Cây Cúc Hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

372
Cúc Hoa
Cúc Hoa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Cúc Hoa trang 621-622 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc.

Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine, [Chrysanthemum morifolium Ramat Chrysanthemum indicum Lour. (non L.)]

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Cúc hoa (Flos Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay đã cúc, kim cúc, cúc riêng vàng Chrysanthemum indicum L. (Chrysanthe- mum procumbens Lour.) cùng họ.

Cúc là cùng tận: tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.

Mô tả cây

Cây cúc hoa trắng-Chrysanthemum sinense là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5-1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1-2,5cm. có lòng trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù, dài 3,5-5cm, rộng 3-4cm, chia thành 3-5 thuỳ mép có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới nhiều lông màu trắng mốc. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá.

Cúc Hoa
Cúc Hoa

Cây cúc hoa vàng-Chrysanthemum indicum là một cây mọc thẳng đứng cao chừng 90cm. Phiến lá hình 3 cạnh tròn, thuỳ xẻ sâu. Cụm hoa hình cấu, đường kính nhỏ hơn loài hoa cúc nói trên, thường chỉ độ từ 1-1,5cm (loài trên đo được 2,5-5cm). Hoa trong và ngoài đều màu vàng.

Phân bố, trồng thu hái và chế biến

Cây cúc hoa được trồng nhiều ở ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Nhiều nhất ở các làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Nhật Tân (Hà Nội) và Tế Tiêu (Hà Tây).

Trồng bằng mấu thân, dài chừng 20cm. Mùa trồng tốt nhất là các tháng 5-6. Sau 4-5 tháng bắt đầu thu hoạch (trồng cuối tháng 5 thu hoạch tháng 9, trồng trong tháng 6 thu hoạch tháng 10-11). Có thể trồng ngay từ tháng 3, đến tháng 6 phát trụi bằng đi, sau đó cây lại nảy mầm, tháng 10 thu hoạch hoa nhiều và tốt hơn.

Thu hoạch hoa bắt đầu tháng 9 hay tháng 10. Tuỳ theo sự chăm sóc, thu hoạch được nhiều hay ít đợt. Làng Nhật Tân do tưới bằng khô dầu, nên thu hoạch được nhiều đợt từ lứa đầu thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau là lứa cuối cùng có thể hái tới 7 đợt. Làng Nghĩa Trai bón bằng phân trâu bò nên chỉ thu hoạch có 4 đợt. Lứa thu hoạch đầu và cuối thường kém.

Hiệu suất cúc trong vườn là 2 tấn khô, một hecta, các ruộng là 850kg hoa khô một hecta. Sau khi thu hoạch lứa cuối cùng, người ta cuộc từng bụi thu vào một góc vườn, không để giống ở ruộng hay ở vườn. Vì cây cúc vàng hiệu suất cao hơn cho nên hiện nay người ta thường hay trồng loại cúc vàng. Hiệu suất cúc trắng chỉ bằng 1/3 cúc vàng.

Hái hoa về, đem quây cót rồi sấy diêm sinh độ 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được (nếu hoa còn sống sẽ hỏng). Sau khi sấy diêm sinh, đem nén, trên đè càng nặng càng tốt. Nén độ 1 đêm thấy nước chảy ra đen là được, đem phơi độ 3-4 nắng nữa mới được. Nếu trời râm thì đêm phải sấy điểm sinh. Cứ 5-6kg hoa tươi cho 1kg khô.

Thành phần hoá học

Trong các hoa có các chất adenin, cholin, stachydrin, vitamin A và tinh dầu. Sắc tố của hoa là cryzantemin (chrysanthemin) C,H,O, Khi thuỷ phân sẽ được glucoa và xyanidin (cyani- din) C15H11O6.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ hoa cúc trắng có vị ngọt. đẳng, tính hơi hàn, cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong thấp, thanh đấu, mục, giảng hoa, giải độc. Dùng chữa phong mà sinh hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt.

Hiện nay cúc hoa được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.

Liều dùng 9.15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài rửa, đắp mụn nhọt.

Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống.

Đơn thuốc có cúc hoa

Tang cúc ẩm chữa họ và sốt, cảm mạo

Tang diệp, cúc hoa, mỗi vị 6 g, liên kiểu, bạc hà, cam thảo, cát cánh, mỗi vị 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Cúc hoa trà điều tán chữa chóng mặt, hoa mắt, mắt đỏ, mũi tắc. Cúc hoa, xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tầm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán nhỏ. Sau bữa cơm dùng nước chè chiều thuốc, mỗi lần 4- 6g bột này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!