Cây Khiếm Thực – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

161
Cây Khiếm Thực
Cây Khiếm Thực
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Khiếm Thực trang 863-864 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên kê đầu, khiếm.

Tên khoa học Euryale ferox Salisb.

Thuộc họ súng Nymphaeaceae.

Ở Việt Nam hiện nay dùng hai vị thuốc mang tên khiếm thực, ta cần chú ý để phân biệt.

  1. Hạt phơi hay sấy khô (Semen Euryales) của cây khiếm thực nói trên.Vị này mới đúng là vị khiếm thực nhưng còn phải nhập của Trung Quốc vì nước ta chưa thấy cây này.
  2. Thân rễ củ phơi hay sấy khô của cây củ súng nhỏ Nymphaea stellata Wild. cùng họ Súng (Nymphaeaceae). Nhiều người và nhiều nơi vẫn dùng vị này với tên khiếm thực.

Mô tả cây khiếm thực chính thức

Khiếm thực chính thức là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen.

Cây Khiếm Thực
Cây Khiếm Thực

Phân bổ, thu hái và chế biến

Hiện chưa thấy trồng ở Việt Nam. Tại Trung Quốc được trồng ở ao đầm, nhiều tỉnh, đặc biệt các tỉnh giáp giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây và Văn Nam đều có.

Tháng 9-10 qua chín hái về, xay vỡ say lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt lấy nhân phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học của khiếm thực

Theo Thực vật học tạp chí (Trung Quốc) số 51. 324. (1987) trong khiếm thực có nhiều tinh bột và catalaza.

Theo phân tích của hệ dinh dưỡng thuộc Sở vệ sinh Trung ương 1957 thì trong khiếm thực có 4,4% chất protit, 0,2 chất béo, 32% hydrat cacbon, 0,009% chất canxi, 0,11% photpho, 0,004% sắt, 0,006% vitaminC.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thức ăn, trong đông y khiếm thực được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Còn có tác dụng chữa di tinh, đi đái nhiều, phụ nữ khí hư bạch đới.

Liều dùng: Ngày uống 10-30g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hoặc thuốc bột.

Theo tài liệu cổ, khiếm thực có vị ngọt, chát, tính bình, vào 2 kinh tỳ và thận. Có tác dụng bổ tỳ, ích thận, chỉ tả, sáp tỉnh. Chữa di tinh, bạch đới đại tiện lỏng, tiểu tiện không chủ động.

Đơn thuốc có khiếm thực

Bài thuốc Thủy lục nhị tiên đơn, dùng chữa bệnh thần kinh suy nhược, di mộng tinh, hoạt tỉnh, lỵ mãn tính, viêm ruột mãn tính: Khiếm thực và kim anh tử, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thêm mặt làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5g. Uống với nước nóng.

Thủy là dưới nước, lục là trên đất. Vì khiếm thực mọc ở dưới nước, kim anh mọc ở trên đất, do đó có tên thủy lục đơn.

Chú thích:

Nhiều người ở ta vẫn dùng củ súng với tên khiếm thực. Thực tế hai cây khác hắn nhau, lá cây củ súng có cuống dính vào đáy lá, lá không tròn, lại xẻ. Bộ phận dùng cũng khác nhau một bên là hạt (khiếm thực thật) một bên là thân rễ (củ súng).

Tuy nhiên cả hai đều có chất tinh bột, các hoạt chất khác chưa rõ.

Nhân dân ta nhiều người vẫn dùng củ súng hay khiếm thực. Ngay cả Trung Quốc cũng mua củ súng của ta với tên khiếm thực.

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!