Cây Vọng Giang Nam (Cốt Khí Muồng, Thạch Quyết Minh, Muồng Hòe) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

131
Vọng Giang nam
Vọng Giang nam
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vọng Giang Nam trang 469-470 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cốt Khí Muồng, Dương Giác Đậu, Giang Nam Đậu, Thạch Quyết Minh, Sơn Lục Đậu, Dã Biển Đậu, Muồng Hòe (Miền Nam), Muống Khế.

Tên khoa học Cassia occident 

Thuộc họ Vang Caesalpniaceae.

Mô tả cây

Vọng Giang Nam là một cây nhỏ cao 0,60-1m thân phía dưới hoá gỗ. Toàn thân nhẫn, không có lông. Lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét dài 4-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống. Toàn lá dài 20cm. Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả giáp, dài 6-10cm, rộng tới 7mm, hơi cong hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nổi nhau. Hạt dẹt, hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng, nhẵn bóng.

Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 8-10

Vọng Giang nam
Vọng Giang nam

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc tại Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc v.v… tại đây có nơi trồng để làm thuốc). Ấn Độ, Braxin (Nam Mỹ) cũng có.

Người ta dùng toàn bộ cây, hay chỉ hái lá, hải hạt về phơi khô. Ở Việt Nam ta chưa chú ý khai thác loài này.

Thành phần hoá học

Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855%, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150%, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, glucoza 0,738%, chất pectin, gồm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536%, chất anbuminoit không tan 2,216%.

Theo Lưu Mê Đạt Phu (1955), trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emodin, tanin, chừng 36% chất nhầy, 2,55% chất béo, 4,33% tro.

Trong lá cũng có chất emodin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin.

Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy.

Trong hạt có physcion C16H12O5. (J. Am. Pharm. Assoc., 1957, 46, 271; C. A. 1969, 70, 84918m) physcion-l-glucozit, C22H22O10 (Experientia, 1971, 43), 1,8-dihydroxy-2-metylanthraquinon, 1,4,5- trihydroxy-3-metyl-7-metoxy anthraquinon (Experientia 1974, 30, 850), N-metylmorpholin (C. A., 1971, 74, 50512s) galactomannan (J. chem.1973, 11, 1134)

Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin, 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy – 7methylanthraquinon,C16H12O6 islandixin -1,4,5 trihydroxy-2-metylanthraquinon C15H10O5 1.4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042).

Trong lá có dianthronic heterozit (C. A., 1969, 70, 84918m).

Trong vỏ quả có C-glucozit của apigenin (C. A., 1969, 70, 84918m).

Công dụng và liều dùng

Nói chung cây này thấy ít được dùng ở Việt Nam làm thuốc. Tuy nhiên chúng tôi đã có dịp thấy tại Lạng Sơn một vị đông y dùng nó với tên thảo quyết minh, dùng cả rễ và hạt, để làm thuốc chữa sốt, không tiêu.

Tại Trung Quốc người ta dùng hạt vọng giang nam uống làm thuốc chữa đau bụng đi lỵ, táo bón, ăn uống không tiêu, đầu nhức mắt mờ. Lá tươi giã nát đắp lên các chỗ rắn độc cắn, cua tôm quáp bị thương.

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.

Vọng giang nam không chỉ được dùng ở các nước châu Á, mà còn được dùng ở các nước khác. Theo E. Perrot, hạt Cassia occidentalis tươi có độc do một chất toxanbumin (phytotoxin) và cryzarobin (chrysarobin) là một antraglucozit. Khi rang lên hạt sẽ hết độc và được dùng ở châu Phi uống nước thay cà phê gọi là cà phê của người đen, mùi thơm dễ chịu. Nếu dùng tươi thì có độ Thực tế trong năm 1913 ở ngoại ô Paris (thủ đô nước Pháp) đã xảy ra những vụ ngộ độc ngựa cho ăn hạt này lẫn với yến mạch (avoine). Năm 1924 lại xảy ra vụ ngộ độc nữa cũng do cho ngựa ăn hạt không rang. Khi bị ngộ độc thì viêm ruột viêm màng óc. Những chất độc khi rang lên sẽ phá huỷ cho nên rang lên mới dùng được.

Một số tác giả châu Âu khác (Deliouxe Savignac, Dubonnex v.v…) đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của hạt vọng giang nam mọc ở các nước khác đã xác nhận hạt này có tác dụng chữa sốt điều kinh. Tại các nước châu Phi, người ta dùng lá, rễ và hạt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!