Duyên Đơn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

337
Duyên Đơn
Duyên Đơn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Duyên Đơn trang 1038 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hoàng đơn, hồng đơn, duyên hoàng, đơn phấn, tùng đơn, châu đơn, châu phấn.

Tên khoa học Minium.

Nguồn gốc và tính chất

Duyên đơn có thể chế biến bằng cách oxy hóa chì (Pb) hay chế từ một chì oxyt gọi là matsico (massicot). Tùy theo nhiệt độ khác nhau ta có thể được mật đà tăng hay duyên đơn.

Duyên đơn là một chất bột màu đỏ sẫm tươi, nặng được dùng làm thuốc và trong kỹ nghệ sơn, thủy tinh, tráng men vv..

Nhân dân Trung Quốc và nhân dân ta đã biết dùng từ lâu. Duyên đơn thấy được ghi trong “Thần nông bản thảo” là bộ sách thuốc cổ nhất của Trung Quốc. Trong bộ “Nam dược thần hiệu “ của Tuệ Tĩnh (Việt Nam) cũng đã ghi.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của duyên đơn là chì oxyt Pb3O4, hoặc có thể viết 2PbO.PbO2.

Duyên Đơn
Duyên Đơn

Công dụng và liều dùng 

Tây y không dùng duyên đơn để uống vì độc.

Thường chỉ dùng để chế thuốc cao, dán mụn nhọt (emplastra), còn dùng làm bột pha sơn màu đỏ, kỹ nghệ nấu thủy tinh vv..

Theo tài liệu cổ duyên đơn là một vị thuốc có vị cay, tính hơi lạnh và không độc; uống trong có tác dụng long đờm, chấn tâm, bởi ngoài thì đuổi được độc và làm cho mau lên da non. Thường dùng chữa nôn ọe, ăn vào nôn ra, trừ nhiệt độc, cầm máu, thổ huyết, khái huyết, nhưng gần đây ít dùng hơn. Những người hư hàn, không thực nhiệt không dùng được.

Liều dùng uống hàng ngày là 1 đến 2g dưới hình thức thuốc bột hay viên.

Tuy nhiên cần dùng cẩn thận, thời gian dùng ngắn, tránh nhiễm độc do chi.

Đơn thuốc có duyên đơn dùng trong đông y

Đơn thuốc chữa mất ngủ do sợ mà tim hồi hộp, kinh giản (của Trương Trọng Cảnh).

Duyên đơn 3g, long cốt 5g, mẫu lệ 20g, phục linh 10g, quế chi3g, bạch thược 5g, cam thỏa 3g, sài hồ 4g, hoàng cầm 5g, nhân sâm 3g, bán hạ 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!