Cây Đậu Cọc Rào (Dầu Mè, Ba Đậu Mè) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

259
Đậu Cọc Rào
Đậu Cọc Rào
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đậu Cọc Rào trang 472-473 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Ba Đậu Mè, Ba Đậu Nam, Dầu Mè, Cốc Dầu, Vong Dầu Ngô, Đồng Thụ Lohong, Kuang, Vao (Campuchia), Nhao (Viên Tian), Grand Pignon D’inde, Fève D’efer.

Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcas purgans Medik.).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Đậu cọc rào là một cây nhỏ cao 1-5m, cành to mầm, nhẫn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị khá sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài 10-13cm, rộng 8-11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu các nhánh với cuống ngắn có khuỷu, hoa cái mọc ở giữa những nhánh, với những cuống không có khuỷu. Quả nang hình trứng, đen nhạt hay đỏ nhạt, lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhãn, mở theo ba mép. Hạt 3, có áo hạt, hình trứng dài 2cm, rộng 1cm, nhẵn màu đen nhạt

Đậu Cọc Rào
Đậu Cọc Rào

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây nguồn gốc châu Mỹ, sau được di thực đi khắp những vùng nhiệt đới. Rất phổ biến ở Việt Nam, Lào và Campuchia, thường trồng làm hàng rào do rất dễ trồng: Chỉ cần giám cành hay bằng hạt. Mọc rất nhanh, nhưng vì năng suất hạt thấp

cho nên muốn thu hoạch nhiều hạt phải trồng nhiều cây. Có những nước người ta dùng cay này để trống trên đồi trọc, vừa nhanh có cây vừa thu hoạch được nhiều hạt để lấy dầu.

Người ta dùng nhựa mủ, hạt, lá, cành và rễ làm thuốc. Hạt còn dùng ép dầu.

Thành phần hoá học

Trong hạt đậu cọc rào có 20-25% dầu béo, protein và chất nhựa. Theo Falck thì trong hạt đậu cọc vào còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy không gây hiện tượng vốn hồng cầu nhưng làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dầu đậu cọc rào không màu hay hơi vàng, không mùi, trong ở nhiệt độ thường. Lạnh ở 9C sẽ để lắng đồng stearin và đông đặc hoàn toàn ở tốt vì không có khói, rất thích hợp với việc chế xã phòng không kích ứng đối với da.

Công dụng và liều dùng

Dầu đậu cọc rào với liều thấp tác dụng tẩy mạnh: 6 đến 7g có tác dụng tẩy mạnh bằng 45g dầu thầu dầu. Nhân đậu cọc rào cũng có tác dụng tẩy mạnh: Trộn ba nhân với sữa cho uống gây tẩy rất mạnh. Người ta còn đem rang hạt, tán thành bột ngâm trong rượu cho uống để tẩy. Nhưng cần chú ý rằng liễu cao có thể gây độc, liều độc thay đổi tuỳ theo từng người nhưng thường với liều 25- 30 hạt có thể làm chết người. Khi mới bị ngộ độc, thấy cổ họng rát bỏng, sau đó ở dạ dày, rồi chóng mặt, nôn mửa, ỉa chảy, hôn mê và chết. Tại châu Mỹ và Malaysia người ta đã chứng kiến những vụ đầu độc bằng đậu cọc rào: Tán hạt thành bột rồi rắc lên thức ăn.

Người ta còn dùng đầu để làm ra thai hoặc uống hoặc xoa vào bụng.

Nhựa mủ: Được bồi lên vết thương hay vết loét, khi khô sẽ thành một màng che như kiểu màng collodion. Có khi người ta dùng để đánh lưỡi những người ốm: Chấm nhựa mủ vào miếng gạc, rồi dùng gạc này để đánh lưỡi.

Lá đậu cọc rào: Giã nát đắp lên bụng để gây tẩy cho trẻ em, có khi còn được dùng chữa thấp khớp, đôi nơi dùng nấu nước tắm ghẻ.

Từ lá và cành người ta còn chiết được chất màu ca dùng nhuộm bóng thành màu nâu rất bền màu 

Rễ dùng chữa tê liệt, bại liệt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!