Đông Trùng Hạ Thảo (Trùng Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

2148
Đông Trùng Hạ Thảo (Trùng Thảo) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi
Đông Trùng Hạ Thảo (Trùng Thảo) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đông Trùng Hạ Thảo trang 899-901 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng.

Tên khoa học Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.

Thuộc bộ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.

Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sam.

Ở nước ta hiện đang dùng hai loại đông trùng hạ thảo.

  1. Đông trùng hạ thảo hiện còn đang phải nhập của Trung quốc sẽ mô tả dưới đây.
  2. Đông trùng hạ thảo của Việt Nam sẽ nói ở phần sau.

Ta cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Mô tả đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sau Cánh bướm. Nấm và sau hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sau làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chơi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sau, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng.

Vị thuốc bao gồm cả nấm và sau, hái vào tháng 6-7. Rửa sạch, phơi khô, phun rượu vào rồi phơi khô hẳn. Bó thành từng bó 10-15 con một. Ngang chỗ nấm, người ta buộc sợi chỉ đỏ trông rất đẹp.

Vị thuốc như vậy gồm có phần sâu non dài 2,5-3cm, đường kính 3-5mm, màu vàng nâu hay xấn, nâu. Từ đầu con sâu mọc ra một thân nấm hình trụ đặc biệt có khi 2 hay 3 con sau. Thân năm thường dài 3-6cm, đặc biệt có thể dài 11cm. Phía dưới thân nấm có đường kính 1,5-4mm, phía trên to phình ra, cuối cùng lại thon nhọn,

cả phần này dài 10-45mm, đường kính 2,5-6mm. Nếu còn non thì đặc, nếu già thì thân rỗng. Dùng kính hiển vi, ta sẽ thấy phần phình to này có vỏ sẵn sùi, có những hạt nhỏ tức là từ nang xác nổi lên. Phần đầu thon nhọn không mang tử nang xác và dài từ 0,5-3,5mm.

Từ nang xác hình trứng hay hơi tròn, dài 380- 550μ. Đường kính 140-240μ (1μ = 1/1.000mm). Trong tử nang xác có chứa các nang hình sợi có cuống ngắn dài 240-485μ, đường kính 12-15μ. Trong nang có nhiều nang bào tử có nhiều vách riêng biệt dài 170-47μ- đường kính từ 5-5,5 hoặc 6 μ.

Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Văn nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều nhất ở Tử Xuyên và Tây Khang.

Qua sự phân bố ở Trung Quốc, chúng ta chú ý phát hiện tại một số rừng ẩm ướt ở các tỉnh biên giới.

Còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng.
Còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng.

Đông trùng hạ thảo của Việt Nam

Hằng năm tại Thất Khê (Lạng Sơn) hay Hòa Bình nhân dân có bản với tên đông trùng hạ thảo một loại sâu khác, sống trong thân cây thuộc ho lúa Graminae.

Sau này có tên khoa học Brinaspa atrostigmella thuộc họ sâu Cánh bướm (Lepidopterae). Nó sống trong thân cây chít (một loại lau) vẫn cho lá để gói bánh tro. Tên khoa học của cây chít là Thysanoloena maxima O. Kuntze họ Lúa Poaceae. Người ta còn gọi là cây đót, cây le, cây công.

Cây chít cao như cây bông lau, tháng 3-4 có bóng vọt lên, cứng dài hơn bông lau, người ta thường cắt về làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi. Vào các tháng 11-12 vào rừng thấy những cây chít nào cụt, không có búp thường có sâu ẩn trong thân. Cắt ngang thân từ chỗ cành đến ngọn dài 50-60cm. Đem về xé đổi thân sẽ thấy con sâu ở trong. Thực ra đó chỉ mới là nhộng của con sâu . Brihaspa atrostigmella. Sau này đẻ trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông.

Nhộng màu trắng vàng, dài khoảng 35mm. Thả vào chậu nước muối để rửa cho sạch. Sau đó rang hay sấy cho khô. Tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng ngâm sau này vào rượu sẽ thấy các chất béo nổi lên như mỡ trong nước luộc gà.

Thành phần hóa học của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Việt Nam chưa được nghiên cứu.

Trong đông trùng hạ thảo nhập ở Trung Quốc người ta đã lấy được chừng 7% một loại axit đặc biệt gọi là axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic, có cấu tạo tương tự như axit quinic. Nhưng các chất khác và hoạt chất chưa được biết.

Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protit. Khi thủy phân cho axit glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, acginin và alanin. Ngoài ra còn có 8,4% chất béo trong đó axit béo no chiếm 13%, axit không no chiếm 82,2% (axit linolic 31,69%, axit linilenic 68,31%) (theo Lưu Thọ Sơn và cộng sự-Trung dược nghiên cứu đề yếu, 1963, 126).

Ngoài ra người ta còn chiết được axit cordycepic chứng minh là D-mannitol (theo Sprecher M. và cộng sự-J. Org. Chem. 1963, 28, 2490).

Từ Cordyceps militaris (L.) Link. nuôi dưỡng trong môi trường người ta chiết được cordycepin 3′ deoxyadenosin C10H13O3N5

Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo

  1. Đông trùng hạ thảo đã được Brewster và Aisberg nghiên cứu từ năm 1917 (J. Pharmacolog. 10, 1917). Theo tác giả này thì tiêm mạch máu hoặc dưới da thuốc đông trùng hạ thảo vào thỏ hoặc chuột nhắt trắng thì thấy hiện tượng ức chế, liều lớn tăng hô hấp và mạch đập nhanh hơn rồi con vật quằn quại mà chết. Thuốc chế bằng rượu không có tác dụng gì đối với thỏ.
  2. Năm 1952, Trịnh Phi Vũ (Trung hoa y học tạp chí) và Trịnh Táo Kiệt (Thú ý tạp chí) nghiên cứu thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng.
  3. Năm 1958 hai tác giả Trung Quốc Trương Sỹ Thiện và Trương Bá Thạch có nghiên cứu kỹ tác dụng của đông trùng hạ thảo và đã đi đến một số kết luận sau đây (Dược học thông báo 5/ 1958):
  4. a) Nước sắc 1/10 đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế đối với tim cô lập và tại chỗ của ếch, cũng như đối với tim cô lập của thỏ. Tim đập chậm lại, nhưng sức bóp không tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Táo Kiệt, nhưng ông này cho rằng nếu lượng chất dầu béo trong đông trùng hạ thảo cao thì gây ức chế, ngược lại, nếu tỷ lệ dầu béo thấp thì lúc đầu có hiện tượng ức chế một thời gian rất ngắn rồi mới đến hiện tượng hưng phấn.

Đối với tim cô lập của thỏ, thuốc đông trùng hạ thảo làm tăng rõ rệt lượng huyết của tim.

Các kết quả trên phù hợp với kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân nói rằng đông trùng hạ thảo chữa khỏi bệnh đau tim.

  1. b) Đối với huyết áp: Kết quả thí nghiệm trên chó gây mê cho thấy nếu tiêm tĩnh mạch với liều 0,1-0,5 ml hoặc 1ml/kg thể trọng đều thấy huyết áp hạ xuống rõ rệt, 10 phút sau huyết áp trở lại bình thường. Tuy nhiên cho uống hoặc tiêm vào bụng với liều 2ml/kg thể trọng thì không thấy ảnh hưởng đối với huyết áp. Do đó tác dụng đối với huyết áp chưa thể kết luận được.
  2. c) Đối với khí quản (ống phổi): Thí nghiệm trên phổi và khí quản của chuột bạch, thấy thuốc đông trùng hạ thảo làm dãn khí quản nếu phối hợp với hoạt chất của thượng thận thì tác dụng của hoạt chất thượng thận lại tăng lên rõ rệt.

Kết quả thí nghiệm này phù hợp tới công dụng chữa ho, tiêu đờm, bảo vệ phổi của kinh nghiệm cổ truyền.

  1. d) Đối với mẫu ruột và tử cung cô lập: Tác dụng ức chế rõ rệt.
  2. e) Độc tính của thuốc: Độ độc của thuốc hết sức thấp. Với liều 5g/kg chuột bạch, chuột không có hiện tượng ngộ độc nào. Với liều 10-20g/kg thể trọng một phần chuột thí nghiệm bị chết, với liều 30-50g/kg thể trọng toàn số chuột thí nghiệm bị chết.

Triệu chứng ngộ độc của chuột như sau: Sau khi tiêm thuốc 2 phút rưỡi, chuột không nhanh nhẹn, sau 4 phút hô hấp chậm và dài, thường từ 180 lần/phút giảm xuống 46 lần/phút; sau 6 phút rưỡi chân trước bị tê liệt có vẻ như muốn nhảy nhót, sau đó có hiện tượng co quắp, hô hấp bị ức chế rồi chết.

Với liều nhẹ, con vật có trạng thái trấn tĩnh với những trình độ khác nhau, có con vật buồn ngủ và tình trạng này kéo dài hàng vài giờ.

Công dụng và liều dùng

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi vào tài liệu thuốc đông y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục thập di (1765).

Theo sách cổ ghi chép, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao. Bổ tinh khí chữa đau lưng, bổ thận.

Liều dùng: Ngày uống 6-12g dùng với hình thức ngâm rượu uống.

Người ta cho rằng đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang với nhân sâm.

Theo tài liệu cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh họ, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.

Đông trùng hạ thảo Việt Nam mặc dầu khác đông trùng hạ thảo nhập từ Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng dùng như đông trùng hạ thảo nhập. Ngoài ra, người ta còn xào nấu với trứng mà ăn cho bổ, hoặc có người mua đông trùng hạ thảo Việt Nam về để nuôi chim họa mi.

Đông trùng hạ thảo

Đơn thuốc có đông trùng hạ thảo

  1. Thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính

Đông trùng hạ thảo 10 g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm khí quản mãn tính.

  1. Thuốc bổ đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo 15 con. Vịt già một con, bỏ lồng ruột cho sạch. Bỏ đối đầu vịt, cho đông trùng hạ thảo vào. Lấy dây gai buộc kín lại. Cài đầu vào bụng vịt rồi thêm mắm muối hầm như thường lệ, đem cho người ốm mới khỏi thân thể có hư yếu ăn. Người ta cho rằng ăn một con vịt như vậy cũng như uống 40g nhân sâm.

Đông Trùng Hạ Thảo

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi chủ yếu tập trung vào tính vị, công năng, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quảng cáo Đông Trùng Hạ Thảo với vô vàn giá cả, xuất xứ khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và lựa chọn đúng Đông Trùng Hạ Thảo chất lượng.

Đông Trùng Hạ Thảo

Cách phân biệt Nấm Đông Trùng Hạ Thảo

Thủ thật làm Đông Trùng Hạ Thảo hàng kém chất lượng

Bằng những thủ đoạn tinh vi, đông trùng hạ thảo Tây Tạng giả, kém chất lượng khiến người tiêu dùng khó phân biệt, gây nên sự hoang mang, khiến nhiều người mất tiền nhưng lại phải dùng hàng đểu.

Dưới đây là 6 cách làm giả thường được sử dụng, bao gồm:

  • Trường hợp 1: Vỏ có thể trông là Đông Trùng Hạ Thảo nhưng bên trong đã hút hết tinh chất, sau đó bơm thuốc, bột quặng vào.
  • Trường hợp 2: Dùng Đông Trùng Hạ Thảo khai thác ở các vùng như Nepal, Butan, Himalaya,… để trộn lẫn hoặc gắn mác Đông Trùng Tây Tạng bán với giá đắt hơn.
  • Trường hợp 3: sử dụng thuật xuyên thép. Cụ thể là Đông trùng đã gãy nát, loại kém chất lượng được dùng sợi thép sâu lại với nhau.
  • Trường hợp 4: sử dụng thuật ghép dán. Cụ thể là dùng keo dán con Đông Trùng với mầm cây khác nhau để tạo hình dáng y như ĐTHT Tây Tạng.
  • Trường hợp 5: Bôi bột kim loại sơn lên mắt ĐTHT để giống mắt thật lại làm tăng trọng lượng kiếm lời.
  • Trường hợp 6: Lợi dụng phản ứng hóa học để nhuộm trùng thảo có màu nâu hồng hoặc màu nâu giống như ĐTHT Tây Tạng.
Đông Trùng Hạ Thảo
Phân biệt Nấm Đông Trùng Hạ Thảo

Phân biệt Đông trùng hạ thảo tự nhiên và Đông trùng hạ thảo việt nam nuôi cấy nhân tạo

Đặc điểm phân biệt Tự nhiên Nhân tạo
Quan sát bằng mắt Hình dáng Đông trùng hạ thảo giống như con tằm, phần trùng của nó màu vàng hoặc màu vàng sẫm. Phần thảo tức cơ quan sinh sản màu nâu đậm hơn. Bên cạnh đó phần sâu non dài từ 3-5cm, phần thảo dài 2-3cm. Thân nấm là dạng thân cỏ, có chiều dài khoảng 3-5cm, chiều rộng khoảng 0,5 cm. Nấm có màu vàng tươi, các sợi nấm phát triển không đồng đều, mập mạp. Khi còn tươi thì mọc từng cụm, từng khóm.
Vết nối Thông thường loại trùng thảo này có đầu sâu non và một đầu thảo gắn vào rất tự nhiên. Sẽ không có vết nối giữa hai bộ phận.
Vằn khía Đông trùng hạ thảo dạng sâu có nhiều vân, 1 gấp được cấu thành từ 3 vân. Thường có nếp gấp giao nhau rất bằng phẳng do việc sử dụng khuôn để làm ra.
Số chân trùng thảo Đông trùng hạ thảo gồm 8 đôi chân gồm: đầu ngực sâu 3 cặp chân, giữa thân có 4 cặp, cuối thân có 1 cặp. Ít hơn hoặc nhiều hơn 8 con không cố định.
Mắt cắt Khi cắt sẽ thấy máu trắng không xơ, ngay giữa lõi có dáng chữ V màu đen, đây là tuyến tiêu hóa của nó. Không có
Xúc giác Mùi giống nấm rơm, mùi tanh của nấm hương. Khi cầm vài con trùng thảo sẽ ngửi được mùi này nhẹ thoáng qua. Tuy nhiên nếu mở hộp lớn mùi hương này lan tỏa rất rõ ràng. Có mùi nước hoa giả, mùi hóa học hay mùi tanh của cá.
Khứu giác Đông trùng hạ thảo có mùi thơm như thịt gà. Có vị nồng của đất, nhai lâu bị dính răng và cứng như bột đất sét.
Đông Trùng Hạ Thảo
Mặt cắt của Đông Trùng Hạ Thảo

Đông Trùng Hạ Thảo dạng nhộng hay nấm được bán hiện này khá phổ biến, ngay ở các trung tâm thương mai hay siêu thị cũng có bán. Chủ yếu các dạng này thường được nuôi trồng và mọc theo khóm hoặc cụm, không phải dạng tách dời giống như Đông Trùng Hạ Thảo – Cordyceps sinensis. Vậy nên giá trị dinh dưỡng kém hơn rất nhiều so với loại thật.

Đông Trùng Hạ Thảo
Các loại Đông Trùng Hạ Thảo

Lưu ý khi sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo

Ai không nên dùng đông trùng hạ thảo ? Nhìn chung, Đông Trùng Hạ Thảo an toàn với người dùng. Tuy nhiên đôi khi sử dụng nó cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn và khô miệng ở một số người.

Đặc biệt, trong những trường hợp bị ung thư, tiểu đường hoặc rối loạn chảy máu khuyến cáo không dùng Đông Trùng Hạ Thảo. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em nên tránh dùng Đông Trùng Hạ Thảo do những nghiên cứu và báo cáo chưa chứng minh được tính an toàn của nó.

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bổ sung Đông Trùng Hạ Thảo, do nó có thể tương tác với các chất làm loãng máu và các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Một số lưu ý khi mua Đông Trùng Hạ Thảo

Hiện nay hàng thật giả của Đông Trùng Hạ Thảo trôi nổi trên thị trường rất nhiều. Vậy nên bạn cần lưu ý một vài điểm sau để có thể mua dược liệu này 1 cách chính xác và an toàn:

  • Mua ở những cơ sở uy tín, có đầy đủ các giấy chứng nhận xuất xứ, hồ sơ, nguồn gốc rõ ràng ở nơi thu hái.
  • Giấy tờ kiểm tra các hoạt chất, thành phần trong đông trùng.
  • Các cơ sở phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh.
  • Các cơ sở phải có kiến thức, hướng dẫn khách hàng về cách so sách, kiểm tra thật giả trực tiếp ở nơi bán hàng.

Để đặt mua Đông Trùng Hạ Thảo chính hãng, xin ấn vào nút MUA NGAY dưới đây:

 

Đông Trùng Hạ Thảo
Cấu tạo của Đông Trùng Hạ Thảo
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!