Cây Tri Mẫu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

274
Cây Tri Mẫu
Cây Tri Mẫu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tri Mẫu trang 785 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Anemarrhena aspheloides Bunge.

Thuộc họ Hành Alliaceae.

Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri mẫu Anemarrhena aspheloides thuộc họ Hành Alliaceae.

Tri mẫu vốn tên là chỉ màu do chỉ mâu là trứng con kiến, vì lúc mầm cây này mọc lên trông giống trứng con kiến, cho nên gọi tên. Sau đọc chệch thành tri mẫu.

Mô tả cây

Tri mẫu là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ chạy ngang. Lá mọc vòng, dài khoảng 20-30cm, hẹp, đầu nhọn, phía dưới ôm vào nhau. Mùa hạ, ra cành mang hoa. Cao chừng 60-90cm. Cụm hoa thành bông hoa nhỏ, màu trắng.

Cây Tri Mẫu
Cây Tri Mẫu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cho đến nay vị tri mẫu vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Chưa thấy trồng ở nước ta. Vào các tháng 3-4, người ta đào lấy than rễ, rửa sạch phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong tri mẫu có một chất saponin gọi là asphonin. Ngoài ra còn một chất có tinh thể chưa xác định.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ tri mẫu có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng tu thân, bổ thuỷ, tả hoả, thường được dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), hạ thuỷ, ích khí.

Hiện nay tri mẫu thường được dùng làm thuốc chữa họ, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi.

Ngày dùng 4 đến 10g dưới dạng thuốc sắc.

Một số đơn thuốc kinh nghiệm có tri mẫu

Chữa bụng chưởng to, rất cứng rắn, chân tay nhỏ, ăn uống không được:

Uống thuốc gì cũng không khỏi, sau uống bài ngũ linh tán gồm các vị tri mẫu, đan sâm. độc hoạt, hải tảo, qui vũ tiến, tần bông (hai vị sau chưa xác định) thì thấy lợi tiểu tiện, ăn uống được bệnh dần dần khỏi (theo sách Thiên Kim ngoại dài).

Chữa viêm phổi:

Tri mẫu 5g, tang bạch bì 10g, mạch môn đông 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Dương vật cường luôn:

Tri mẫu, hoàng bá, xa tiền, mộc thông, thiên môn đông, sinh thảo (cam thảo sống) các vị băng nhau, mỗi vị 4g sắc uống.

Có mang động thai:

Tri mẫu 80g, tán nhỏ, viên với mặt bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 20 viên, chiêu với nước cháo.

Hắc lào:

Tri mẫu mài với dấm, bôi lên.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!