Tải miễn phí sách Nam Dược Thần Hiệu bản PDF – Danh y Tuệ Tĩnh

31
Nam Dược Thần Hiệu
Nam Dược Thần Hiệu
Đánh giá

Nam Dược Thần Hiệu là bộ y thư nổi tiếng được soạn bởi Danh y Tuệ Tĩnh – người có công rất lớn trong sự phát triển của nền y học nước nhà. Bộ sach y khoa này được biên soạn thành 11 quyển ghi chép cụ thể dược tính của 119 vị thuốc nam và các bài thuốc cụ thể tương ứng với 10 khoa bệnh.

Giới thiệu về Danh y Tuệ Tĩnh

Tên thật của Tuệ Tĩnh là Nguyên Bá Tĩnh và sau này lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (Cũng có thể gọi là Huệ Tĩnh) khi đi tu.

Ông vốn xuất thân từ Nghĩa Lư – Dạ Cẩm – Hồng Châu, hiện nay là thôn Nghĩa Phú – Cẩm Vũ – Cẩm Bình – Hải Dương trong một gia đình bần nông. Danh y Tuệ Tĩnh có mẹ là Hoàng Thị Ngọc, cha là Nguyễn Công Vỹ.

Hình ảnh Danh y Tuệ Tĩnh
Hình ảnh Danh y Tuệ Tĩnh

Theo truyền thuyết, ông sinh trưởng vào khoảng thế kỷ thứ XIV dưới thời vua Trần Dụ Tông. Năm 6 tuổi, ông mồ côi cha mẹ và được nhận nuôi bởi một nhà sư ở chùa Hải Triều – Yên Trang.

Năm 10 tuổi, Tuệ Tĩnh được cho đi học với nhà sư ở chùa Dũng Nhuệ. Ở đây, ông được gọi với cái tên thân thuộc là Tiểu Huệ, biệt danh Huệ Tĩnh cũng được xuất phát từ đây. Đây chính là nơi dạy cho ông những kiến thức nền tảng đầu tiên về thuốc.

Năm 22 tuổi, ông trúng bằng trong kỳ thi hương.

Năm 30 tuổi, ông về chùa Yên Trang là trụ trì và huấn luyện y học cho tăng ni.

Năm 45 tuổi, ông đậu Hoàng giáp trong kỳ thi đình.

Năm 55 tuổi, sau khi bị bắt sang Trung Quốc, nhờ kiến thức y học chuyên sâu của mình làm ông được giữ làm trong Viện Thái y dưới thời nhà Minh. Sau đó, ông mất ở đây không rõ thời gian nào.

Sự nghiệp

Về Phật học: Sách Thiền tông khóa hư lục soạn bởi vua Trần Thái Tông được ông dùng chữ Nôm để giải thích lại.

Về Y học, ông soạn ra nhiều tập sách về y học nổi tiếng như Thập tam phương gia giảm, Dược tính chỉ nam. Tuy nhiên, do chiến tranh nên nguyên tác của nhiều tập sách đã không còn trọn vẹn. Nhiều tác phẩm hiện còn lưu truyền đến thời nay đều đã được biên tập lại bởi người đời sau. Bao gồm:

  1. Bộ Nam dược thần hiệu: Biên tập bởi Hòa thượng Bản Lai, sau đó đến năm 1761 được bổ sung và in lại bao gồm Bản thảo dược tính 499 vị, 10 khoa chữa bệnh, chữa 184 loại bệnh với 3932 bài thuốc nam và có cả chữa bệnh cho gia súc.
  2. Nam dược chỉnh bản sau này đến năm 1717 được đổi tên là Hồng Nghĩa giác tư y thư dưới thời vua Lê Dụ Tông.
  3. Thập tam phương gia giảm.

Tuệ Tĩnh chính là người đã đặt những nền móng đầu tiên trong việc sử dụng thuốc nam để chữa bệnh với phương châm là “Thuốc nam Việt chững người Nam Việt”.

Tuệ Tĩnh đã xây dựng được một tập quán lưu truyền lâu đời trong nhân dân đó là các gia đình tự trồng các cây thuốc trong vườn và giúp mọi người ít nhiều biết đến những bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ những loại rau quả, gia vị thân thuộc trong gia đình.

Để tri ân những đóng góp vĩ đại của ông trong sự nghiệp y học nước nhà, nhân dân đã lập đền thờ tưởng nhớ ông tại quê nhà. Bộ văn Hóa cũng đã công nhận di tích này là di tích lực sử để tôn vinh những đóng góp của ông với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Giới thiệu về sách Nam Dược Thần Hiệu – Danh y Tuệ Tĩnh

Hình ảnh sách Nam Dược Thần Hiệu
Hình ảnh sách Nam Dược Thần Hiệu

Nam dược thần hiệu là bộ sách về y học của danh y Tuệ Tĩnh đến nay đã được bổ sung, in lại nhiều lần.

Với chủ trương của Đảng và Nhà Nước là tiếp tục kế thừa những giá trị tinh học y học cổ truyền đồng thời kết hợp với những tiến bộ của y học hiện đại, bản dịch của Bộ sách Nam dược thần hiệu đã được xuất bản năm 1960 và đến năm 1972 được tái bản lại nhằm mục đích để làm tài liệu tham khảo chữa bệnh cho nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Bộ sách này nêu ra những cách xét bệnh để có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó khả sát dược tính để có thể đưa ra được những vị thuốc chữa bệnh thích hợp. Các bài thuốc được ghi chép lại trong bộ sách được góp nhặt từ nhiều phương thuốc bí truyền trong khắp thiên hạ. Sau đó được ôn cất công đến tận nơi lấy về dùng thử lâu ngày để kiểm chứng công hiệu. Khoogn ngờ cuối cùng cũng tích góp được đến 500 phương thuốc.

Trong sách có đề cập đến 2 khái niệm là “Kinh trị” và “Truyền trị”. Cụ thể:

  • Kinh trị là thu thập những bài thuốc chữa bệnh dựa trên kinh nghiệm.
  • Truyền trị là thu thập những phương pháp được truyền miệng lại trong các gia đình.

Các bài thuốc có trong sách chữa bệnh ưu tiên sử dụng thảo dược, cây cỏ nên thường là những bài thuốc đơn giản, sử dụng lý luận thông thường để mọi người có thể tự chuẩn và trị được bệnh.

Chính những bài thuốc được ghi lại trong các tác phẩm nổi tiếng của Tuệ Tĩnh đã giúp người dân vượt qua được rất nhiều đợ dịch thảm khốc như vụ dịch năm 1533; dịch thổ tả, sốt rét năm 1574 ở Thái Nguyên.

Nội dung của sách Nam Dược Thần Hiệu

Nội dung của sách Nam Dược Thần Hiệu
Nội dung của sách Nam Dược Thần Hiệu

Bộ sách Nam Dược Thần Hiệu gồm 11 quyển, trong đó quyển đầu tiên ghi chép cụ thể về dược tính 119 vị thuốc nam và 10 quyển còn lại ghi chép chi tiết về từng khoa trị bệnh. Tên gọi của mỗi quyển cụ thể như sau:

Quyển đầu: Tên gọi, vị khí và chủ trị của các vị thuốc nam.

Quyển I: Các bệnh trúng.

Quyển II: Các bệnh về khí.

Quyển III: Các bệnh xuất huyết.

Quyển IV: Các bệnh có đau.

Quyển V: Các bệnh không đau.

Quyển VI: Các bệnh chín khiếu.

Quyển VII: Các bệnh nội nhân.

Quyển VIII: Các bệnh phụ khoa.

Quyển IX: Các bệnh nhi khoa.

Quyển X: Các bệnh ngoại khoa.

Đọc và tải sách Nam Dược Thần Hiệu bản PDF miễn phí

Đọc và tải bản pdf miễn phí của tác phẩm Nam Dược Thần Hiệu tại đây

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!