Dưa Chuột (Dưa Leo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

121
Dưa Chuột - Cucumis sativus L.
Dưa Chuột - Cucumis sativus L.
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dưa Chuột trang 235-236 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Dưa Leo, Tra Sac (Campuchia), Cucuber (Anh), Concombre (Pháp), hồ Qua (Trung Quốc).

Tên khoa học Cucumis sativus L. 

Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.

Mô tả cây

Cây mọc bò, toàn thân có lông. Thân có nhiều cành, có góc. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thùy hình hơi ba cạnh, mép có lồng đứng. Hoa đơn tính, màu vàng, mọc 2-3 ở nách lá. Quả hình thuôn dài, hình trụ hay hơi ba cạnh, nhẫn hoặc hơi có bướu nhỏ, có thể dài 10-36cm. Màu lục hay lục vàng nhạt, vàng hay vàng nâu. Hạt nhiều, hình trứng, trắng, dai, bóng

Dưa Chuột - Cucumis sativus L.
Dưa Chuột – Cucumis sativus L.

Phân bố, thu hái và chế biến 

Trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta. Còn thấy trồng ở nhiều nước nhiệt đới cũng như ôn đới. Lấy quả dùng làm rau ăn hay chế mỹ phẩm. Có thể hái quả ngay từ lúc quả còn xanh non (comichon) dùng ngâm dấm hay đợi thật lớn và chín vàng.

Thành phần hóa học

Dưa chuột chứa tới 95-97% nước, 0,8% protit, 3% gluxit, 0,7% xenluloz, 0,50% tro, trong đó 23mg% can xi, 27mg% P, Img% Fe. Dưa chuột còn chứa vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,30mg%. vitamin B1 0,03mg%, B2 với tỷ lệ 0,04mg%, vitamin PP 0,1mg% và vitamin C 5mg%, (Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt nam-NXB y học, 1972).

Sách “Bí mật và đức tính của cây thuốc” (Se- crets et vertus des plantes médicinales-Selection du Readerl’s Digest, 1977) còn ghi thêm: “ngoài vitamin A và C, trong dưa chuột còn chứa một lượng quan trọng sắt, mangan, iot và thiamin”. Và dưa chuột có vị đắng do chứa colocynthine.

Hạt dưa chuột chứa một ancaloit gọi là hy- poxanthine có tác dụng trừ giun.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ (Bản thảo cương mục-Nam dược thần hiệu) Dưa chuột có tên hổ qua hay hoàng qua với những tính chất sau đây:

Quả dưa chuột có vị ngọt, tính hàn (lạnh) hơi có độc không nên dùng nhiều có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo (tiêu nước), giã nát vắt lấy nước uống vào nôn ra.

Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Latinh.

Về mặt thức ăn, những thầy thuốc dinh dưỡng cho rằng dưa chuột ăn sống khó tiêu và những người có dạ dày dễ mẫn cảm khó chấp nhận. Nhưng dưa chuột là một món ăn mát và lợi tiểu (phù hợp với kinh nghiệm cổ).

Đặc biệt người ta dùng dưa chuột trong mỹ phẩm và chữa bệnh ngoài da từ rất lâu đời: Cắt dưa chuột thành từng lát mỏng đất lên da mặt chữa những vết nhăn, da xù xì, những vết tàn nhang, một số vùng ở nước ta nhân dân dùng những quả dưa chuột non có thêm đường chữa lỵ, nhiệt và ỉa chảy (kinh nghiệm này có ghi trong Bản thảo cương mục từ thế kỷ 16).

Một số đơn thuốc có dưa chuột dùng trong nhân dân

  1. Cổ họng sưng đau: Chọn một quả dưa chuột già, bỏ hết hột. Thêm mang tiêu vào cho đầy ruột quả, trộn đều phơi trong mát cho khô. Ngậm từng ít một (theo Y làm tập yếu).
  2. Bụng chướng, chân tay phù nề: Lấy một quả dưa chuột già chín, loại bỏ hạt, thêm một ít dấm chua, nấu chín nhừ. Cho ăn lúc bụng đói. Bệnh nhân sẽ đái nhiều và hết phù nề (Thiên kim phương-BTCM).
  3. Chữa nẻ môi: Dùng miếng dưa chuột tươi xát lên nơi môi bị nẻ (Secrets et vertus des plantes médicinales, 1977-SEVPM).
  4. Da bị mẩn đỏ: Dùng nước ép dưa chuột
  5. Chữa phỏng lửa chưa phồng da: 3 quả dưa chuột hái vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (mùa hè) bỏ vào bình chất kín. Để ngoài hiền. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình dưa chuột mà bôi lên. (Nam dược thần hiệu).
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!