Ô Dược (Cây Dầu Đắng, Cây Ô Dược Nam) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

265
Ô Dược
Ô Dược
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ô Dược  trang 432-434 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Dầu Đắng, Ô Dược Nam.

Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr.

(Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetranthera trinervia Spreng, Daphnidium myrrha Nees.).

Thuộc họ Long não Lauraceae.

Ô Dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam

Mô tả cây

Ô Dược Nam là một cây nhỏ, cao độ 1,30-1,40m cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bát dục, dài 6cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn bóng, mà dưới có lông, hai gân phụ bắt đầu từ điểm các cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm mặt dưới lồi lên. Cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3- 4mm. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, một hạt.

Toàn cây có mùi thơm, vị đắng

Ô Dược
Ô Dược

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở nhiều tỉnh toàn miền Bắc. Nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Bắc Bộ, có ở Hòa Bình, Hà Tây.

Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thụ động hay đầu xuân.

Đào rễ, cát bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô. Nếu thái miếng thì rễ tươi lấy về, cạo sạch vỏ ngoài (có khi không cạo) ngâm vào nước thỉnh thoảng thay nước rồi thái thành từng miếng mỏng phơi khô.

Thành phần hóa học

Vị ô dược nam chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Trong quả mọng có thể chiết được một thứ dầu màu đỏ.

Trong ô được bắc, người ta phân biệt hai loại:

  1. Thiên thai ở dược là rễ cây Lindera strychnifolia Will. (hay Benzoin strychnifolium Kuntze) cùng họ.
  2. Vệ châu ô được là rễ cây Cocculus laurifolius DC. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Trong thiên thai ô dược, người ta đã xác định được các chất ancaloit như: linderan C8H1002, linderen C8H14O2, rượu linderola C11H22O và axit linderic C15H18O3, và este của rượu linderola. Ngoài ra, người ta còn xác định được một xeton với công thức C15H18O3, và một chất linderazulen với công thức C14H16,

Trong vệ châu ô dược, người ta xác định được một ancaloit gọi là coclorin C17H19O8N. Công thức của coclorin đã xác định như sau:

Công dụng và liều dùng

Ô dược còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ con có giun, sung huyết, đầu nhức, hay đi đái đêm.

Ngày dùng 2-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột 

Đơn thuốc có Ô Dược

  1. Ô hương tán. Ô dược hương phụ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6-8g bột này, Có thể sắc uống. Tùy theo các bệnh mà thay đổi thêm các vị khác sau đây Ví dụ Ăn không ngon, sắc nước | gừng mà chiêu thuốc (4g gừng), nếu có giun, thay bằng hạt cau (hạt cau 4g sắc với 50ml nước dùng chiêu thuốc).
  2. Viên ô được: Ô được tán nhỏ, thêm nước hồ cứu. Trong quả mọng có thể chiết được một thứ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên chữa lỵ, sốt, đi ỉa.

Chú thích:

Theo các tài liệu cũ, trong nước ta có Vệ Châu Ô Dược Cocculus laurifolius DC. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Đây là một thứ dây leo, gầy nhẵn, màu xanh lục nhạt. Lá có cuống ngắn gần giống như lá quế. Phiến phía cuống nhọn, dai, nhẫn

dài 9cm, rộng 3-5cm, có 3 gân, nổi rõ ở cả hai mặt. Quả hình thấu kính, đường kính 5mm. Hạt cũng gần giống như quả, hình thấu kính, nhưng ở hai mặt có đĩa nổi lên trông giống móng ngựa.

Theo tài liệu cây này mọc ở khắp Việt Nam. Theo sự nghiên cứu của Nhật Bản, thì trong vỏ và lá có ancaloit gọi là cocculine có tác dụng giống như chất curarơ

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!