Rau Muống (Bìm Bìm Nước) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

217
Rau Muống
Rau Muống
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Rau Muống trang 281 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bìm Bìm Nước, Tra Kuôn (Campuchia), Phak Bang (Vienchian), Liseron d’eau (Pháp).

Tên khoa học Ipomoea reptans (L.) Poir.-Ipo- moea aquatica Forsk.

Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae

Mô tả cây

Cây mọc bò, ở nước hay trên cạn. Thân rỗng, đày, có những đốt, mặt ngoài nhấn. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9cm, rộng 3,5-7 cm, cuống lá nhẫn dài 3-6 cm. Hoa to, màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. Quả hình cầu, đường kính 7-9mm. Hạt có lòng màu hung, đường kính 4mm.

Mùa hoa: mùa thu

Rau Muống
Rau Muống

Phân bố thu hái và chế biến

Trống ở khắp nơi trong nước ta dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chủ yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Thành phần hóa học

Trong rau muống có 92% nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% xenluloza; 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong có có tới 100mg% canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2.9% caroten; 23mg% vita- min C; 0,10mg% vitamin B1; 0,7% vitamin PP, 0,09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn nhiều chất nhầy.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm rau ăn tươi, nấu hoặc xào, trong nhân dân rau muống được coi như là một thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc: rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Một số người ít dùng rau muống, khi dùng lần đầu tiên thường thấy rau muống có tác dụng nhuận tràng nhẹ.

Theo Garcia F. (Philip. Journ. Sci. 76, 1944) tại Philipin người ta phát hiện trong ngọn một loại rau muống có một chất giống như insulin và do đó được dùng chữa những người bị bệnh đái tháo có đường.

Ngọn rau muống giã nát với lá cây vòi voi (Heliotropium indicum) đáp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thở.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!