Công văn 2331/BHXH-DVT HD thanh toán tỷ lệ hao hụt với vị thuốc cổ truyền theo Thông tư 43/2017/TT-BYT

909
Công văn 2331/BHXH-DVT năm 2018
Công văn 2331/BHXH-DVT năm 2018
5/5 - (1 bình chọn)
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

———————————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————-

Số: 2331/BHXH-DVT

V/v hướng dẫn thanh toán tỉ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền theo Thông tư số 43/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 16/11/2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thay thế cho Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30/12/2011 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong chế biến, bảo quản và cân chia (sau đây gọi là Thông tư số 43/2017/TT-BYT). Thông tư số 43/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Căn cứ ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 242/YDCT-QLD ngày 10/5/2018 đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Công văn hướng Thông tư số 43/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, để thống nhất việc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) chi phí vị thuốc cổ truyền, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung như sau:

  1. Về việc xây dựng và thẩm định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền trong chế biến, bảo quản và cân chia:
  • Đề nghị cơ sở KCB lập và gửi cơ quan BHXH danh mục vị thuốc cổ truyền, các tài liệu có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 43/2017/TT-BYT để làm cơ sở thanh toán.
  • Căn cứ vào tình trạng dược liệu, vị thuốc khi cơ sở KCB mua (chưa sơ chế/đã sơ chế/đã phức chế) và yêu cầu sử dụng đối với dược liệu, vị thuốc (sơ chế/phức chế), cơ quan BHXH phối hợp với cơ sở KCB xác định tỷ lệ hao hụt thực tế trong chế biến dược liệu, vị thuốc của cơ sở KCB (ưu tiên các dược liệu, vị thuốc sử dụng nhiều, chi phí lớn), đảm bảo phương pháp chế biến phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo tài liệu cơ sở KCB đã cung cấp, lưu ý nội dung sau:

– Trường hợp cơ sở KCB mua dược liệu chưa sơ chế:

Nếu yêu cầu sử dụng dược liệu “Sơ chế” thì áp dụng tỷ lệ hao hụt tại cột “Sơ chế” quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2017 /TT- BYT).

Nếu yêu cầu sử dụng dược liệu “Phức chế” thì áp dụng tỷ lệ hao hụt tại cột “Phức chế” quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2017 /TT-BYT).

  • Trường hợp cơ sở KCB mua dược liệu đã sơ chế:

Nếu yêu cầu sử dụng dược liệu “Sơ chế” thì không được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình chế biến vào giá thanh toán vị thuốc cổ truyền.

Nếu yêu cầu sử dụng dược liệu “Phức chế” thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế.

  • Trường họp cơ sở KCB mua vị thuốc đã phức chế thì không được tính tỷ lệ hư hao trong quá trình chế biến vào giá thanh toán vị thuốc cổ truyền.
  1. về việc thanh toán chi phí vị thuốc cổ truyền tại cơ sở KCB:
  • Cơ quan BHXH thanh toán giá vị thuốc cổ truyền căn cứ giá mua của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo quy định tại cơ sở KCB (hóa đơn mua dược liệu/vị thuốc phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu/vị thuốc khi mua), tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến đã thẩm định, tỷ lệ hư hao trong bảo quản và cân chia, được xác định theo công thức sau:

100 XP1

p2 =         —————

(100-H1H2)

Trong đó:

+ P1: Giá mua của dược liệu, vị thuốc.

+ p2: Giá vị thuốc bao gồm chi phí hao hụt trong thanh toán BHYT.

+ H1: Tỷ lệ hư hao thực tế trong quá trình chế biến tại cơ sở KCB và thống nhất với cơ quan BHXH.

+ H2: Tỷ lệ hư hao trong quá trình bảo quản, cân chia theo Thông tư số 43/2017/TT-BYT.

  • Trường họp trong quá trình chế biến dược liệu, vị thuốc phát sinh chi phí khác (điện, nước, nhiên liệu, vỏ/bao gói đựng thuốc, vị thuốc khác dùng đê chế biến,…), cơ sở KCB lập thuyết minh chi tiết, bao gồm các dữ liệu cấu thành chi phí khác, gửi kèm Phụ lục 01, Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế gửi cơ quan BHXH để giám định, thống nhất thanh toán. Trong đó, đối với chi phí điện, nước, nhiên liệu, BHXH tỉnh đề nghị cơ sở KCB xây dựng, tính toán định mức tiêu hao nhiên liệu, điện, nước cho từng máy dùng trong chê biến đối với một lô, mẻ sản phẩm dựa trên một số tiêu chí như: công suất máy, thời gian tiêu thụ, thời gian sản xuất; lượng nước cần dùng để bào chế một lô mẻ sản phẩm,…

Công văn này thay thế hướng dẫn tại Mục 1 Công văn số 3762/BHXH- DVT và các nội dung hướng dẫn Thông tư số 49/2014/TT-BYT tại Công văn số 3762/BHXH-DVT ngày 25/6/2017 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thanh toán tỷ lệ hư hao thuốc y học cổ truyền, thuốc y học cổ truyền tự bào chế theo chế độ BHYT

Nơi nhận:

– Như trên;

– Bộ Y tế;

– Tổng giám đốc (để b/c);

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố;

– Cục QLYDCT, BYT;

– Các đơn vị: CSYT, TTKT, KTNB, GĐB;

-Website BHXH Việt Nam;

– Lưu VT, DVT2 (3b).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Phạm Lương Sơn

 

Công văn 2331/BHXH-DVT về việc hướng dẫn thanh toán tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền theo Thông tư 43/2017/TT-BYT.

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC TẠI ĐÂY

2331_BHXH_DVT_2018_VNRAS

2331_BHXH_DVT_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!