Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Bìm Bịp trang 1010 tải bản PDF tại đây.
Nhân dân dùng cả hai loài bìm bịp làm thuốc.
- Bìm bịp lớn-Centropus sinensis interme- dius Hume.
- Bìm bịp nhỏ – Centropus bengalensis bengalensis Gmelin.
Mô tả con vật
Bìm bịp lớn là một loại chim to vừa phải, định cư, suốt năm sống trong vùng làm tổ nhỏ hẹp của mình và không đi đâu xa. Nơi ở thích hợp với loài bìm bịp lớn là lùm cây, ven rừng có nhiều bụi cây rậm rạp, có thể gặp bìm bịp kiếm ăn ở đồng ruộng không xa các bụi rậm. Loài này làm tổ trong bụi cây rậm, thường là ở trong các bụi tre, cách mặt đất 1-2m, khi điều kiện không thuận lợi chim làm tổ cả ở những cành cây tương đối thưa lá. Tổ hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên. Mỗi lứa bìm bịp lớn để 3-4 trứng; trứng dài 37- 39mm, đường kính 29. 30mm.
Bìm bịp lớn ăn cóc, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, mối, cua đồng, cào cào, cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi cả hạt thực vật.
Bìm bịp nhỏ ở những sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ tốt và bụi cây nhỏ, làm tổ trong các bụi cây hay bụi rậm cách mặt đất im. Mỗi hóa đẻ 3-4 trứng, trứng dài 29-31mm, đường kính 23,8 25mm. Mùa đẻ từ tháng 4 đến tháng 7.
Bìm bịp nhỏ ăn cả động và thực vật nhưng thức ăn chính là động vật: trong dạ dày bìm bịp nhỏ có côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mới, kiến, nhái, cánh hoa và hạt cỏ đại.
Phân bố, thu bắt và chế biến
Bìm bịp lớn ở khắp vùng đóng bằng, vùng trung du và vùng núi ở độ cao dưới 600m, còn thấy ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Hải Nam và Văn Nam).
Bìm bịp nhỏ gặp ở vùng trung du và vùng núi không cao quá 800m. Còn gặp ở Ấn Độ Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam).
Chỉ thu bắt những bìm bịp sống hoang. Đem về làm thịt, bỏ lông, ruột, ngâm rượu.
Thành phần hóa học
Ngoài những thành phần của thịt động vật, chưa biết có thành phần đặc biệt nào khác.
Công dụng và liều dùng
Hiện nay bìm bịp còn thu hẹp phạm vi sử dụng trong kinh nghiệm nhân dân. Người ta cho rằng bìm bịp có tác dụng chữa đau lưng, suy nhược của tuổi già. Thường dùng dưới hình thức ngâm hai con trong một lít rượu, ngâm riêng hay phối hợp bìm bịp với tắc kè. Ngâm trong ba tháng, lấy ra uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 25 – 30ml.