Cây Củ Khỉ (Cây Vương Tùng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

154
Cây Củ Khỉ
Cây Củ Khỉ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Củ Khỉ trang 701-702 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí.

Tên khoa học Murraya tetramera Huang- Murraya glabra Guill. Clausen dentata(willd) Roem.

Thuộc họ cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, đặc biệt có thể cao tới 3-4m. Lá kép lông chim lẻ gồm 5- 9 lá chét có cuống dài 5-7mm, màu tía trên cuống lá chét đôi khi có đốt, phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,8-3,8cm mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đối gần, gần lá lồng chim, nổi rõ ở mặt dưới, mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.

Cây Củ Khỉ
Cây Củ Khỉ

Hoa nở vào mùa xuân, mọc thành chùm xim, hoa rất nhỏ. Quả chín già vào tháng 8- 9, to bằng hạt ngô. Vỏ quả chứa rất nhiều túi tinh dầu. Lá, vỏ, quả vò rất thơm, mùi dễ chịu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Những năm gần đây được khai thác nhiều ở Thanh Hóa tại những huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy để làm nguyên liệu cất tinh dầu. Trong nhân dân chủ yếu người ta thu hái lá và rễ làm thuốc. Mùa thu hải gần như quanh năm.

Thành phần hóa học

Theo T. B. Govindachary, B. P. Pai, P. S. Subramania và N. Muthukumaraswamy (1967), trong vỏ rễ cây có các chất imperatonin, dentatin và nordentatin.

Ở nước ta, vào năm 1965, cụ Đào Đình Khuê ở Thanh Hóa đã cất tinh dấu củ khỉ dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, đau nhức sau đó Xí nghiệp dược phẩm Thanh Hóa khai thác để cất tinh dầu xoa cảm, tiếp theo là Trạm nghiên cứu dược liệu Thanh Hóa. Trong lá có 5%, cành 0,5% và quả 6% tinh dầu (tính trên nguyên liệu khô). Trên quy mô vừa phải, cành và lá tươi cho từ 1,4 đến 2% tinh dầu. Tính dầu củ khỉ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của cả khi, tỷ trọng d (ở 20°C) 0,9048, năng suất quay cực m=1,4559, chỉ số axit 2,33, chỉ số este 7,11, chỉ số este sau khi axetyl hóa 29,72.

Trong tinh dầu củ khỉ có 51,9% izomenton và 42,2% menton (Lê Tùng Châu, 1974).

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Việt nam và nhân dân tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) dùng rễ và lá củ khỉ với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hiện nay còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa cảm cúm, đau bụng. Gần đây, ngoài những công dụng trên, nhân dân một số nơi ở nước ta đã cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, đầu uống chữa cảm mạo, đau nhức. Có thể dùng tinh dầu để chiết menton và izomenton để từ đó chuyển thành mentola nhưng vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn cây vì hiện nay người ta mới thấy củ khỉ sống tự nhiên ở những vùng có núi đá vôi, việc trồng và phát triển cũng chậm, so với những nguồn nguyên liệu khác.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!