Bạch Phục Linh (Phục Thần) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

371
Dược Liệu Phục Linh
Dược Liệu Phục Linh
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phục Linh trang 222-223 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là Bạch phục linh, Phục thần. 

Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.).

Thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae.

Mô tả nấm

Nấm này mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần. Người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.

Nấm hình khối to, có thể nặng tới 5 kg. Nhỏ có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi thành bướu. Cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh).

Bột phục linh có màu trắng xám, chủ yếu gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử.

Dùng glyxêrin để soi sẽ thấy các khuẩn ty không màu, thỉnh thoảng có các khuẩn ty màu nâu đường kính 3-4 pm, Cuống đám từ có đường kính 9-18km, trên đầu có nhiều đảm bào tử đường kính 11-26 km. Ngoài ra, đôi khi có các đám chất keo 

Dược Liệu Phục Linh
Dược Liệu Phục Linh

Phân bố

Phục linh hiện phải nhập của Trung Quốc. Loại tốt nhất mọc ở Văn Nam gọi là Văn Linh.

Thứ ở Quảng Đông có thể không tốt bằng thứ ở Vân Nam. Năm 1977 phát hiện thấy có ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) ở nước ta.

Thành phần hóa học

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Mới đây người ta nghiên cứu thấy thành phần phục linh gồm 3 loại:

  1. Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: Axit pachimic CH,,O,, axit tumolosic CHO axit eburicoic C,H,O), axit pinicolic C, H, O, axit 3B- hydroxylanosta-7,9 (II), 24 trien, 21- oic (Dược học tạp chí ,1970, 90, 475, tiếng Nhật).
  2. Đường đặc biệt của phục linh: Pachyman có trong phục linh tới 75%.
  3. Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histidin, và rất ít men proteaza.

Tác dụng dược lý

Cao Ứng Dấu và Chu Nhĩ Phượng (1955, Trung Hoa y học tạp chí, 10) đã nghiên cứu và báo cáo về tác dụng dược lý của phục linh như sau:

– Chuẩn bị một số thỏ trong 5 ngày: Nhốt từng con vào chuồng riêng, mỗi ngày cho mỗi con ăn ngoài đậu đen ra còn cho uống 200ml nước (cho vào cổ họng). Hằng ngày hứng nước tiểu của từng con và cân.

Đến ngày thứ sáu tiêm vào màng bụng dung dịch 25% phục linh (ngâm bột phục linh 48 giờ , với 5 phần cồn 70″, lọc, cô thu hồi cồn, thêm nước cất vào thành dung dịch 25%). Mỗi kg thể trọng tiêm 2ml (tương ứng với 0,5g dược liệu). Tiến hành và theo dõi như vậy trong 5 ngày liền. Sau khi nghỉ thuốc, tiếp tục theo dõi 5 ngày nữa.

Sau đó tiến hành đối chiếu với lượng trò tương đương của dược liệu và thuốc lợi tiểu (mersalylum và théophyllinum).

Kết quả thí nghiệm chứng minh phục linh có tác dụng lợi tiểu và tác dụng lợi tiểu đó không phải do muỗi có trong trò của phục linh.

Công dụng và liều dùng

Tính chất phục linh theo tài liệu cổ: Vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kính tâm, phế, thận, tỳ và vị. Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thũng trướng man, tiết tả, phục thần định tâm, an thần chữa hồi hộp mất ngủ.

Trong nhân dân, phục linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.

Ngày dùng 5 đến 10g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên.

Đơn thuốc có phục linh

  1. Chữa bệnh thủy thũng: Phục linh 10g, mộc thông 5g, tang bạch bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
  2. Đơn thuốc chữa phù thũng, sợ hãi: Phục linh 8g, cam thảo 3g, quế chi 4g, sinh khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml.

Chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Chữa vết đen trên mặt: Tán bột phục linh mà bôi.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!