Kỳ Đà – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

224
Kỳ đà
Kỳ đà
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Kỳ Đà trang 1022 – 1023 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Varanus salvator Laurenti.

Thuộc họ Kỳ đà Varanidae.

Con Kỳ đà cho ta mặt để làm thuốc.

Mô tả con vật

Kỳ đà là một loại bò sát cỡ lớn có đuôi nhọn, lưỡi dài chẻ đòi. Con lớn nhất có thể dài tới 2,5m. Chúng sống trong khe suối, bờ sông vùng trung du và miền núi, hoặc ẩn trong khe đá. Kỳ đà bơi rất giỏi, ăn cá thân mềm, có người nói nó ăn cả rắn, rùa, thần lần, hoặc có khi cả chuột hay những loài gặm nhấm nhỏ hơn nó. Đôi khi nó bất cả chim, gà và trứng chim, trứng gà. Kỳ đà mỗi lần đẻ 15-20 trứng trong hốc cây hay hốc bờ sông. Trứng có thể ăn được và ngon như trứng rùa.

Kỳ đà bám vào đá rất chắc, dân lái bè thường dùng kỳ đà thay mỏ neo: dùng chão dài buộc vào đầu kỳ đà. Nước lũ tháng 9 cũng không làm trôi bè đi được.

Kỳ đà
Kỳ đà

Phân bố, săn bắt và chế biến

Kỳ đà còn gọi là kỳ đà mốc sống hoang dại ở miền trung du và miền núi nước ta. Thường người ta săn bắt hoang dại và tình cờ chứ ít khi chú tâm tìm bắt, chủ yếu ăn thịt, lấy da thuộc làm đồ dùng, còn mặt thì đem phơi hay sấy khô làm thuốc. Mật kỳ đà không đắng như nhiều thứ mật khác.

Thành phần hóa học

Trong mật kỳ đà cũng có một số axit và muối mật có cấu trúc sterolic. Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Theo kinh nghiệm trong y học cổ truyền dân tộc, mật kỳ đà được dùng chữa hen suyễn. Mỗi cái mật kỳ đà được chia làm 5 đến 7 ngày uống. Có khi dùng nấu cháo để ăn. Có người dùng chữa động kinh, cùng liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!