Khỉ – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

193
Khỉ
Khỉ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Khỉ trang 982 – 983 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hầu.

Tên khoa học Macaca sp- Thuộc họ Khi Cercopithecidae.

Khi cho ta những vị thuốc sau đây:

  1. Cao xương khi còn gọi là cao khi, cao hầu. nấu bằng xương khi.
  2. Cao khi toàn tính nấu bằng toàn bộ con khi, cả xương và thịt.
  3. Hầu táo còn gọi là hầu đan hay hầu tử táo (Calculus macacae) tức là sỏi trong túi mật của con khi.

Mô tả con vật

Ở nước ta có nhiều loài khỉ dùng làm thuốc nhưng phổ biến nhất có loài khỉ nhỏ Macaca mulatta Zimmermann hay Macacus rhesus thuộc bộ khi mũi dưới hay bọn khỉ mũi hẹp (Catarrhini). Loài này sống trên cây, có chân tay thích nghi để cầm nắm, có ngón cái chụm được với ngôn khác. Đầu hơi tròn, to, có bộ não phát triển, nét mặt để thay đổi, hai lỗ mũi gần nhau và nhìn xuống dưới, có túi má, răng 32 chiếc, có chai ở mỏng, đuôi ngắn chỉ bằng nửa mình, mặt không có lòng, toàn thân có lông màu vàng nhu ngân. Phía bụng có lòng màu nhạt hơn.

Khỉ
Khỉ

Phân bố, săn bắn và chế biến

Loài khi sống ở rừng núi nước ta nhiều nhất là những vùng núi đá vôi. Nó sống hàng cây cỏ, hoa màu và côn trùng. Trước đây ta thường chỉ bắt ăn thịt, lấy xương làm thuốc, gần đây người ta còn săn bắt khi sống, đặc biệt loài Macaca mulatta nói trên để lấy thận cấy vi trùng chế thuốc chống bại liệt vì phản ứng của nó giống người cho nên thường hay dùng thí nghiệm dược lý. Do nhu cầu tăng lên (Hiện nay chỉ riêng nước Mỹ, hàng năm đã nhập từ 5-20 vạn con khi dùng trong nghiên cứu y học) cho nên ngoài việc săn bắt khi sống hoang, người ta đã bắt đầu nuôi khi, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Loài khỉ này còn sống ở các nước khác vùng Đông Nam Á như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Philipin. Tại Trung Quốc có nhiều ở Đài Loan, Quảng Tây, Tứ Xuyên, nhiều nhất ở Quảng Tây.

Tại nước ta từ xưa đến nay thường chỉ biết lấy xương hay toàn con nấu cao, việc chế biến nấu cao giống như nấu cao hổ cốt hay nấu cao ban long (xem các vị này).

Tại Trung Quốc người ta hay lấy sỏi mật, cách lấy cũng như lấy sỏi mặt của trâu bò (xem vị ngưu hoàng) lấy xong gói vào bóng hay giấy bản, cho vào hộp kín có với cục để hút nước.

Thành phần hóa học

Ít thấy tài liệu nghiên cứu về cao khi cũng như về sôi mặt của khi. Gần đây, trong khi kiểm nghiệm một số cao động vật sản xuất ở Xí nghiệp dược phẩm I Lê Văn Trinh và Trần Trinh Thục đã thấy trong cao khi có tới 16,86 như toàn phần, 0,85% axit amin 1,88% tra, 0,56% Clo, 4 phần triệu asen 0,02% canxi và 0,03% photpho tính bằng HPO,

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vị nhân dân.

Cao xương khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hồi trộm.

Liều dùng hàng ngày là 5 đến 10g cát thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong vào cho ngọt dễ ăn hơn. Có thể ngâm rượu uống vì cao khi thường khó bảo quản khô ráo; cần để trong hộp kín có với cục để hút nước.

Sỏi mật của khí (hầu táo) được đông y coi là , tính lạnh (hàn) vị đắng, hơi mãn, vào các kinh tâm, phế, đởm và gan, có khả năng thanh nhiệt trấn kinh, giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm định suyễn. Ngày dùng với liều 0,20 đến 0,30g dưới , hình thức thuốc bột hay phối hợp với các vị khác mà uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!