QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM – DUNG MÔI National technical regulation on food processing aids – Sovents

1650
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là dung môi
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là dung môi
Đánh giá

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM – DUNG MÔI National technical regulation on food processing aids – Sovents

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các dung môi được sử dụng với mục đích làm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là dung môi).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
2.1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các dung môi tại Việt Nam.
2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Giải thích chữ viết tắt
Trong quy chuẩn này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.2. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.
3.3. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.
3.4. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.
4. Tài liệu viện dẫn
4.1. JECFA monograph 1 – Vol.4: Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.
4.2. TCVN 6469:2010 Phụ gia thực phẩm – Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lý;
4.3. TCVN 6471:2010 Phụ gia thực phẩm – Phương pháp thử đối với các chất tạo hương;
4.4. TCVN 8900-1:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ. Phần 1: Hàm lượng nước (Phương pháp Karl Fischer);
4.5. TCVN 8900-2:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 2: Hao hụt khối lượng khi sấy, hàm lượng tro, chất không tan trong nước và chất không tan trong axit.
4.6. TCVN 8900-6:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
4.7. TCVN 8900-7:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 7: Định lượng antimony, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ phát xạ nguyên tử plasma cảm ứng cao tần (ICP-AES).
4.8. TCVN 8900-8:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 8: Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ, LẤY MẪU VÀ GHI NHÃN

1. Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các dung môi được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này như sau:
1.1. Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Aceton
1.2. Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Isoamyl acetat
1.3. Phụ lục 3: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Butan-1,3-diol
1.4. Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Butan-1-ol
1.5. Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Cyclohexan
1.6. Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Diethyl ether
1.7. Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Ethyl acetat
1.8. Phụ lục 8: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Ether dầu hỏa
1.9. Phụ lục 9: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Toluen
1.10. Phụ lục 10: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Benzyl alcohol
1.11. Phụ lục 11: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Butan-2-ol
1.12. Phụ lục 12: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Dicloromethan
1.13. Phụ lục 13: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các Hexan
Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác nhưng phải có độ chính xác tương đương.
2. Quy định lấy mẫu
Việc lấy mẫu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường” và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về ghi nhãn
Việc ghi nhãn các dung môi theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn và các quy định của pháp luật có liên quan.
III. YÊU CẦU QUẢN LÝ

1. Công bố hợp quy
1.1. Các dung môi phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dung môi vi phạm các quy định về kỹ thuật và quản lý quy định tại Quy chuẩn này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dung môi phải công bố hợp quy theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dung môi sau khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM – DUNG MÔI National technical regulation on food processing aids – Sovents

DOWNLOAD FULL VERSION:

[sociallocker id=7424]QCVN Dung moi[/sociallocker]

QCVN 18-1:2015/BYT

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là dung môi

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!