Cây Canh Châu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

190
Canh Châu
Canh Châu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Canh Châu trang 687-688 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng.

Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.)

Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.

Mô tả cây

Canh châu là một cây nhỏ có cành mang gai ngắn, cành non hơi có lồng. Lá dai cứng, ở phía trên mọc đối, phía dưới mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài 10cm rộng 8-35mm, mép có răng cưa nhỏ, phía đầu nhọn hơi tù, phía cuống tròn.

Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.

Hoa mọc thành bông ở ngọn hay kẽ lá, bông dài 2,5 đến 5cm, đài hoa màu lục trắng, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 4-6mm, khi chín có màu tím đen nhạt, còn vòi và đài tồn tại.

Hạt 1-3 có vỏ ngoài màu xám nhạt, nhẵn bóng.

Canh Châu
Canh Châu

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng quanh nhà ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn mọc ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Châu), Ấn Độ.

Quả ăn được. Thường chỉ hải cảnh hay lá về phơi hay sấy khô mà dùng.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân ta thường dùng cành và lá sắc với nước cho trẻ con mắc bệnh canh châu (lên cạnh châu) uống. Phòng sởi, đậu. Lá tươi nấu tắm rửa ghẻ lở.

Một số nơi dùng cành lá trộn với lá vối hoặc nấu nước uống thay lá với hằng ngày. Tại Ấn Độ cũng có nơi dùng lá này để uống thay chè .

Quả có thể ăn được, có vị chua hơi ngọt.

Đơn thuốc có canh châu

Chữa trẻ con lên canh châu:

Ngày uống 12-16g, thêm nước 300 đến 400ml, sắc còn 200ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống luôn trong 1-2 ngày.

Chữa sởi chậm mọc:

Rễ thái mỏng 30g, hay lá 40g, nước 300ml. Sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!