Cây Trẩu (Cây Dầu Sơn, Cây Ngô Đồng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

73
Cây Trẩu
Cây Trẩu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Trẩu trang 340-341 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Dầu Sơn, Ngô Đồng, Mộc Du Thụ, Thiên Niên Đồng, Bancoulier, Abrasin.

Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. 

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khi dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu. 

Mô tả cây

Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều. hơn, thân nhẵn. Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm, mặt dưới mờ, màu nhạt. Các lá đa dạng đều có một đặc điểm chung:

Ở gốc phiến lá và kẻ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ, cuống lá dài 7-10cm. Hoa đơn tính, cùng gốc, có khi khác gốc. Tràng 5, màu trắng, đốm tía ở móng tràng. Quả hình trứng, màu lục, đường kính 3-5cm, mặt ngoài nhăn nheo, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có I đường gân nổi cao, 3 hạt có nội nhũ to chứa có lá xẻ thùy nhiều dầu. Mùa hoa tháng 3-4, thường ra hoa trước khi lá non xuất hiện. Thường tháng lại có 1 vụ hoa nữa. Quả của lứa hoa trước chín vào khoảng tháng 10

Cây Trẩu
Cây Trẩu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây trẩu mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng từ cao đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp nước ta. Trẩu ưa đất mát, thoát nước, trên các dốc. Hầu hết các tỉnh đều có trẩu, miền Bắc như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tại Hoa Nam Trung Quốc trẩu mọc và được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây.

Tuy trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ xốp vừa phải, đất không mát và không tốt thì cây trẩu chóng chết. Ở những đất thích hợp, cây trầu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành mọc thành tầng ngang, đều, ngay khi còn ít năm đã có thể cao tới 12-15m. Có thể trồng để che phủ chè, đứa, hoàng tỉnh hay cà phê. 100kg hạt cho trung bình 52kg nhan, 46,74kg vỏ hạt (hao hụt chừng 1,26%). Một tạ hạt (cả vỏ) cho chừng 19- 20kg đầu và 60-65kg khô (bã).

Thành phần hóa học

Hạt trẩu có chứa tới 50-70% đầu. Dầu trẩu lỏng màu vàng nhạt, chóng khô. Trong dầu trà có chừng 70 đến 79% axit stearic, 8-12% ax linoleic, 10-15% axit oleic.

Dấu trẩu mau khô, khi kết thành màng c tính chất chống ẩm chịu được thời tiết biến đổi cao, sức co giãn tốt, có tác dụng chống gỉ.

Trong lá và hạt có saponozit độc, không thể dùng làm thức ăn cho gia súc được.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay công dụng chủ yếu của trẩu chỉ là dùng hạt ép dầu để pha sơn, quét lên vải cho khỏi mưa ướt. Giá trị xuất khẩu rất cao. Khô trẩu chỉ mới dùng làm phân bón ruộng. Làm thuốc người ta dùng nhân hạt trầu đốt thành than, tán bột hòa với mỡ lợn bôi chữa chốc lở, mụn nhọt. Vỏ cây trẩu sắc với nước dùng ngậm chữa đau và sâu răng. Ngày ngậm nhiều lần, nhỏ nước đi không được nuốt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!