Cây Mộc Hương – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

261
Cây Quảng mộc hương và cây Thổ mộc hương
Cây Quảng mộc hương và cây Thổ mộc hương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Mộc Hương trang 396-398 tải bản PDF tại đây.

Trên thị trường có nhiều loại mộc hương. nhưng sau đây là 2 vị chính:

  1. Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurea lapp Claarke) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
  2. Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L..) cũng thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliei Franch.

Ta đã đi thực được 2 loại quảng mộc hương và thổ mộc hương. Hiện đang phát triển

Mô tả cây

Cây quảng mộc hương hay vân mộc hương là một cây sống lâu năm, rễ to mẫm, đường kính có thể đạt tới hơn 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12- 30cm, rộng 6-15cm, cuống dài 20-30cm có rìa, mép lá nguyên và hơi lượn sóng, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên kích thước lá càng nhỏ dần, mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng là gần như không cuống hay có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong queo, màu nâu nhạt, có những đốm màu tím. Mùa hoa vào các tháng 7-9, mùa quả vào các tháng 8-10.

Hoa và rễ cây Quảng mộc hương
Hoa và rễ cây Quảng mộc hương

Cây Thổ mộc hương cũng là một cây sống lâu năm, cao 0,50-1,50m. Phía gốc có lá to, dài tới 40cm, trên thân có lá mọc so le nhỏ hơn, dài 10-30cm, phía cuống có hai tại ôm lấy thân, mép có răng cưa không đều. Cụm hoa hình đầu, hoa màu vàng. Quả bế, dài 4mm, trên có vân dọc

Hoa và rễ cây Thổ mộc hương
Hoa và rễ cây Thổ mộc hương

Phân bố, thu hái và chế biến

Từ trước đến nay, ta vẫn phải nhập mộc hương của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng phải nhập vị quảng mộc hương của nước khác. Vị này nguồn gốc ở Ấn Độ, sau mới di thực và được trồng ở Văn Nam, do đó có tên vân mộc hương (mộc hương của Văn Nam). Tên quảng mộc hương do nhập từ Ấn Độ vào tỉnh Quảng Đông, rồi từ đó truyền đi toàn Trung Quốc.

Vị thổ mộc hương vốn được trồng từ lâu ở Hà Bắc, Tứ Xuyên, Triết Giang và một số tỉnh khác của Trung Quốc. Ở nước ta, việc đi thực cả hai loại mộc hương mới bắt đầu thành công, đang được đưa trồng rộng rãi. Sau khi trồng 2 năm hay 3 năm bắt đầu thu hoạch. Đào rễ vào tháng 10 cho đến tháng 1 năm sau. Rễ đào về, cắt bỏ mẫu thân, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô

Thành phần hóa học

Trong vân mộc hương hay quảng mộc hương có chừng 1-2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa sausurin (ancaloit) và chừng 18% chất inulin.

Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là aplotaxen C17H28 và costen C15H24, chất costus lacton C15H22O2, chất dihydrocostus lacton C15H22O3, axit đặc biệt của văn mộc hương (costus axit) C15H22O3, rượu costola C15H24O, một ít camphen và phelandren.

Trong thổ mộc hương có tới 40% inulin, do đó tên khoa học của nó là Inula helenium. Tuy nhiên tỷ lệ inulin thay đổi theo mùa. Tỷ lệ inulin cao nhất vào mùa thu. Nếu ta cất hơi nước các chất bay hơi của thổ mộc hương, ta sẽ được một chất sánh, gồm một hỗn hợp anantol (một chất tecpenic) C,H,O, chất helenin hay long não mộc hương (camphre d’aunée). Helenin là một lactonisoalantic. Nếu ép chất sánh đó vào giữa 2 tờ giấy thấm, chất alantol bị hút đi, còn lại chất helenin thô. Có thể tinh chế helenin bằng kết tinh trong cồn loãng. Helenin tinh chế có tinh thể không màu, mùi vị nhẹ, tan trong nước, dễ tan hơn trong rượu, etc và dầu. Đồng phân của helenin có tinh thể và chảy ở 112 độ 

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ mộc hương vị cay, đắng tính ôn, vào 3 kinh phế, can và tỳ. Có tác dụng kiện tỳ hòa vị, điều khí chỉ thống, an thai, chữa ngực bụng đẩy, đau, tả lỵ, nôn mửa, lỵ cấp hậu trọng.

Vân mộc hương chỉ mới thấy dùng trong đông y làm thuốc giúp sự tiêu hóa, bổ dạ dày, mạnh tim, trừ đờm, lợi tiểu, đặc biệt hay dùng trong trường hợp hơi đẩy lên ngực, hay ợ. Còn có tác dụng chữa đau bụng đi lỵ và cho vào quần áo để phòng nhậy khỏi cắn.

Thổ mộc hương được dùng trong cả đồng y và tây y (tây y dùng với tên Racine d’aunee) làm thuốc giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm, thông tiểu, chữa ho, bạch đới, thiếu máu. Đối với người lao, thổ mộc hương làm giảm ho, đỡ đau ngực, ăn ngon hơn. Cũng có tác dụng đối với họ gà, trẻ con đi ỉa chảy. Ngoài ra theo sự nghiên cứu của Chabrol và Charonnat (1935) thì thổ mộc hương và hoạt chất của nó là helenin có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp và rất mạnh, dùng trong những trường hợp kém gan, sung huyết gan, vàng da.

Liều dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn thuốc có mộc hương

Hương liên hoàn dùng chữa đau bụng, đi lỵ: Thổ mộc hương, hoàng liên, hai vị bằng nhau, tán thành bột, chế thành viên bằng hạt tiêu. Ngày uống 3g, chia làm nhiều lần uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!