Cây Hublông (Cây Houblon, Hương Bia, Hoa Bia) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

267
Cây Hublông
Cây Hublông
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hublông trang 413-415 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Houblon, Hương Bia, Hoa Bia. 

Tên khoa học Humulus lupulus L. 

Thuộc họ Gai mèo Cannabinaceae.

Mô tả cây

Đây là một loại dày mọc leo, sống dai, khác gốc, thân mọc cuốn, có lông cứng. Lá mọc đối, có cuống, gốc hình tim, có 3-5 thùy chân vịt, mép có răng cưa. Hoa màu lục nhạt. Hoa đực tập hợp thành chùy thưa, mọc ở kẽ lá, hoa cái họp thành nón, nhiều nón họp thành chùm ở đầu cành. Mỗi nón hình trứng gốm rất nhiều lá bắc dạng lá, màu vàng nhạt và mỏng khi chín, cái nọ phủ lên cái kia. Ở nách mỗi nón có hai hoa cải, sau khi thụ phấn sẽ cho một quả bé nhỏ

Cây Hublông
Cây Hublông

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại và được trồng ở các nước ổn đới, ẩm thấp châu Âu và châu Mỹ (Pháp, Séc, Đức …) để lấy hoa cái chế bia. Khi trống thường người ta loại bỏ những gốc cây đực để tránh thụ phấn với những hoa cái tạo những quả bế làm giảm mùi thơm của hoa. Ở nước ta, mấy năm gần đây mới nhập nội loại cây này về trồng thí nghiệm ở Mộc Châu, Hà Giang, Bắc Ninh và Đà Lạt để lấy hoa cái chế rượu bia. Vào mùa hoa (tháng 6-7) người ta thu hái những nón hoa cái chín, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°. Càng để lâu mùi thơm càng tăng.

Ngoài hoa cái, người ta còn dùng lồng tiết phủ trên lá bắc (chiếm 10 đến 12% trọng lượng cụm hoa cái) với tên lupulin. Muốn chế lupulin, người ta đập hoa cái, lồng tiết sẽ rụng ra dưới dạng bột màu nâu đỏ nhạt, rất dễ vốn vào nhau, không bị nước làm ướt. Mùi rất hãng. Vị đắng. Khi soi kính hiển vi, ta sẽ thấy những lỏng có kích thước 150-250, chân ngắn gồm nhiều tế bào, với phần trên xếp thành hình cốc gồm một dãy tế bào tiết có lớp cutin bị nhựa đầu tiết ra làm dãn ra.

Thành phần hóa học

Những nón hoa cái chứa khoảng 10% nước, 8% chất vô cơ, các chất lipit, sáp, một ít tanin, sắc to flavon, chất xanthohumola (là một chalcon), các glucozit của quexetola và kaempferola. Các amin (trimetylamin) và cholin cũng đã được phát hiện .

Người ta cho rằng hoạt chất của nón hoa cái hublông là nhựa dầu (oleoresin) gồm: 0,50% tinh dầu với thành phần gồm các cacbua terpenic: myxen, humulen, canaben và một este valeri- anic của bocneola.

10 đến 15% chất nhựa (resine) chứa những hợp chất đẳng xeton với những gốc OH phenola (làm cho trước đây người ta tưởng làm là axit): lupulon, (axit ß-lupulinic) kèm theo những chất gần giống với những chuỗi đính khác nhau, rất dễ đồng phân hóa trong quá trình bảo quản. Những năm gần đây người ta đã phát hiện thấy các hợp chất trixeton có vòng năm cạnh: humulinon và hulupon.

Công dụng và liều dùng

Về mặt y được hoa hublong được dùng từ lâu đời làm thuốc giúp sự tiêu hóa, thuốc bổ đắng (dưới dạng thuốc hãm 10%). Người ta cho rằng hoa hublông có tác dụng gây động dục (oestrogène). Chất lupulin (lỏng tiết) được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc dịu dục (bột dùng với liều 0,20g đến 1g, cao dùng với liều 0,10g đến 0,50g). Với liều cao có thể gây nhức đầu và buồn nôn.

Năm 1952, Erdman đã chứng minh tác dụng chống khuẩn của humulon lupulom và nhất là dẫn xuất hydrogen hóa của lupulon đối với các vị trùng Gram dương và vi trùng lao.

Trong công nghiệp bia: Công dụng lớn nhất của hoa hublông là trong công nghiệp chế bia: Trước khi cho lên men nước sắc mầm lúa mạch người ta thêm hoa hublông vào. Người ta cho rằng hoa hublong làm cho bia có mùi thơm, vị đắng và giúp bảo quản bia lâu hỏng.

Chú thích:

Nếu cây hoa hublông là một cây mới di thực thì ở trong nước ta vốn có mọc hoang dại một cây thuộc cùng chi tên là cây sàn sạt hay leo dây tên khoa học là Humulus japonicus Sieb. et Zucc, (Antidesma scandens Lour.) thuộc cùng họ Gai mèo (Cannabinaceae). Đây là một loại dây leo thân có rãnh dọc, lá mọc đối, lá phía trên so le, phiến xẻ 5 thùy hình chân vịt, rộng 8cm, rất nhiều lông, mép có răng cưa. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở kẽ lá, thành chùy hình tháp, hoa cải thành hình xim co gần hình cầu. Hoa không cuống, mọc ở nách một lá bắc đính với một lá bắc con giống như một đài. Hoa đực có 5 lá đài có lông rải rác ở phần lưng. Nhị 5, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn rời hình 4 cạnh. Hoa cái trần quả bế, màu vàng nhạt.

Hoa nở vào tháng 7-8. Cây mọc hoang dại ở khắp nơi. Trâu bò rất thích ăn. Hoa cái không thấy có lòng tiết cho nền không thấy thơm và không dùng chế bia được. Lá sàn sạt có 0,05% luteolin-7D-glucozit C21H20O11.1/2 HO; 0,015% cosmosiin C21H20O10, 0,005% vitexin C21H20O10 (Dược học tạp chí-Nhật, 1962, 82, 1331), ngoài ra còn ít tinh dầu, tanin. Hạt chứa 27,9% chất béo (Trung được chỉ, 1961, 719, 1647). Nhân dân dùng lá khô sắc uống chữa lỵ, sốt, khát nước. Có thể dùng lá tươi. Ngày dùng 10-16g lá khô

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!