếu và chỉ rõ vị trí mang các nội dung này đã có trên nhãn gốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng.
4. Nhãn phụ phải được gắn, dán chắc chắn lên bao bì ngoài của thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp không có bao bì ngoài và không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Điều 12. Nhãn thuốc cổ truyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Luật Dược
1. Nhãn bao bì ngoài
Nhãn bao bì ngoài của thuốc cổ truyền phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chế biến, bào chế thuốc cổ truyền.
2. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
b) Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chế biến, bào chế thuốc cổ truyền.
Mục 2
NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG TỜ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

Điều 13. Yêu cầu chung của Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Thuốc lưu hành trên thị trường và thuốc cổ truyền theo quy định tại Điều 12 Thông tư này phải có Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, trừ thuốc cổ truyền chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ trực tiếp theo đơn tại chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
2. Thuốc có cùng tên thuốc, cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng chỉ định và cùng nhà sản xuất nhưng có nhiều hàm lượng hoặc nồng độ khác nhau và cùng được phép lưu hành thì có thể ghi chung trong một tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Trường hợp có nội dung khác nhau giữa các hàm lượng, nồng độ thuốc phải ghi cụ thể cho từng hàm lượng, nồng độ đó.
3. Kích thước, màu sắc của chữ ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải rõ ràng, bảo đảm đọc được nội dung bằng mắt ở điều kiện quan sát thông thường. Mỗi bao bì thương phẩm phải kèm theo tối thiểu 01 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt.
Điều 14. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc được trình bày theo các nội dung sau:
1. Tên thuốc.
2. Các câu khuyến cáo: Ghi ngay dưới tên thuốc các câu khuyến cáo sau đây:
a) “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, “Để xa tầm tay trẻ em”, “Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”;
b) Đối với thuốc kê đơn: phải ghi dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” hoặc có thể được ghi bằng các dòng chữ “Thuốc kê đơn” hoặc “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”.
3. Thành phần công thức thuốc
a) Ghi đầy đủ các thành phần hoạt chất, tá dược và ghi rõ hàm lượng (nồng độ) của từng hoạt chất (bao gồm cả dạng muối hoặc dạng ngậm nước của hoạt chất, nếu có), dược liệu, cao chiết từ dược liệu cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc ghi hàm lượng hoặc nồng độ của tá dược, không bắt buộc ghi tên thành phần tá dược bay hơi hoặc mất đi trong quá trình sản xuất;
b) Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: ghi đầy đủ tên tiếng Việt và tên Latinh (khoa học) của dược liệu, cao dược liệu.
4. Dạng bào chế.
5. Quy cách đóng gói.
6. Các đặc tính dược lực học, dược động học áp dụng đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin, thuốc phóng xạ.
7. Chỉ định (hoặc công năng, chủ trị đối với thuốc cổ truyền), liều dùng, cách dùng, chống chỉ định.
8. Các trường hợp thận trọng khi dùng thuốc.
9. Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác.
10. Tác dụng không mong muốn.
11. Quá liều và cách xử trí.
12. Các dấu hiệu cần lưu ý và khuyến cáo.
13. Điều kiện bảo quản, hạn dùng của thuốc.
14. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất.
15. Ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: là ngày được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt khi cấp số đăng ký lưu hành thuốc hoặc ngày phê duyệt các nội dung thay đổi, cập nhật tờ hướng dẫn sử dụng gần nhất.

Chương III
CÁCH GHI NHÃN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 15. Tên thuốc, tên nguyên liệu làm thuốc
1. Tên thuốc do cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc tự đặt. Tên nguyên liệu làm thuốc được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế của nguyên liệu làm thuốc.
2. Tên thuốc được ghép từ các chữ cái, có thể có các chữ số kèm theo, không phân biệt chữ hoa, chữ thường. Đối với các thuốc có cùng tên thuốc, cùng nhà sản xuất, cùng dạng bào chế nhưng có nhiều hàm lượng, nồng độ khác nhau thì tên thuốc có thể ghi kèm theo hàm lượng, nồng độ tương ứng ngay cạnh tên thuốc để dễ dàng nhận biết và phân biệt.
3. Chữ viết tên thuốc trên nhãn phải đậm nét, nổi bật và bảo đảm dễ dàng nhận biết được đúng tên thuốc nhưng không được làm hiểu sai lệch và quảng cáo không đúng hoặc quá mức về bản chất và công dụng của thuốc.
Điều 16. Thành phần công thức thuốc
1. Tên hoạt chất, tá dược
a) Tên hoạt chất, tá dược:
Tên hoạt chất, tá dược và các thành phần khác trong công thức thuốc được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
b) Tên dược liệu:
– Ghi theo tên thông dụng bằng tiếng Việt của dược liệu (có thể ghi kèm theo tên Latinh). Tên dược liệu có thể dùng tên quy ước để chỉ tên dược liệu, hoặc dùng tên gốc của cây, con làm thuốc đó để làm tên dược liệu.
– Tên quy ước của dược liệu là tên riêng của vị thuốc đã được dùng trong y học cổ truyền. Ví dụ: Phù bình, Bạch giới tử, Hương phụ.
– Ghi rõ bộ phận dùng làm thuốc của dược liệu trong trường hợp cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc khác nhau.
– Tên dược liệu, cao chiết từ dược liệu bằng tiếng Việt tại mục thành phần công thức của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi kèm theo tên Latinh (tên khoa học) của dược liệu, cao chiết từ dược liệu, không bắt buộc ghi tên Latinh của thành phần dược liệu, cao chiết từ dược liệu trên nhãn thuốc.
c) Tên cao chiết từ dược liệu:
– Cao dược liệu ghi theo tên tiếng Việt (có thể ghi kèm theo tên Latinh của dược liệu). Trường hợp cao dược liệu nhập khẩu không dịch ra tiếng Việt được thì ghi cao dược liệu theo tên của nước xuất khẩu (hoặc nước sản xuất) kèm theo tên Latinh;
– Cao dược liệu phải ghi rõ loại cao chiết theo quy định của Dược điển Việt Nam gồm có 3 loại là: cao lỏng, cao đặc hoặc cao khô. Đối với nhãn nguyên liệu là cao đặc hoặc cao khô trong thành phần có phối hợp thêm tá dược, chất bảo quản (nếu có), trên nhãn phải ghi rõ tên tá dược, chất bảo quản và số lượng tá dược, chất bảo quản thêm vào trong thành phần cao (tỷ lệ %);
– Nếu dược liệu đã xác định được dược chất hoặc nhóm hợp chất thì ghi cao dược liệu kèm theo hàm lượng (%) của dược chất hoặc nhóm hợp chất định lượng được quy định theo từng dược liệu riêng;
– Trường hợp dược liệu chưa nhận dạng được dược chất hoặc nhóm dược chất thì cao dược liệu phải ghi kèm theo lượng dược liệu ban đầu tương ứng.
– Khi sử dụng dung môi chiết xuất dược liệu để sản xuất cao nếu không phải là dung môi cồn (ethanol), nước hay hỗn hợp cồn (ethanol)-nước thì cao dược liệu phải ghi kèm theo tên dung môi chiết xuất.
d) Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
– Thuốc sản xuất từ cao dược liệu (cao dược liệu đơn chất, cao dược liệu chuẩn hóa theo quy định của Dược điển) hoặc hỗn hợp các cao dược liệu thì ghi thành phần theo cao dược liệu hoặc hỗn hợp cao dược liệu kèm theo tên dược liệu và lượng dược liệu tương ứng chiết xuất thành cao chiết.
– Thuốc sản xuất từ dược liệu: Ghi tên thành phần dược liệu là tên tiếng Việt, trường hợp thuốc nhập khẩu có thành phần dược liệu không có tên tiếng Việt thì ghi theo tên của nước xuất khẩu (sản xuất) kèm theo tên Latinh (tên khoa học) của dược liệu;
2. Cách ghi hàm lượng, nồng độ thành phần công thức thuốc
a) Ghi đầy đủ thành phần dược chất, hàm lượng hoặc nồng độ của từng dược chất bao gồm cả dạng muối của hoạt chất (nếu có) tương ứng cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, cụ thể như sau:
– Đối với thuốc có phân liều: hàm lượng dược chất được tính trên một đơn vị liều. Đơn vị liều có thể là một viên, một gói, một thể tích xác định thuốc (nếu thuốc ở dạng lỏng), một khối lượng xác định thuốc (nếu thuốc ở dạng rắn). Khi thuốc được bào chế dưới dạng lỏng (bao gồm dung dịch, sirô thuốc, cồn thuốc và các dạng tương tự khác) có thể biểu thị hàm lượng dược chất dưới dạng nồng độ phần trăm (khối lượng/thể tích); nếu dược chất ở dạng lỏng và không có yêu cầu định lượng chính xác nồng độ hoạt chất này trong dung dịch thuốc thì ghi hàm lượng dược chất dưới dạng nồng độ phần trăm (thể tích/thể tích), ví dụ: các dược chất là tinh dầu khi kiểm tra chất lượng thành phẩm thuốc không có quy định phải định lượng chính xác hàm lượng từng tinh dầu này có trong thuốc);
– Đối với thuốc không phân liều (thuốc khi dùng không cần xác định chính xác liều, như: thuốc dùng ngoài, thuốc kem, mỡ bôi ngoài da, thuốc dán tác dụng tại chỗ và các dạng tương tự khác): Hàm lượng dược chất được tính trên một khối lượng xác định thuốc đối với thuốc dạng rắn hoặc bán rắn, một thể tích xác định thuốc đối với thuốc dạng lỏng, một diện tích xác định đối với thuốc dán ngoài da. Ví dụ: mỗi 1g/ml, mỗi 10mg/ml, mỗi 100mg/ml, mỗi miếng dán (cm2) chứa lượng dược chất (g hoặc mg).
b) Đối với các dạng thuốc đa liều: ghi đầy đủ thành phần và nồng độ hoặc hàm lượng của dược chất.
3. Đơn vị đo lường biểu thị hàm lượng, nồng độ
Hàm lượng, nồng độ được tính theo đơn vị khối lượng, đơn vị thể tích, đơn vị hoạt lực hoặc theo các đơn vị thông dụng khác, như sau:
a) Đơn vị đo khối lượng: dùng đơn vị gam (viết tắt là g), miligam (viết tắt là mg), microgam (viết tắt là μg hoặc mcg) hoặc kilôgam (viết tắt là kg) nếu thuốc có khối lượng lớn;
b) Đơn vị đo thể tích: dùng đơn vị mililít (viết tắt là ml), microlít (viết tắt là μl), hoặc lít (viết tắt là l hoặc L) nếu thuốc có thể tích lớn. Nếu khối lượng nhỏ hơn 1mg, thể tích nhỏ hơn 1ml thì viết dưới dạng số thập phân (ví dụ: 25mg; 0,5ml).
c) Các đơn vị đo lường khác:
– Có thể dùng các đơn vị hoạt lực theo quy định quốc tế cho một số dược chất đặc biệt;
– Các đơn vị đo lường được quốc tế hóa và dùng thông dụng trong ngành y tế như IU và các đơn vị hoạt lực khác theo quy ước quốc tế đối với một số dược chất đặc biệt khi dịch ra tiếng Việt có thể gây hiểu nhầm trong cách sử dụng thì có thể giữ nguyên cách ghi không cần dịch ra tiếng Việt.
Điều 17. Quy cách đóng gói
1. Cách ghi quy cách đóng gói:
Quy cách đóng gói của thuốc được ghi theo số đếm tự nhiên về số lượng, khối lượng, thể tích của thuốc chứa đựng trong bao bì thương phẩm hoặc một đơn vị đóng gói của thuốc phù hợp cho từng dạng thuốc như sau đây:
a) Thuốc dạng viên: ghi số lượng viên. Trường hợp thuốc viên hoàn cứng có thể ghi khối lượng tịnh cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất;
b) Thuốc dạng mỡ, gel, bột, cốm, nguyên liệu làm thuốc: ghi theo khối lượng trong một đơn vị đóng gói;
c) Thuốc dạng bột hoặc cốm đa liều, dạng bột đông khô có yêu cầu pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi dùng: ghi khối lượng.
d) Thuốc dạng lỏng: ghi thể tích trong một đơn vị đóng gói.
2. Quy cách đóng gói tối đa đối với các thuốc phân liều được quy định như sau:
a) Không quá 200 viên trong một đơn vị là chai, lọ hoặc một đơn vị bao bì ngoài chứa vỉ đối với thuốc ở dạng viên. Trường hợp thuốc có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất thì quy cách đóng gói tối đa không quá 100 viên trong một đơn vị đóng gói của bao bì ngoài;
b) Không quá 25 lọ, ống hoặc bơm tiêm chứa thuốc đối với dạng thuốc tiêm đơn liều;
c) Không quá 10 liều trong một chai hoặc lọ đối với dạng thuốc tiêm đa liều;
d) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với thuốc dạng lỏng để uống;
đ) Không quá 200 liều đối với thuốc dạng xịt hoặc khí dung;
e) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với các dạng thuốc khác.
3. Không áp dụng về quy cách đóng gói tối đa quy định tại khoản 2 Điều này đối với các loại thuốc sau đây:
a) Các dạng thuốc dùng ngoài da;
b) Thuốc viên hoàn cứng;
c) Thuốc thành phẩm cung cấp cho bệnh viện (trừ thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất) và trên bao bì ngoài của thuốc phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho bệnh viện”.
4. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm của thuốc có nhiều đơn vị đóng gói thì phải ghi cụ thể định lượng của từng đơn vị đóng gói và số lượng đơn vị đóng gói.
Điều 18. Chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc
1. Chỉ định
Chỉ định của thuốc phải phù hợp với công dụng, dạng bào chế, đường dùng của thuốc. Thông tin về chỉ định phải rõ ràng, cụ thể và phải nêu được:
a) Mục đích sử dụng thuốc: ghi rõ thuốc được sử dụng với mục đích dự phòng, chẩn đoán, hay điều trị bệnh;
b) Đối tượng sử dụng thuốc: ghi rõ chỉ định hoặc giới hạn chỉ định cho từng nhóm đối tượng sử dụng nhất định (nếu có), có thể phân loại theo nhóm tuổi hoặc lứa tuổi hoặc giới hạn nhóm tuổi cụ thể;
c) Các điều kiện bổ sung để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả (nếu có), ví dụ: trong quá trình điều trị, cần phải phối hợp với các thuốc hoặc phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
2. Cách dùng, liều dùng
Phải ghi rõ đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc và các lưu ý đặc biệt khác khi dùng thuốc (nếu có).
a) Cách dùng:
Cách dùng thuốc phải ghi rõ đường dùng, thời gian dùng và cách dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất:
– Đối với thuốc tiêm phải ghi rõ cách pha chế hoặc hoàn nguyên để tiêm, ghi rõ đường tiêm và cách tiêm: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, tiêm dưới da, tiêm dưới da sâu hay tiêm bắp sâu và các trường hợp tiêm khác; ghi rõ thông tin về tốc độ tiêm hoặc truyền (nếu có yêu cầu);
– Thuốc uống dạng lỏng đóng ống phải ghi rõ dòng chữ “Không được tiêm”;
– Thuốc bột hoặc thuốc cốm đa liều dùng để uống có yêu cầu pha thành dạng lỏng trước khi dùng, thuốc hỗn dịch phải ghi rõ dòng chữ “Lắc kỹ trước khi dùng”;
– Thuốc thang: phải ghi rõ cách dùng thuốc, cách uống (nước dùng để sắc, dụng cụ sắc, cách sắc, cách ngâm rượu, nhiệt độ và thời gian sắc hoặc ngâm), các thông tin về kiêng kị và các lưu ý khi dùng thuốc thang.
b) Liều dùng:
– Liều dùng phải ghi rõ liều khuyến cáo cho từng chỉ định, từng đường dùng và phương pháp dùng thuốc, khoảng thời gian và thời điểm giữa các lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất (ví dụ: uống với nhiều nước, uống trước khi ăn);
– Ghi rõ liều dùng và cách dùng cho người lớn, cho trẻ em (nếu có). Liều dùng cho trẻ em phải ghi rõ cho từng nhóm tuổi hoặc theo cân nặng;
– Ghi rõ tổng liều dùng tối thiểu, tổng liều dùng tối đa được khuyến cáo, ghi rõ giới hạn về thời gian sử dụng thuốc (nếu có);
– Ghi rõ các trường hợp phải điều chỉnh liều cho các đối tượng sử dụng đặc biệt (nếu có) như: trẻ em, người cao tuổi, người bệnh có suy thận, người bệnh có suy gan và các trường hợp khác;
c) Đối với thuốc hóa dược kê đơn:
Thuốc hóa dược kê đơn phải bổ sung các thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc cho trẻ em, các đối tượng đặc biệt và các khuyến cáo cần thiết khác (nếu có), cụ thể như sau:
– Liều dùng phải được ghi cụ thể theo từng nhóm tuổi. Liều được tính theo cân nặng hoặc diện tích bề mặt cơ thể (mg/kg hoặc mg/m2) hoặc liều được chia thành các khoảng cách đưa liều tương ứng. Thuốc được sử dụng cho trẻ em với chỉ định tương tự người lớn, liều dùng và cách dùng thuốc cho trẻ em phải được ghi cụ thể;
– Trường hợp thuốc không sẵn có dạng bào chế cho trẻ em, phải cung cấp thông tin về pha chế dạng thuốc dành cho trẻ em từ bao nhiêu tuổi sử dụng sau khi pha chế theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
– Trường hợp thuốc không có chỉ định cho một hoặc tất cả các nhóm tuổi trẻ em, liều dùng và cách dùng phải được ghi rõ theo một trong các cách trình bày sau:
+ Độ an toàn và hiệu quả của thuốc dùng cho trẻ em trong từng độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) chưa được chứng minh;
+ Thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em trong các độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ giới tính, cân nặng) do các vấn đề liên quan đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc;
+ Không nên sử dụng thuốc trên đối tượng người bệnh là trẻ em trong độ tuổi nhất định (tính theo tháng hoặc năm), (hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác, ví dụ theo giới tính, cân nặng) với chỉ định nhất định của thuốc.
– Các trường hợp khuyến cáo cần thiết về liều dùng và cách dùng thuốc (nếu có):
+ Khi ngừng dùng thuốc, quên uống một liều thuốc, sử dụng thuốc cùng thức ăn và nước uống, tái sử dụng thuốc sau một đợt điều trị;
+ Hiệu chỉnh liều khi sử dụng đồng thời các thuốc khác, hiệu chỉnh liều phù hợp với tình trạng của người bệnh (phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng và, hoặc các kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan của người bệnh tương ứng với mức liều được hiệu chỉnh);
+ Các biện pháp dự phòng một số phản ứng có hại cụ thể (ví dụ uống thuốc chống nôn trước khi sử dụng thuốc điều trị ung thư), những phản ứng có hại không nghiêm trọng nhưng thường gặp với liều khởi đầu;
+ Các khuyến cáo đặc biệt về thao tác hoặc cách đưa thuốc cho cán bộ y tế hoặc người bệnh khi sử dụng thuốc (nếu có), thông tin về các cách đưa thuốc khác, đặc biệt là thuốc đưa qua đường xông dạ dày (trong trường hợp có thông tin), đối với thuốc dùng theo đường ngoài đường tiêu hóa, cần nêu rõ thông tin tốc độ tiêm hoặc truyền thuốc.
3. Chống chỉ định của thuốc
Thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc. Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Điều 19. Thận trọng
1. Thận trọng khi dùng thuốc
a) Phải ghi rõ cách phòng ngừa, thận trọng khi sử dụng thuốc, các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc, các khuyến cáo đặc biệt khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (nếu có thông tin) theo quy định sau đây:
b) Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc
– Các xét nghiệm hoặc tình trạng của người bệnh cần đánh giá trước khi sử dụng thuốc, các biện pháp cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phản ứng có hại cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc;
– Các phản ứng có hại nghiêm trọng cần cảnh báo cho cán bộ y tế;
– Các biện pháp dự phòng và phát hiện sớm các triệu chứng của phản ứng có hại nghiêm trọng;
– Các nguy cơ liên quan đến khởi đầu hoặc tạm ngừng điều trị;
– Các đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại liên quan đến nhóm thuốc (các phản ứng này thường nghiêm trọng hoặc thường gặp);
– Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm cần theo dõi trong quá trình điều trị. Các xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc;
– Cảnh báo và thận trọng trên đối tượng bệnh là trẻ em liên quan đến độ an toàn của thuốc khi dùng dài hạn (ví dụ ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ, sự phát triển tâm thần kinh, sinh dục và các trường hợp khác);
– Các cảnh báo, nguy cơ liên quan đến thành phần tá dược, thành phần ethanol có trong thành phần của thuốc (đối với thuốc dược liệu);
– Các nguy cơ liên quan đến đường dùng thuốc không chính xác.
2. Các khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
a) Khuyến cáo cho phụ nữ có thai phải bao gồm các khuyến cáo: về việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có khả năng mang thai hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai, sử dụng thuốc trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Có thể cung cấp khuyến cáo về việc theo dõi thai nhi và trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai (nếu có thông tin);
b) Khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú phải được nêu cụ thể: ngừng hoặc tiếp tục cho con bú và, hoặc ngừng hoặc tiếp tục điều trị (nếu có đầy đủ thông tin);
– Bổ sung thông tin về ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi, trong đó phải cung cấp các thông tin chính về ảnh hưởng có thể có của thuốc lên thai nhi. Nếu không có thông tin về độc tính trên thai nhi, phải ghi rõ trong trường hợp này.
3. Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (người vận hành máy móc, đang lái tàu xe và các trường hợp khác):
a) Phải ghi rõ thuộc mức độ nào sau đây: không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể, ảnh hưởng nhẹ, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng nặng. Trường hợp chưa có bằng chứng về sự ảnh hưởng của thuốc đối với công việc thì phải nêu rõ “Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác”;
b) Phải cung cấp thêm các thông tin quan trọng khác (nếu có) như khoảng thời gian các ảnh hưởng này thuyên giảm và khả năng dung nạp thuốc khi tiếp tục sử dụng.
Điều 20. Tương tác, tác dụng không mong muốn của thuốc
1. Tương tác của thuốc
a) Ghi đầy đủ các tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác (ví dụ: rượu, thực phẩm, thức ăn) có thể ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc.
b) Đối với thuốc cổ truyền phải nêu các trường hợp kiêng kị khi dùng thuốc (nếu có). Ví dụ: nếu uống thuốc mang tính ôn nhiệt, cần kiêng các thức ăn sống lạnh; nếu uống thuốc mang tính hàn lương, cần kiêng các thức ăn cay nóng và kích thích.
c) Đối với thuốc hóa dược kê đơn:
Thuốc hóa dược kê đơn còn phải bổ sung các thông tin về tương tác thuốc, tương kỵ thuốc theo các nội dung sau đây:
– Ghi rõ các tương tác thuốc trong trường hợp các tương tác có ý nghĩa lâm sàng dựa trên những đặc tính dược lực học và các nghiên cứu dược động học của thuốc;
– Ghi rõ hậu quả của tương tác thuốc: các biểu hiện lâm sàng (nếu có), ảnh hưởng của tương tác thuốc lên nồng độ thuốc trong máu, các thông số dược động học của thuốc hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc, ảnh hưởng của tương tác thuốc lên các kết quả xét nghiệm;
– Ghi rõ cơ chế của tương tác nếu cơ chế đã rõ ràng. Nếu không có nghiên cứu nào về tương tác thuốc, cần ghi rõ trong phần này.
– Ghi các thông tin về tính tương kỵ hóa học, vật lý của thuốc với các thuốc khác khi trộn lẫn hoặc dùng đồng thời, đặc biệt với những thuốc được hoàn nguyên hoặc pha loãng trước khi sử dụng. Các tương tác nghiêm trọng khác của thuốc như: sự hấp phụ thuốc vào bao bì đóng gói, bộ tiêm truyền.
2. Tác dụng không mong muốn
a) Phải ghi rõ các trường hợp ngừng sử dụng thuốc, các trường hợp phải thông báo cho bác sỹ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.
b) Đối với thuốc hóa dược kê đơn
Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thuốc hóa dược kê đơn còn phải ghi bổ sung các tác dụng không mong muốn theo bảng tóm tắt các phản ứng có hại theo quy định (nếu có) sau đây:
– Bảng tóm tắt các phản ứng có hại: được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/10000) và rất hiếm gặp (ADR < 1/10000);
– Với đối tượng người bệnh là trẻ em phải mô tả: các đặc điểm về tuổi và mức độ của phản ứng có hại trên đối tượng người bệnh nhi (nếu có); sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng giữa đối tượng người lớn và trẻ em (hoặc các nhóm tuổi cụ thể) về độ an toàn của thuốc (nếu có).Trong trường hợp nếu có thông tin này đã được đề cập trong mục khác của tờ hướng dẫn sử dụng, phải ghi câu chỉ dẫn đến mục có thông tin;
– Bất kỳ sự khác biệt nào có ý nghĩa lâm sàng (về tần suất xảy ra phản ứng, mức độ nghiêm trọng, khả năng hồi phục và yêu cầu cần theo dõi) ở những đối tượng đặc biệt (ví dụ người cao tuổi, người bệnh có suy gan, suy thận, người bệnh có bệnh mắc kèm khác) phải được nêu rõ.
Điều 21. Dược lực học, dược động học, quá liều và cách xử trí
1. Dược lực học, dược động học
Thông tin về đặc tính dược lực học, dược động học chỉ áp dụng đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin, thuốc phóng xạ.
a) Dược lực học: ghi các nội dung sau đây:
– Nhóm dược lý và mã ATC của thuốc;
– Mô tả cơ chế tác dụng của thuốc tương ứng với các chỉ định được phê duyệt và các phản ứng có hại có khả năng xảy ra trong quá trình dùng thuốc;
– Tóm tắt những kết quả chính được ghi nhận từ các thử nghiệm lâm sàng lớn hỗ trợ cho chỉ định được phê duyệt của thuốc (nếu có). Đối với thuốc hóa dược mới, cần mô tả các đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu bao gồm: tiêu chí đánh giá chính (cần thiết phải có), tiêu chí đánh giá phụ (tùy trường hợp), phân tích dưới nhóm hoặc phân tích post-hoc (trong trường hợp đặc biệt).
b) Dược động học: ghi các nội dung sau đây:
– Đặc tính dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, tuyến tính, không tuyến tính) tương ứng với liều được khuyến cáo, nồng độ và dạng bào chế của thuốc. Nếu không có các thông tin này, có thể cung cấp thông tin tương ứng của những đường dùng, dạng bào chế hoặc liều dùng khác để thay thế;
– Mô tả sự khác biệt giữa các yếu tố (như tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng hút thuốc, người bệnh có suy gan, suy thận) ảnh hưởng đến các thông số dược động học. Nếu những ảnh hưởng này có ý nghĩa lâm sàng, phải chi rõ bằng các thông số định lượng được;
– Mối liên quan giữa liều, nồng độ, thông số dược lực học (cả tiêu chí đánh giá chính, tiêu chí phụ, tác dụng phụ) và đặc điểm của quần thể người bệnh được nghiên cứu;
– Với đối tượng người bệnh là trẻ em: nêu tóm tắt các kết quả từ những nghiên cứu dược động học trên những nhóm tuổi trẻ em khác nhau và so sánh với người lớn (nếu có). Phải chỉ rõ các dạng bào chế được sử dụng cho các nghiên cứu dược động học trên trẻ em, nêu rõ các vấn đề không chắc chắn do giới hạn sử dụng trên người bệnh là trẻ em.
2. Quá liều và cách xử trí
a) Ghi cụ thể các triệu chứng và biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều: các triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc cấp tính và khả năng gây ra dị tật (nếu có);
b) Ghi cụ thể các biện pháp hoặc cách xử trí quá liều, bao gồm cả biện pháp theo dõi, sử dụng các thuốc kích thích, đối kháng, giải độc, phương pháp tăng cường thải trừ thuốc khỏi cơ thể. Trường hợp chưa có thông tin hoặc thông tin chưa đầy đủ thì ghi dòng chữ “tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời”;
c) Cung cấp thông tin chuyên biệt cho các đối tượng đặc biệt như: người cao tuổi, người có suy gan, suy thận, người bệnh có bệnh mắc kèm theo (nếu có);
d) Đối với người bệnh nhi: phải ghi các lưu ý dùng thuốc, khoảng nồng độ của thuốc chỉ dùng một liều duy nhất cũng có thể gây độc tính có nguy cơ tử vong (nếu có).
Điều 22. Dạng bào chế, số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, số giấy phép nhập khẩu
1. Dạng bào chế của thuốc
Ghi đúng dạng bào chế của thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký đã được Bộ Y tế phê duyệt. Dạng bào chế có thể ghi là: viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao đường; viên nang cứng, viên nang mềm; dung dịch tiêm; bột pha dung dịch tiêm, hỗn dịch tiêm, dung dịch đậm đặc pha tiêm, dung dịch hoặc hỗn dịch uống; thuốc đặt, thuốc bột uống, thuốc cốm hoặc các dạng thuốc khác theo quy định của Dược điển Việt Nam hiện hành và/hoặc các Dược điển quốc tế thông dụng khác.
2. Số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, số giấy phép nhập khẩu
a) Số giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: ghi đầy đủ là “Số giấy đăng ký lưu hành” hoặc “Số giấy đăng ký” hoặc ghi tắt “SGĐK” hoặc “SĐK” kèm theo ký hiệu số đăng ký do Bộ Y tế quy định và cấp cho thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành.
b) Số giấy phép nhập khẩu: ghi đầy đủ “Số giấy phép nhập khẩu” hoặc ghi theo chữ viết tắt trên nhãn là “GPNK” kèm theo số giấy phép do đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế quy định và cấp cho thuốc lưu hành.
Điều 23. Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản
1. Số lô sản xuất
Số lô sản xuất được viết tắt là: “Số lô SX”, “Lô SX”, “LSX” hoặc “SLSX” kèm theo thông tin về ký hiệu số lô sản xuất. Thông tin và cấu trúc của ký hiệu số lô sản xuất do nhà sản xuất tự quy định.
2. Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng):
a) Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) được ghi đầy đủ “Ngày sản xuất”, “Hạn dùng” hoặc “Hạn sử dụng” hoặc được viết tắt bằng chữ in hoa là “NSX”, “HD” hoặc “HSD”, tiếp sau là thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc.
b) Ngày sản xuất, hạn dùng ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, riêng đối với chỉ số năm còn được phép ghi bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng và được phân cách giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu “/” (dd/mm/yy), “.” (dd.mm.yy), “-” (dd-mm-yy), dấu cách (dd mm yy) hoặc ghi liền nhau (ddmmyy).
Ví dụ: thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất vào ngày 05 tháng 07 năm 2015 và có hạn dùng 24 tháng (02 năm) thì thông tin ngày sản xuất, hạn dùng được ghi như sau:
– NSX: 050715, 05/07/15, 05.07.15, 05-07-15; hoặc NSX: 05072015, 05/07/2015, 05.07.2015, 05-07-2015;
– HD: 050717, 05/07/17, 05.07.17, 05-07-17; hoặc HD: 05072017, 05/07/2017, 05.07.2017, 05-07-2017.
c) Trường hợp bao bì ngoài của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít thì nhãn bao bì ngoài phải thể hiện như sau:
– Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít là như nhau thì ghi chung ngày sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì ngoài;
– Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc bộ kít là khác nhau thì hạn dùng của thuốc được ghi theo hạn dùng đầy đủ của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm, bộ kít hoặc ghi hạn dùng của thuốc được tính theo hạn dùng ngắn nhất của thành phần trong bộ kít hoặc ống/lọ thuốc, dung môi pha tiêm.
d) Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế giữa lợi ích và nguy cơ hoặc thiếu nghiêm trọng nguồn cung ứng thuốc trong nước.
3. Cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng bằng tiếng nước ngoài:
– Trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất (NSX), hạn dùng (HD/HSD) xem “Mfg Date” “Exp Date” hoặc tương ứng nội dung chỉ ngày sản xuất, hạn dùng được ghi trên nhãn gốc;
– Trên nhãn tiếp xúc trực tiếp với thuốc ghi hạn dùng theo dạng tháng/năm (mm/yy, mm/yyyy) thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ phải ghi là “ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.
Ví dụ: Nhãn gốc ghi hạn dùng là 09/2015, thuốc có hạn dùng là 24 tháng, thì nhãn phụ phải ghi hạn dùng là ngày 30/09/2017.
– Trên nhãn ghi ngày sản xuất là ngày/tháng/năm (dd/mm/yy) hoặc tháng/ngày/năm (mm/dd/yy) nhưng hạn dùng ghi tháng/năm (mm/yy) thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ phải ghi ngày hết hạn của thuốc là “ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.
Ví dụ: Nhãn gốc ghi ngày sản xuất: 18/01/2015, hạn dùng: 01/2018; thì nhãn phụ ghi hạn dùng (ngày hết hạn): 31/01/2018.
b) Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể ghi các dãy số biểu thị cho số lô sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì trực tiếp và trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định.
c) Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng:
– Ghi rõ khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất;
– Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và thuốc dạng lỏng đa liều để uống hoặc dạng viên đóng chai, lọ có quy cách đóng gói lớn (nếu có);
– Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống;
4. Điều kiện bảo quản
Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ điều kiện bảo quản cần thiết về nhiệt độ (ghi bằng đơn vị Celcius, °C và phải ghi bằng số cụ thể) và các lưu ý về độ ẩm, ánh sáng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản và lưu thông (nếu có). Ví dụ: Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Phải ghi rõ các yêu cầu về thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đối với trường hợp sau khi mở nắp lần đầu, sau khi pha loãng hoặc sau khi pha lại thành dung dịch đối với các dạng thuốc có yêu cầu pha loãng trước khi sử dụng (nếu có).
Điều 24. Các dấu hiệu lưu ý
1. Nhãn bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng phải ghi dòng chữ “Để xa tầm tay trẻ em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
2. Đối với thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn phải ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc trên bao bì ngoài. Dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” phải được ghi trên nhãn bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Trường hợp nhãn gốc chưa có ký hiệu “Rx” và thông tin thuốc kê đơn thì trên nhãn phụ phải thể hiện nội dung này.
Dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” còn có thể được ghi bằng các dòng chữ “Thuốc kê đơn” hoặc “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”.
3. Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khác
Ghi rõ các dấu hiệu lưu ý đối với từng loại thuốc như sau:
a) Thuốc tiêm: Trên nhãn thuốc tiêm phải ghi cụ thể đầy đủ hoặc ghi tắt đường dùng của thuốc tiêm như sau: tiêm bắp (tb), tiêm dưới da (tdd), tiêm tĩnh mạch (ttm), tiêm truyền tĩnh mạch (tttm) hoặc các cách tiêm cụ thể khác;
b) Thuốc nhỏ mắt, tra mắt ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mắt” hoặc “Thuốc tra mắt”; Thuốc nhỏ mũi ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mũi”; thuốc nhỏ tai ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ tai”;
c) Thuốc dùng ngoài da phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng ngoài”; Thuốc đóng ống để uống phải ghi dòng chữ “Không được tiêm”;
d) Thuốc hỗn dịch, thuốc bột, thuốc cốm đa liều dùng để uống có yêu cầu pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi dùng phải ghi rõ dòng chữ “Lắc kỹ trước khi dùng”;
4. Cách ghi các dấu hiệu lưu ý
a) Các dòng chữ, dấu hiệu lưu ý phải được in rõ ràng đậm nét trên nhãn bao bì ngoài, tờ hướng dẫn sử dụng và phải bảo đảm nhận biết được dễ dàng ở điều kiện quan sát thông thường.
b) Trường hợp một thuốc có nhiều dấu hiệu cần lưu ý, phải ghi đầy đủ các dấu hiệu lưu ý đó.
c) Trường hợp thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu để lưu hành trong nước mà trên nhãn gốc chưa ghi các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo theo quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thì trên nhãn phụ và tờ hướng dẫn sử dụng phải thể hiện đầy đủ các dấu hiệu lưu ý đó.
d) Khuyến khích ghi các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khác quy định tại khoản 3 Điều này trên nhãn bao bì trực tiếp.
Điều 25. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước:
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc lưu hành trên thị trường.
– Trường hợp thuốc cổ truyền do bệnh viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền chế biến, bào chế quy định tại khoản 1, khoản 1 Điều 70 Luật Dược thì ghi tên, địa chỉ của bệnh viện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền đó.
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
– Ghi tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cỡ chữ ghi tên của cơ sở sản xuất không được nhỏ hơn tên của cơ sở nhập khẩu, phân phối và các cơ sở khác có liên quan đến thuốc (nếu có).
c) Thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì ghi tên, địa chỉ của tất cả cơ sở tham gia sản xuất thuốc. Tên của các cơ sở tham gia vào sản xuất thuốc phải ghi với cùng cỡ chữ và ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng).
d) Thuốc được sản xuất nhượng quyền thì phải ghi: “Sản xuất theo nhượng quyền của: (ghi tên cơ sở nhượng quyền) tại: (ghi tên cơ sở nhận nhượng quyền)” và địa chỉ của cơ sở nhận nhượng quyền. Tên, địa chỉ của cơ sở nhượng quyền phải có cùng cỡ chữ và được ghi ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng) với cơ sở nhận nhượng quyền.
đ) Thuốc sản xuất gia công thì ghi: “Sản xuất tại: (ghi tên bên nhận gia công) theo hợp đồng với: (ghi tên bên đặt gia công)” và địa chỉ của bên nhận gia công. Tên, địa chỉ của cơ sở nhận gia công phải có cùng cỡ chữ và được ghi ở cùng một mặt nhãn (cùng mặt phẳng) với cơ sở đặt gia công.
2. Cách ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ của cơ sở theo đúng tên, địa chỉ ghi trong các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập cơ sở đó. Có thể ghi thêm tên giao dịch bên cạnh tên đầy đủ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc nhưng kích thước không được lớn hơn tên đầy đủ.
b) Tên tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng không được viết tắt, trừ điểm đ khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
c) Địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở đóng gói, cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng lô, cơ sở nhận nhượng quyền, cơ sở nhận gia công, cơ sở phân phối thuốc: Ghi đầy đủ theo số nhà, đường phố (thôn, xóm), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), tên nước sản xuất (nếu là thuốc nhập khẩu). Trường hợp thuốc nhập khẩu thì ghi địa chỉ nhà sản xuất hoặc các cơ sở nước ngoài khác có liên quan đến thuốc theo cách ghi địa chỉ được nêu trong các tài liệu pháp lý có liên quan đến thuốc như: giấy chứng nhận sản phẩm dược, giấy chứng nhận bán tự do, giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc hoặc các giấy tờ pháp lý khác.
3. Cách ghi tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thuốc
a) Ngoài tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này, nhãn thuốc có thể ghi tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thuốc như: cơ sở đăng ký thuốc, công ty phân phối thuốc, công ty sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc tên các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thuốc và phải ghi rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ sở này đối với thuốc;
b) Tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thuốc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ghi trên nhãn có kích thước không được lớn hơn tên, địa chỉ hoặc biểu trưng (logo) của cơ sở sản xuất trừ trường hợp tổ chức này chứng minh được mình là chủ sở hữu sản phẩm;
c) Trường hợp trên nhãn có ghi tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của công ty phân phối thuốc thì tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của công ty phân phối không được có kích thước lớn hơn tên, địa chỉ, biểu trưng (logo) của cơ sở sản xuất;
d) Nếu cơ sở sản xuất thuốc là thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép, nhưng vẫn phải ghi địa chỉ nơi sản xuất ra thuốc.
Ví dụ: thuốc sản xuất tại chi nhánh công ty ở địa chỉ A thuộc công ty B thì trên nhãn có quyền ghi “Công ty B, Chi nhánh công ty, sản xuất tại địa chỉ A”.
Điều 26 Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Xác định xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định theo quy định Luật Thương mại, các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Cách ghi xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được ghi trên bao bì ngoài hoặc bao bì trực tiếp của thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:
a) Ghi cụm từ “xuất xứ:” , “sản xuất tại:” hoặc “sản xuất bởi:” kèm theo tên nước bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong trường hợp dịch ra tiếng Việt không có ý nghĩa hoặc không dịch ra được tiếng Việt.
b) Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có xuất xứ cùng với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì chỉ yêu cầu ghi tên nước sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong trường hợp dịch ra tiếng Việt không có ý nghĩa hoặc không dịch ra được.
c) Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có xuất xứ khác quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì phải ghi đầy đủ thông tin xuất xứ của thuốc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại Việt Nam để lưu hành trong nước đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó thì không yêu cầu phải ghi xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 27. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc ghi mã số mã vạch hoặc dán tem chống hàng giả và các nội dung có tính chất bảo mật, chống hàng giả có liên quan đến sản phẩm trên nhãn thuốc để phòng chống hàng giả hoặc dễ dàng nhận biết sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc được phép ghi lên nhãn những nội dung khác ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Thông tư này. Những nội dung ghi thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất và công dụng của thuốc, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc và phải bảo đảm các nội dung bắt buộc đúng như nhãn đã được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế phê duyệt.

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu Iực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Khuyến khích các đơn vị triển khai thực hiện Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
1. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu theo đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký thực hiện ghi nhãn theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 hoặc Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc và được cấp phép lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu hành với mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng đã được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt cho đến hết hạn dùng của thuốc và cho đến hết hiệu lực của giấy phép lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc.
2. Các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc hoặc hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký đã nộp tại các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế nhưng chưa được cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xem xét như sau:
c) Cơ sở đăng ký thuốc, nhập khẩu thuốc được phép bổ sung hồ sơ về nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Thông tư này để được xem xét thẩm định và cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký.
b) Trường hợp không bổ sung hồ sơ thì được xem xét nội dung nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng để thẩm định theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 hoặc Thông tư số 06/2016/TT-BYT ngày 08/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc để cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở chịu trách nhiệm ghi nhãn thuốc có trách nhiệm cập nhật nội dung nhãn, hướng dẫn sử dụng theo quy định của Thông tư này dưới hình thức đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư quy định việc đăng ký thuốc, nguyen liệu làm thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 30. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng công ty dược Việt Nam, các cơ sở sản xuất, đăng ký thuốc trong nước hoặc nước ngoài có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Pháp chế);
– Bộ Công Thương;
– Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan);
– Các Bộ: Bộ Công an (Cục Y tế), Bộ Quốc phòng (Cục Quân y); Bộ Giao thông vận tải (Cục Y tế);
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ – Bộ Y tế;
– Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
– Tổng Công ty Dược Việt Nam
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Các cơ sở sản xuất, đăng ký thuốc tại Việt Nam;
– Lưu: VT, PC, QLD (3b).
 BỘ TRƯỞNG

 

VĂN BẢN DẠNG WORD: Du thao nhan thuoc Aug 2016

Dự thảo 2 thông tư ghi nhãn

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!