Cây Lá Men (Kinh Giới Núi, Cây Men) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

211
Cây Lá Men
Cây Lá Men
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Lá Men trang 423-424, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Kinh Giới Núi, Cây Men.

Tên khoa học Mosla dianthera Maxim.

Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).

Mô tả cây

Cây cỏ cao 25-50cm, mọc đứng, gầy, nhiều cành, thân vuông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá dài 1,5-2cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, trắng hay hồng mọc thành bóng ở đầu cành hay kẽ lá, bông dài 5-10cm, với những vòng gồm 2 hoa, cách nhau. Quả bế tư, màu nâu nhạt, hình cầu. Toàn cây có lòng tơ, mùi thơm đặc biệt 

Cây Lá Men
Cây Lá Men

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở miền núi khắp nước ta, đặc biệt ở miền Bắc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Mùa hoa quả tháng 12-2. Thường thu hái vào lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy khô. 

Thành phần hóa học

Năm 1991, Vũ Ngọc Lộ và cộng sự nghiên cứu thấy cây Mosla chinensis Maxim chứa 0,51% tinh dầu, tinh dầu chứa 68,3-70% thymol có tác dụng kháng khuẩn mạnh và với năm Candida albicans (Dược học 4, 1991, 14-17). Toàn cây có tính dầu mùi thơm nhẹ. 

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng cây lá men để chế men rượu. Còn dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, nhức đầu.

Ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Có nơi còn dùng làm rau ăn sống hoặc nấu ăn

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!