Hoàng Liên – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

404
Hoàng Liên
Hoàng Liên
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoàng Liên trang 189-191, tải bản PDF tại đây.

Hoàng liên (Coptis – Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng v.v… đều thuộc họ Mao lương Ranunculaceae.

Mô tả cây

Hoàng liên là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, cao độ 20-35cm. Lá mọc so le từ thân rễ, có cuống dài. Phiến lá gồm 3-5 lá chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Đầu mùa xuân sinh trục mang hoa dài chừng 10cm. Đầu trục có 3-4 hoa màu trắng, nhiều lá noãn rời nhau

Hoàng Liên
Mô tả Dược Liệu Hoàng Liên

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai (Sapa), dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Tuy nhiên chưa đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.

Muốn trồng hoàng liên, chọn các quả già nhưng chưa nứt vỏ. Hải quả về phơi, khi vỏ nứt, chọn các hạt mập, chắc, có hạt phải tranh thủ gieo ngay, để lâu sẽ mất khả năng mọc. Nếu chưa gieo ngay phải lấy đất lẫn cát ẩm trộn với hạt. Trong vòng một tháng phải trồng, để lâu không mọc nữa.

Gieo hạt vào tháng 4-5. Đất gieo phải ở sườn núi cao 1.200-2.000m. Làm đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ. Luống đánh cao 10-15cm, dài 2m. Rắc hạt như gieo hạt rau, 1 kilogam hạt giống cho chừng 10 vạn cây con. Khi mọc mầm thì rắc phân mục hoặc tro bếp (không dùng phân người), 1kg hạt cần độ 300kg phân. Khi cây đã có 3 lá thì tỉa bớt chỉ để cách nhau độ 3-4cm một cây.

Khi cây đã có 5-6 lá thì sẽ nhổ lên trồng cố định tại nơi khác.

Đất trồng cố định cũng phải ở trên cao 1.200- 2.000m có cây to che mát, nếu không có phải làm giàn che cao độ 1,80m. Mỗi héc ta trồng chừng hơn 8 vạn cây. Hằng năm làm cỏ. Bón bảng phân chuồng và phân xanh.

Sau 5 năm bắt đầu có thể thu hoạch. Cần thu hoạch vào thu đông, nếu để sang xuân chất lượng sẽ kém. Hoàng liên hái về, rửa sạch, phơi hay sấy khô là được.

Thành phần hóa học

Trong hoàng liên có chừng 7% ancaloit toàn phần trong đó chủ yếu là chất berberin

C20H19NO5, coptisin C19H15NO5, worenin C24H15NO4, columbamin C20H20NO4

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống vi trùng

  1. D.V. Lebedev đã thí nghiệm và chứng minh hoàng liên có tác dụng đối với trùng Staphyloccus aureus với Streptococ hemolytique, trực trùng họ gà, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, lao v.v…

Áp dụng trên lâm sàng, tác dụng của hoàng liên so với Streptomyxin và cloromyxetin thì mạnh hơn nhưng nếu dùng lâu có thể đưa đến hiện tượng quen thuốc, nhưng kháng hoàng liên thì không kháng streptomyxin và cloromyxetin hoặc ngược lại.

  1. Không có tác dụng đối với trùng sốt rét nhưng tác dụng rõ rệt với trùng Leishmania tropica và Leishmania espundia (gây ra các bệnh mụn bouton d’orient và leishmaniose bresilienne).

Đối với tiêu hóa: Chất berberin tăng tạm thời trương lực (tonus) và sự co bóp của ruột. Hoàng liên có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa viêm đạ dày và ruột, chữa lỵ.

Độ độc: Berberin ít độc: 0,1g cho 1 kg thân thể. Bài tiết rất mau, một phần qua nước tiểu, một phần phá hủy trong cơ thể.

Đối với hô hấp: Liều nhỏ kích thích sự hấp, liều cao làm cho hô hấp kém có thể đi tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn tiếp tục đập 

Đối với tim và tuần hoàn: Tác dụng giảm huyết áp và xỉu đối với hệ tim mạch

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: Vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại trường. Tác dụng tả hỏa, táo thấp, giải độc, chữa sốt, tả lỵ, tâm phiền, nôn ra máu, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét miệng, ngộ độc do ba đậu, khinh phấn. Bệnh nhân huyết ít, khí hư, tỳ vị hư nhược, trẻ con lên đậu, đi tả cấm dùng.

Tán bột chế thành thuộc viên 0,50g

Chữa lỵ: Cả lỵ amip và ly khuẩn đều có tác dụng. Ngày uống 3-6g chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày. Nếu ly có sốt, sau 2,3 ngày đầu giảm sốt, sau 5 ngày phân hết trùng lỵ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!