Tục Đoạn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

325
Tục Đoạn
Tục Đoạn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tục Đoạn trang 821 – 823 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là sâm nam, đầu và (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng Khoảng)

Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq.

Thuộc họ Tục đoạn Dipsacaceae.

Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn.

Tục là nổi, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nổi được gần xương đã đứt.

Mô tả cây

Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, căng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống. Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gần lá cách, trên đường gần của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dẫn. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cửa màu hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thuỷ, gần lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên. Cụm hoa hình trứng hay hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm. Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở các savan cô có đất với và sét, độ cao 1.400-1.700m tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Sapa, Bình Lư (Lào Cai), Hà Giang, Tuyên Quang.

Bắt đầu được khai thác vào khoảng từ năm 1935, vào các tháng 8-10 đào lấy rễ, cắt bỏ mẫu thần và rễ con, phơi khô hay sấy khô là được.

Nhưng cũng có nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ con như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rễ mềm, chất thành đống, đậy bao tải lên đợi cho rễ ẩm lại và chờ cho đến khi mặt vỏ ngoài có vàng hay hơi xám, giữa rễ có màu xanh thì đưa ra phơi khô hay sấy khô.

Hiện nay nhu cầu trong và ngoài nước về tục đoạn rất lớn, việc khai thác những cây mọc hoang không đủ nhu cầu. Cán chú ý trồng ngay tại những nơi có cây mọc hoang. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây non.

Tục Đoạn
Tục Đoạn

Thành phần hoá học

Tục đoạn ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hiện chưa được thống nhất.

Có tài liệu nói trong tục đoạn có một anchoit gọi là lamiin, ít tỉnh dấu và chất màu.

Sơ bộ nghiên cứu tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng axit với giấy quỳ, cho phản ứng dương với các thuốc thử chung của ancaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh, 1961, Bộ môn dược liệu)

Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dipsacus pilosus (cùng chỉ khác loài với tục đoạn) người ta thấy với liều 0,2-0,3g cao đối với 1kg thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên đồng thời biên độ mạch cũng tăng. Hơi thở mau và sâu.

Thử trên tuỷ sống của ếch thấy cao Dipsacus pilosus có tác dụng gây mẽ mạnh.

Công dụng và liều dùng

Tục đoạn thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.

Liều dùng. Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ tục đoạn có vị đắng, cay, tính hơi ổn, vào 2 kinh can và thân. Có tác dụng bổ can, thận, nổi gần xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau an thai, dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gần cốt đứt đau.

Bài thuốc có tục đoạn dùng trong nhân dân

  1. Chữa động thai

Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, đỗ trọng (tắm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80ng. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước com.

Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai.

  1. Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn.

Tục đoạn 40g, nước 600m), sắc còn 200m. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

  1. Ngoài vị tục đoạn Dipsacus japonicus kể trên, trong đông y còn dùng rễ cây Dipsacus asper Wall, cùng họ với tên xuyên tục đoạn, vì chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) còn mọc ở Văn Nam, Tây Tạng.

Theo A. Petelot, cây tục đoạn của ta là Dipsacus asper nhưng so sánh cây tục đoạn khai thác ở ta với hình vẽ và mô tả các loài Dipsacus chúng tôi thấy tục đoạn của ta giống Dipsacus japonicus hơn.

  1. A. Petelot còn giới thiệu một vị nữa mang tên tục đoạn là rễ cây khổ chu thái Sonchus oleracrus L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Thực tế chúng tôi chưa có dịp thấy ai dùng vị này với tên tục đoạn.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!