Dự thảo: THÔNG TƯ Quy định xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế

1972
THÔNG TƯ Quy định xây dựng định mức máy móc
THÔNG TƯ Quy định xây dựng định mức máy móc
5/5 - (1 bình chọn)
BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số:      /2018/TT-BYT Hà Nội, ngày    tháng    năm 2018

 

THÔNG TƯ

Quy định xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế

 

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, sử dụng máy móc thiết bị.

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến công tác xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế gồm: xây dựng, thẩm định, ban hành định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; nội dung trình bày định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị công lập thực hiện công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, đào tạo nhân viên y tế, kiểm nghiệm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Điều 3. Quy định về tiêu chuẩn nhận biết máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế

Máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế: là các máy móc, thiết bị có đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng trong ngành y tế thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo cán bộ y tế, y tế dự phòng.

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng định mức

  1. Định mức được xây dựng và áp dụng cho từng cơ sở y tế, xác định mức tối đa được phép sử dụng của từng loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở y tế.
  2. Định mức được xây dựng phải đảm bảo tính ổn định, được thực hiện trong thời gian dài. Khi có sự thay đổi về công nghệ, phạm vi chuyên môn, quy mô hoạt động hoặc các yếu tố khác làm cho định mức không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì các tổ chức, cá nhân áp dụng định mức có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh hoặc xây dựng mới cho phù hợp.
  3. Định mức các bước công việc tương tự nhau trong các nhiệm vụ chuyên môn của các lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ cần bảo đảm sự phù hợp, không khác biệt, mâu thuẫn.
  4. Đảm bảo sự tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước của Bộ về công tác xây dựng định mức; khuyến khích, phát huy quyền chủ động, của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng định mức thuộc ngành y tế.

Điều 5. Kinh phí xây dựng định mức

Kinh phí xây dựng định mức được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác. Việc lập, phân bổ, quản lý kinh phí xây dựng định mức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương II

CHUẨN BỊ HỒ SƠ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CỦA ĐƠN VỊ

Điều 6. Hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Các quy hoạch về chuyên môn, cơ sở hạ tầng của đơn vị
  2. Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt các kỹ thuật chuyên môn được phép thực hiện của đơn vị.
  3. Quy chế hoạt động của đơn vị và quy chế hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.
  4. Thống kê các báo cáo, hồ sơ, tài liệu về công suất sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế của đơn vị trong thời gian 2 năm gần nhất

Điều 7. Thống kê máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế có đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định của đơn vị.

 

 

Chương III

                             TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC MÁY MÓC THIẾT BỊ

Tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng của đơn vị được xác định căn cứ trên nhu cầu sử dụng thiết bị của đơn vị theo giai đoạn 5 năm. Định mức về số lượng thiết bị của đơn vị căn cứ trên công suất sử dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đơn vị.

Điều 9. Tiêu chuẩn máy móc thiết bị chuyên dùng lĩnh vực khám chữa bệnh.

Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác khám chữa bệnh được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Tiêu chuẩn máy móc thiết bị chuyên dùng lĩnh vực y tế dự phòng

Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác y tế dự phòng được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác đào tạo nhân viên y tế.

Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác y tế dự phòng được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác kiểm nghiệm trong ngành y tế.

Tiêu chuẩn máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công tác y tế dự phòng được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế chưa được quy định tại Thông tư này

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế chưa được quy định cụ thể về tiêu chuẩn định mức, các đơn vị được tự xác định danh mục căn cứ nhu cầu chuyên môn và xác định số lượng căn cứ công suất sử dụng thiết bị của đơn vị trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Chương VI

LẬP ĐỊNH MỨC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG CỦA ĐƠN VỊ

Điều 14. Danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng của đơn vị

Căn cứ tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế quy định tại Chương III, các đơn vị xây dựng danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng phù hợp với yêu cầu công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư này

Khi tổng hợp xác định mức phải sắp xếp theo chuyên khoa, chuyên môn, theo nguyên tắc cùng một loại thiết bị được sử dụng ở nhiều chuyên khoa, chuyên môn chỉ tổng hợp, sắp xếp ở một chuyên khoa, chuyên môn phổ biến nhất. (Ví dụ: Máy siêu âm vừa được sử dụng ở khoa Nội tổng hợp vừa được sử dụng ở Khoa Chẩn đoán hình ảnh; khi tổng hợp chỉ để ở Khoa Chẩn đoán hình ảnh, số lượng hiện có và định mức bằng tổng số lượng hiện có và tổng định mức của 2 khoa cộng lại).

Các thiết bị hiện có đang được theo dõi, quản lý với các tên gọi khác nhau, nhưng tính năng, mục đích sử dụng giống nhau, có thể sử dụng thay thế cho nhau và không phụ thuộc nhiều vào công suất của thiết bị thì cần được tổng hợp vào là 1 loại máy móc, thiết bị. (Ví dụ: tủ ấm 37 độ và tủ ấm 35-37 độ được tổng hợp là 1 loại; tủ lạnh âm 200 và tủ lạnh âm 220 được tổng hợp là 1 loại….)

Các máy móc, thiết bị có cùng tên gọi chung giống nhưng mục đích, tính năng sử dụng không giống nhau, không thể sử dụng thay thế cho nhau hoặc nhu cầu sử dụng với công suất khác nhau thì cần tách ra để báo cáo số lượng và đề xuất định mức (Ví dụ: cùng là máy siêu âm nhưng cần đề xuất riêng máy siêu âm 4D và máy siêu âm 2D; cùng là máy xét nghiệm sinh hóa nhưng phải đề xuất riêng cho loại máy, công suất máy)

Chương V

PHÊ DUYỆT ĐỊNH MỨC

Điều 15. Thẩm quyền phê duyệt định mức.

Thẩm quyền phê duyệt định mức được quy định điểm b, Khoản 2, Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 16. Nội dung phê duyệt định mức

Đơn vị được giao thẩm định về định mức của đơn vị căn cứ trên tiêu chuẩn định mức được quy định tại Thông tư này để xem xét về:

– Danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tình hình của đơn vị.

– Số lượng định mức phù hợp với tiêu chuẩn quy định tại Thông tư. Các thiết bị chưa quy định được xem xét định mức trên nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển chuyên môn của đơn vị.

Chương VI

TỔ CHỨC ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC

Điều 17. Áp dụng định mức trong lập nhu cầu, mua sắm thiết bị

Các đơn vị chỉ được mua sắm tài sản công theo tiêu chuẩn định mức đã được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Điều 18. Điều chỉnh định mức

Trong quá trình triển khai thực hiện, khi có nhu cầu điều chỉnh, đơn vị lập hồ sơ cho các thiết bị cần điều chỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày     tháng 6 năm 2016.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

  1. Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
  2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Cổng TTĐT Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC, TBCT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1. Tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng khám chữa bệnh

(Kèm theo Thông tư số     /2018/TT-BYT ngày    tháng 6 năm 2018 của Bộ Y tế)

TT Máy móc, thiết bị Tiêu chuẩn định mức
I Hồi sức cấp cứu và chống độc
1 Máy thở Xâm nhập + không xâm nhập  
2 Máy thở chức năng cao  
3 Bơm truyền dịch  
4 Bơm tiêm điện  
5 Máy phá rung tim  
6 Bộ đặt nội khí quản người lớn  
7 Máy theo dõi bệnh nhân 7 thông số  
8 Hệ thống  theo dõi trung tâm  
9 Máy hút liên tục áp lực thấp chạy điện  
10 Máy hút dịch  
11 Máy khí dung siêu âm  
12 Giường cấp cứu hồi sức  
13 Máy X-quang di dộng (DR)  
14 Hệ thống nội soi tiêu hoá video (1 dây soi dạ dày, 1 dây đại  tràng)  
15 Hệ thống nội soi khí phế quản video có chức năng chẩn đoán ung thư sớm  
16 Máy siêu âm Doppler màu 3 đầu dò  
17 Máy thận nhân tạo cấp cứu  
18 Máy siêu lọc máu liên tục  
19 Hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO  
20 Cân bệnh nhân tại giường điện tử  
21 Máy điện tim 6 kênh  
22 Máy đo và theo dõi áp lực nội sọ liên tục  
23 Máy theo dõi áp lực nội sọ xâm lấn  
24 Máy hạ thân nhiệt chỉ huy  
II Nội khoa
1 Máy thở Xâm nhập + không xâm nhập  
2 Máy thở chức năng cao  
3 Bơm truyền dịch  
4 Bơm tiêm điện  
5 Máy phá rung tim  
6 Bộ đặt nội khí quản người lớn  
7 Máy theo dõi bệnh nhân 7 thông số  
8 Hệ thống  theo dõi trung tâm  
9 Máy hút liên tục áp lực thấp chạy điện  
10 Máy hút dịch  
11 Máy khí dung siêu âm  
12 Giường cấp cứu hồi sức  
13 Máy X-quang di dộng DR  
14 Hệ thống nội soi tiêu hoá vedeo (1 dây soi dạ dày, 1 dây đại  tràng)  
15 Cân bệnh nhân tại giường điện tử  
16 Máy điện tim 6 kênh  
17 Máy đo và theo dõi áp lực nội sọ liên tục  
18 Máy theo dõi áp lực nội sọ xâm lấn  
19 Máy hạ thân nhiệt chỉ huy  
20 Gây mê hồi sức
21 Bàn để dụng cụ phẫu thuật mổ chi dưới  
22 Bàn để dụng cụ phẫu thuật mổ chi trên  
23 Bàn tít dụng cụ  
24 Bàn uốn nẹp  
25 Bộ đặt nội khí quản người lớn  
26 Bộ dụng cụ DHS/DCS  
27 Bộ dụng cụ đóng  và tháo đinh nội tủy  
28 Bộ dụng cụ mổ bàn tay  
29 Bộ dụng cụ mổ cắt cụt chi dưới  
30 Bộ dụng cụ mổ kết hợp xương chi dưới  
31 Bộ dụng cụ mổ kết hợp xương chi trên  
32 Bộ dụng cụ mổ mạch máu ngoại vi cho chấn thương chỉnh hình  
33 Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống  cổ  
34 Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống Lưng  
35 Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống thường  
36 Bộ dụng cụ phẫu thuật dạ dày  
37 Bộ dụng cụ phẫu thuật gan mật  
38 Bộ dụng cụ phẫu thuật hầu họng  
39 Bộ dụng cụ phẫu thuật lồng ngực  
40 Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi lồng ngực  
41 Bộ dụng cụ phẫu thuật sản khoa  
42 Bộ dụng cụ phẫu thuật tai  
43 Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh sọ não  
44 Bộ dụng cụ phẫu thuật thận tiết niệu  
45 Bộ dụng cụ phẫu thuật thanh quản  
46 Bộ dụng cụ phẫu thuật tuyến giáp  
47 Bộ dụng cụ tiểu phẫu  
48 Bộ dụng cụ vá da, bóc u phần mềm…  
49 Bộ dụng cụ vi phẫu tai  
40 Bộ gá đầu phẫu thuật thần kinh, sọ não  
  Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt người lớn  
  Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt trẻ em  
  Bơm tiêm điện  
  Bơm tiêm giảm đau PCA  
  Bơm truyền dịch  
  Dao mổ siêu âm có chức năng hàn mạch  
  Dao mổ điện cao tần ≥ 300W  
  Dao mổ siêu âm  
  Đèn đọc film X-quang kiểu LED, treo tường 4 film  
  Giường Cấp cứu Hồi sức  
  Hệ thống nội soi khớp  
  Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi sọ não  
  Bộ dụng cụ mổ nội soi khớp cổ chân  
  Bộ dụng cụ mổ nội soi khớp gối  
  Bộ dụng cụ mổ nội soi khớp háng  
  Bộ dụng cụ mổ nội soi khớp vai  
  Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng full HD + 2 bộ dụng cụ  
  Hệ thống phẫu thuật nội soi phụ khoa full HD + 2 bộ dụng cụ  
  Hệ thống phẫu thuật nội soi thanh quản + 2 bộ dụng cụ  
  Hệ thống phẫu thuật nội soi TMH + 2 bộ dụng cụ  
  Hệ thống soi mềm cầm tay để đặt nội khí quản khó  
  Hệ thống X quang C-arm cho phòng mổ  
  Khoan phẫu thuật thần kinh sọ não  
  Khoan phẫu thuật xương chạy điện ( 2 bộ đầu khoan)  
  Khoan, cưa y tế  trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình(dùng pin)  
  Kính hiển vi phẫu thuật cột sống  
  Kính hiển vi phẫu thuật thần kinh 3 đầu quan sát, có chụp huỳnh quang  
  Máy dò thần kinh để gây tê đám rối  
  Máy Garo hơi tự động  
  Máy gây mê kèm thở + theo dõi khí mê  
  Máy hút dịch phẫu thuật chạy điện  
  Máy làm ấm cho bệnh nhân trên bàn mổ  
  Máy phá rung tim  
  Máy phun thuốc khử trùng phòng mổ  
  Máy theo dõi bệnh nhân 5 thông số  
  Máy theo dõi bệnh nhân 7 thông số cho phòng mổ  
  Máy theo dõi độ mê sâu  
  Máy thở Xâm nhập + không xâm nhập  
  Nồi hấp nhanh ≥ 18 lít  
  Bộ phụ kiện cho bàn mổ chuyên dụng  
  Tủ làm ấm dịch truyền ≥ 400lít  
IV Ung bướu và Y học hạt nhân
1 Máy thở Xâm nhập + không xâm nhập  
2 Máy thở chức năng cao  
3 Bơm truyền dịch  
4 Bơm tiêm điện  
5 Cân bệnh nhân tại giường điện tử  
6 Máy siêu âm doppler màu 2 đầu dò  
7 Máy phá rung tim  
8 HTtheo dõi trung tâm cho 20 giường  
9 Máy hút dịch chạy điện  
10 Máy hút dịch cắm tường ( Hút trung tâm )  
11 Máy theo dõi bệnh nhân 5 thông số (Cho buồng cấp cứu, hồi sức)  
12 Máy điện tim 12 kênh  
13 Máy X-quang di dộng  
14 Hệ thống điều trị ung thư bằng xạ trị  
15 Máy gia tốc tuyến tính  
16 Hệ thống đo liều  
17 Hệ thống lập kế hoạch điều trị 3D  
18 Xưởng làm khuôn chiếu xạ: Hệ thống làm khuôn  
19 Hệ thống CT – mô phỏng  
20 Hệ thống quản lý bệnh nhân  
21 Hệ thống Phantom IMRT  
22 Cửa chắn Neutron  
23 Hệ thống xạ trị áp sát suất liều cao  
24 SPECT Symbia S  
25 Hệ thống cấy hạt phóng xạ kèm siêu âm chuyên dụng  
26 Giường Hồi sức  
V Nội soi chẩn đoán, can thiệp
1 Hệ thống nội soi + dụng cụ nội soi khớp  
2 Hệ thống nội soi dạ dày video có chức năng chẩn đoán sớm ung thư  
3 Hệ thống nội soi đại tràng video có chức năng chẩn đoán sớm ung thư  
4 Hệ thống nội soi khí phế quản ống cứng  
5 Hệ thống nội soi khí phế quản video có chức năng chẩn đoán sớm ung thư  
6 HT nội soi khí phế quản có hệ thống Video Nhi khoa  
7 Hệ thống nội soi sản khoa  
8 Hệ thống nội soi tiết niệu  
9 Hệ thống nội soi Tiết niệu + tán sỏi qua đường nội soi  
10 Hệ thống nội soi TMH  cấp cứu nhi  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2. Tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng y tế dự phòng

(Kèm theo Thông tư số     /2018/TT-BYT ngày    tháng 6 năm 2018 của Bộ Y tế)

TT Danh mục thiết bị Mã dịch bệnh đáp ứng Đơn vị tính Số lượng tối thiểu tại TƯ Số lượng tối thiểu

tại mỗi tỉnh/TP (*)

Loại đặc biệt & I Loại

II

Loại III
1 Máy đo nhiệt độ cầm tay (tia hồng ngoại) Tất cả các bệnh chiếc 500 30 25 20
2 Bình phun tay Tất cả các bệnh chiếc 300 20 15 10
3 Máy phun đeo vai (ULV) A90-A91, A83-A85, MN chiếc 300 20 15 12
4 Máy phun đeo vai (MD) Tất cả các bệnh chiếc 300 20 15 12
5 Máy phun cỡ lớn đặt trên ô tô Tất cả các bệnh chiếc 30 3 2 1
6 Máy phun mù nhiệt Tất cả các bệnh chiếc 300 20 15 12

 

Dự thảo: THÔNG TƯ Quy định xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế

DOWNLOAD DỰ THẢO DƯỚI ĐÂY

Du thao Thong tu

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!