Chỉ Thiên (Cỏ Lưỡi Mèo, Địa Đảm Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

325
Chỉ Thiên
Chỉ Thiên
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chỉ Thiên  trang 233-234 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cỏ Lưỡi Mèo, Địa Đảm Đầu, Địa Đảm Thảo, Bồ Công Anh, Khổ Địa Đảm.

Tên khoa học Elephantopus scaber L. (Scabiosa cochinchinensis Lour., Asterocephalus cochinchinensis Spreng..)

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tên thông thường của cây này là chỉ thiên, tuy nhiên tại một số vùng Nam Bộ và Trung Bộ người ta gọi là cây lưỡi mèo. Một số người ở miền Nam dùng với tên bồ công anh. Tại một số tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây), người ta cũng dùng cây này với tên bồ công anh (xem vị Bồ Công Anh), cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Mô tả cây

Chỉ thiên là một loại cỏ cứng, cao 20-40cm. Thân mang nhiều cành ngay từ gốc; gần như không có lá, cành nhỏ mọc lan ra mặt đất, có lông. Lá gốc mọc vòng, hoa thị ở sát đất; phiến lá dài 6-12cm, rộng 3-5cm, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng và ôm vào thân, mặt trên và mặt dưới đều có lòng cứng màu trắng nhạt, lá mọc ở thân hẹp, nhỏ, tất cả các lá đều có răng cưa ở mép. Cụm hoa hình đầu gồm 4 hoa màu tím nhạt mọc dạng ra, thành nhánh dài 5-10cm, tận cùng bởi một xim đơn. Quả hình thoi có 10 cạnh lồi. Chùm lồng có sợi cứng, xếp thành một hàng, đều, phình rộng ở phía dưới 

Chỉ Thiên - Elephantopus scaber
Chỉ Thiên – Elephantopus scaber

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây chỉ thiên rất phổ biến ở Việt Nam, từ Nam đến Bắc. Thường mọc hoang ở ven đường cái hay ở những bãi cỏ khô. Còn mọc ở nhiều nước châu Á-miền Nam Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan v.v…

Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hải về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Ít thấy tài liệu nghiên cứu. Từ rễ chỉ thiên, người ta đã chiết được một tinh thể không màu có tính chất glucozit. Không có ancaloit. Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Chỉ thiên mới được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo đông y, chỉ thiên có vị đắng, tính lạnh không có độc. Có tác dụng giảm sốt, giải độc, dùng uống hay giã nát đắp lên mụn nhọt.

Thường dùng chữa những triệu chứng nhiệt như đổ máu cam, nôn ra máu, tiểu tiện khó khăn, sốt.

Liều dùng trung bình: Ngày uống 50g tươi sao vàng sắc với 3 bát (600ml) nước, có đặc còn 200ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Dùng ngoài thì giã nát đắp lên mụn nhọt, không kể liều lượng.

Những bệnh có tính chất lạnh (hàn) không dùng được.

Một số người vì nhầm đây là bồ công anh cho nên dùng như bồ công anh để chữa mụn nhọt, giã đắp hoặc sắc uống. Cần chú ý nghiên cứu.

Chú thích:

Gần giống cây chỉ thiên, có cây Elephantopus spicatus Aubl. cùng họ, không có tên, thường mọc hoang ở hè một số đường phố của Hà Nội. Cây này cao 20-60cm, cứng hơi có lông hay nhẫn. Lá mọc so le phía gốc cũng mọc thành hoa thị. Phiến lá dài 9-14cm. Cụm hoa mọc thành bông gồm nhiều cụm hoa hình đầu, mỗi cụm hoa hình đầu có từ 2 đến 6 hoa nhỏ màu trắng. Không thấy nhân dân sử dụng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!