Chương trình đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên

1826
Chương trình đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên
Chương trình đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên
5/5 - (3 bình chọn)

Chương trình đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên

DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

HÀ NỘI – 2015

Chỉ đạo biên soạn: CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ – BỘ Y TẾ

Chủ biên: PGS. TS. NGUYỄN HUY NGA, TS. NGUYỄN THANH HÀ

LỜI GIỚI THIỆU

Chất thải y tế (CTYT) đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không được quản lý theo đúng cách tương ứng với từng loại chất thải. Trong khi đó, vấn đề chất thải y tế vẫn chưa được chính những người làm phát sinh chất thải và người làm công tác quản lý chất thải quan tâm đúng mức. Do đó, việc đào tạo một cách có hệ thống về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ, nhân viên liên quan ở trong và ngoài ngành y tế không những góp phần quản lý hiệu quả chất thải y tế mà còn nhằm hoàn thiện hơn hệ thống chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế (CSYT).

Nhằm giúp các cơ sở trong toàn ngành y tế cải thiện, nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế, giúp những cán bộ tham gia công tác quản lý CTYT có những kỹ năng, kiến thức, ý thức trách nhiệm cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quy định của pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quản lý CTYT một cách thống nhất và đồng bộ trong cả nước, Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì xây dựng Chương trình, Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất thải y tế cho giảng viên nhằm tạo nguồn nhân lực cho việc triển khai đào tạo trên toàn quốc về quản lý chất thải y tế cho các các bộ liên quan đến quản lý chất thải y tế.

Chương trình và Tài liệu đào tạo gồm 11 bài, với các nội dung bám sát chương trình đào tạo và xoay quanh những vấn đề thiết yếu nhất liên quan đến quản lý chất thải y tế:

  • Ảnh hưởng của CTYT đến sức khỏe và môi trường; – Chính sách và văn bản pháp luật về quản lý CTYT;
  • Lập kế hoạch quản lý chất thải trong các CSYT;
  • Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế;
  • Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế;
  • Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn y tế;
  • Xử lý nước thải y tế;
  • Quản lý chất thải khí trong các CSYT;
  • An toàn, vệ sinh lao động và ứng phó sự cố trong quản lý CTYT;
  • Quan trắc môi trường y tế;
  • Công tác đào tạo và truyền thông.

Chương trình và Tài liệu đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải, Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Ngô Quang, Phó Chủ tịch hội đồng, Phó Cục trưởng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; và các phản biện: PGS.TS Chu Văn Thăng, Trường Đại học Y Hà Nội; PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng, Bệnh viện Bạch Mai cùng các thành viên trong hội đồng tại Quyết định số 24/QĐ-K2ĐT ngày 28/3/2014 về việc thành lập Hội đồng thẩm định bộ chương trình và tài liệu về Quản lý chất thải y tế.

Ban biên soạn trân trọng cảm ơn Ban quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã hỗ trợ tài chính cho việc soạn thảo tài liệu. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia quốc tế của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, các tư vấn trong nước và Hội đồng thẩm định Bộ chương trình và tài liệu đào tạo quản lý chất thải y tế tại Quyết định số 24/QĐ-K2ĐT ngày 28/3/2014 của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã dành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện tài liệu.

Trong quá trình soạn thảo, Ban biên soạn đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đơn vị và cá nhân sử dụng Tài liệu đào tạo này để rút kinh nghiệm cho lần xuất bản sau.

Chương trình đào tạo quản lý chất thải y tế dành cho giảng viên

DOWNLOAD VĂN BẢN DƯỚI ĐÂY

Xem văn bản khác tại đây

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!