Dự thảo 2 thông tư Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1841
5/5 - (4 bình chọn)

Dự thảo 2 thông tư Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

THÔNG TƯ
Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn về tỷ lệ hao hụt tối đa được thanh toán, nguyên tắc xác định và tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tư này không áp dụng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức cá nhân có liên quan sử dụng thuốc (sau đây gọi là cơ sở y tế) do vốn nhà nước, nguồn quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn vốn từ các chương trình/dự án mục tiêu quốc gia, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan trong các công đoạn bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở y tế.
2. Tỷ lệ hao hụt thuốc được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị của thuốc hao hụt trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng tại cơ sở y tế so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán.
Giá trị của thuốc hao hụt = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua vào.
Điều 4. Nguyên tắc xác định, quản lý hao hụt thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt thuốc quy định tại Thông tư này là tỷ lệ hao hụt tối đa.
2. Hao hụt thuốc được quản lý, hạch toán và quyết toán theo từng mặt hàng thuốc hao hụt thực tế, có các tài liệu để chứng minh việc hao hụt thuốc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Số lượng và giá trị hao hụt không đượng bù trù lẫn nhau trong năm quyết toán.
Điều 5. Các trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt
1. Thuốc được thanh toán hao hụt trong công đoạn bảo quản bao gồm các trường hợp sau:
a) Thuốc cấp cứu, chống độc bắt buộc phải dự trữ và thuốc phòng chống dịch hết hạn;
b) Thuốc thuộc các chương trình/dự án mục tiêu quốc gia hết hạn sử dụng;
c) Thuốc hao hụt do điều kiện bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của cơ sở y tế: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hoả hoạn, thiên tai, lũ lụt.
2. Thuốc bị hỏng, vỡ trong quá trình vận chuyển, cấp phát, sử dụng thuốc tại cơ sở y tế.
3. Thuốc bị hao hụt khi tiến hành pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho bệnh nhân.
4. Thuốc có số lượng còn lại không đủ cho một đợt điều trị của một bệnh nhân hoặc trường hợp theo chỉ định chuyên môn, người bệnh chỉ sử dụng một phần lượng thuốc trong đơn vị đóng gói nhỏ nhất (ví dụ: thuốc dùng trong chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu) và lượng thuốc còn lại không thể sử dụng được (ví dụ: không có người bệnh có cùng chỉ định, lượng thuốc còn lại không đủ liều lượng, quá thời hạn bảo quản của thuốc).
Điều 6. Các tài liệu để thanh toán hao hụt thuốc
Các cơ sở y tế cung cấp các tài liệu sau để thanh toán thuốc hao hụt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này:
1. Biên bản xác nhận lý do và danh mục thuốc bị hao hụt thuốc của khoa, phòng.
2. Biên bản hủy thuốc đối với thuốc hết hạn sử dụng hoặc biên bản xác định thuốc bị hỏng, vỡ trong quá trình vận chuyển, cấp phát, sử dụng thuốc tại cơ sở y tế hoặc tài liệu chứng minh thuốc bị hao hụt do điều kiện bất khả kháng.
3. Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc và xác minh rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này.
4. Hình ảnh, mẫu vật của thuốc bị hỏng, vỡ, hết hạn sử dụng.
5. Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ theo quy định của Bộ Y tế về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
6. Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Hướng dẫn việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt thuốc là căn cứ cho các cơ sở y tế tính toán chi phí hao hụt thuốc tại đơn vị với cơ quan bảo hiểm xã hội và các đơn vị có liên quan bào đảm thuốc được mua sắm từ nguồn kinh phí nào thì cơ sở y tế được sử dụng nguồn kinh phí đó để thanh toán chi phí hao hụt thuốc.
2. Tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa tại cơ sở y tế là 0,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán.
3. Việc thanh toán giá trị thuốc hao hụt thực tế trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở y tế không được vượt tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Việc thanh toán hao hụt thuốc tại Khoản 4 Điều 5 theo giá của đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Giá trị tiền thuốc hao hụt trong trường hợp này không tính vào tỷ lệ hao hụt tối đa.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Dược
a) Chủ trì, hướng dẫn áp dụng quy định tỷ lệ hao hụt thuốc trong các công đoạn bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi, xây dựng tỷ lệ hao hụt thuốc phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kế hoạch Tài chính
Hướng dẫn việc quản lý, hạch toán và quyết toán kinh phí thanh toán hao hụt thuốc trong các y tế.
3. Cơ sở y tế
a) Tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm thanh toán hao hụt thuốc theo số lượng thuốc hao hụt thực tế.
b) Trước ngày 31 tháng 1 hàng năm, cơ sở y tế thống kê và báo cáo Cục Quản lý Dược tỷ lệ và thuốc hao hụt thực tế thanh toán tại đơn vị theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Hình thức gửi: bằng văn bản và thư điện tử (về địa chỉ:quanlygiathuoc@dav.gov.vn).
c) Trường hợp xảy ra hao hụt thuốc bất thường lớn hơn quy định tỷ lệ hao hụt tối đa tại Thông tư này, các cơ sở y tế có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Cục Quản lý Dược phối hợp với các đơn vị liên quan xét xét, giải quyết việc thanh toán hoa hụt cho các cơ sở y tế trong trường hợp hao hụt bất thường hoặc tỷ lệ hao hụt vượt tỷ lệ hao hụt tối đa.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:

– Văn phòng TW Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);

– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Sở Tài chính, Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Y tế ngành (QP, CA, BCVT, GTVT);

– Hiệp hội DN Dược Việt Nam;

– Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;

– Tổng Công ty Dược Việt Nam;

– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

– Trang Thông tin điện tử Cục QLD;

– Trang Thông tin điện tử Cục QLYDCT;

– Lưu: VT, KHTC(02), PC(02).

                  

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Tiến

                                                                                                                                    PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO HAO HỤT THUỐC

(Ban hành kèm theo Thông tư số:     /2016/TT-BYT ngày…. Tháng…. năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 

TÊN ĐƠN VỊ

Số: ……..

– Địa chỉ:

– Điện thoại/Fax:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
                                        (địa danh), ngày….tháng…. năm 20…

              

BÁO CÁO THUỐC HAO HỤT NĂM …

 

Kính gửi:      …….  – Bộ Y tế.

138A – Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Thực hiện quy định tại Thông tư số:     /2017/TT-BYT ngày     /      /2017, (Tên Đơn vị) báo cáo  thuốc hao hụt năm …. như sau:

Stt Tên thuốc Tên hoạt chất

(Nồng độ,

hàm lượng)

SĐK hoặc

Số GPNK

Tên nhà

sản xuất

Nước sản xuất Quy cách đúng gói Đơn vị tính

nhỏ nhất (viên, gói, lọ, tube, ống, chai)

Số lượng Đơn giá

(có thuế giá trị gia tăng)

(tính trên  đơn vị tính nhỏ nhất)

Thành tiền Lý do hao hụt
1
2
3

Tổng giá trị thuốc hao hụt:

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán:……VNĐ.

Tỷ lệ hao hụt (Tổng giá trị thuốc hao hụt/Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán*100%):

 Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(ký tên, đóng dấu)

 

VĂN BẢN DẠNG WORD: [sociallocker id=7424]Draft 2_5.1.2017[/sociallocker]

Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnhDự thảo 2 thông tư Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

THÔNG TƯ
Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn về tỷ lệ hao hụt tối đa được thanh toán, nguyên tắc xác định và tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tư này không áp dụng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức cá nhân có liên quan sử dụng thuốc (sau đây gọi là cơ sở y tế) do vốn nhà nước, nguồn quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn vốn từ các chương trình/dự án mục tiêu quốc gia, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan trong các công đoạn bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở y tế.
2. Tỷ lệ hao hụt thuốc được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị của thuốc hao hụt trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng tại cơ sở y tế so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán.
Giá trị của thuốc hao hụt = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua vào.
Điều 4. Nguyên tắc xác định, quản lý hao hụt thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt thuốc quy định tại Thông tư này là tỷ lệ hao hụt tối đa.
2. Hao hụt thuốc được quản lý, hạch toán và quyết toán theo từng mặt hàng thuốc hao hụt thực tế, có các tài liệu để chứng minh việc hao hụt thuốc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Số lượng và giá trị hao hụt không đượng bù trù lẫn nhau trong năm quyết toán.
Điều 5. Các trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt
1. Thuốc được thanh toán hao hụt trong công đoạn bảo quản bao gồm các trường hợp sau:
a) Thuốc cấp cứu, chống độc bắt buộc phải dự trữ và thuốc phòng chống dịch hết hạn;
b) Thuốc thuộc các chương trình/dự án mục tiêu quốc gia hết hạn sử dụng;
c) Thuốc hao hụt do điều kiện bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của cơ sở y tế: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hoả hoạn, thiên tai, lũ lụt.
2. Thuốc bị hỏng, vỡ trong quá trình vận chuyển, cấp phát, sử dụng thuốc tại cơ sở y tế.
3. Thuốc bị hao hụt khi tiến hành pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho bệnh nhân.
4. Thuốc có số lượng còn lại không đủ cho một đợt điều trị của một bệnh nhân hoặc trường hợp theo chỉ định chuyên môn, người bệnh chỉ sử dụng một phần lượng thuốc trong đơn vị đóng gói nhỏ nhất (ví dụ: thuốc dùng trong chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu) và lượng thuốc còn lại không thể sử dụng được (ví dụ: không có người bệnh có cùng chỉ định, lượng thuốc còn lại không đủ liều lượng, quá thời hạn bảo quản của thuốc).
Điều 6. Các tài liệu để thanh toán hao hụt thuốc
Các cơ sở y tế cung cấp các tài liệu sau để thanh toán thuốc hao hụt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này:
1. Biên bản xác nhận lý do và danh mục thuốc bị hao hụt thuốc của khoa, phòng.
2. Biên bản hủy thuốc đối với thuốc hết hạn sử dụng hoặc biên bản xác định thuốc bị hỏng, vỡ trong quá trình vận chuyển, cấp phát, sử dụng thuốc tại cơ sở y tế hoặc tài liệu chứng minh thuốc bị hao hụt do điều kiện bất khả kháng.
3. Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc và xác minh rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này.
4. Hình ảnh, mẫu vật của thuốc bị hỏng, vỡ, hết hạn sử dụng.
5. Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ theo quy định của Bộ Y tế về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
6. Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Hướng dẫn việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt thuốc là căn cứ cho các cơ sở y tế tính toán chi phí hao hụt thuốc tại đơn vị với cơ quan bảo hiểm xã hội và các đơn vị có liên quan bào đảm thuốc được mua sắm từ nguồn kinh phí nào thì cơ sở y tế được sử dụng nguồn kinh phí đó để thanh toán chi phí hao hụt thuốc.
2. Tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa tại cơ sở y tế là 0,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán.
3. Việc thanh toán giá trị thuốc hao hụt thực tế trong quá trình bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại cơ sở y tế không được vượt tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Việc thanh toán hao hụt thuốc tại Khoản 4 Điều 5 theo giá của đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Giá trị tiền thuốc hao hụt trong trường hợp này không tính vào tỷ lệ hao hụt tối đa.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Dược
a) Chủ trì, hướng dẫn áp dụng quy định tỷ lệ hao hụt thuốc trong các công đoạn bảo quản, cấp phát, vận chuyển, pha chế và sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi, xây dựng tỷ lệ hao hụt thuốc phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kế hoạch Tài chính
Hướng dẫn việc quản lý, hạch toán và quyết toán kinh phí thanh toán hao hụt thuốc trong các y tế.
3. Cơ sở y tế
a) Tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm thanh toán hao hụt thuốc theo số lượng thuốc hao hụt thực tế.
b) Trước ngày 31 tháng 1 hàng năm, cơ sở y tế thống kê và báo cáo Cục Quản lý Dược tỷ lệ và thuốc hao hụt thực tế thanh toán tại đơn vị theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Hình thức gửi: bằng văn bản và thư điện tử (về địa chỉ:quanlygiathuoc@dav.gov.vn).
c) Trường hợp xảy ra hao hụt thuốc bất thường lớn hơn quy định tỷ lệ hao hụt tối đa tại Thông tư này, các cơ sở y tế có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Cục Quản lý Dược phối hợp với các đơn vị liên quan xét xét, giải quyết việc thanh toán hoa hụt cho các cơ sở y tế trong trường hợp hao hụt bất thường hoặc tỷ lệ hao hụt vượt tỷ lệ hao hụt tối đa.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:

– Văn phòng TW Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);

– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Sở Tài chính, Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Y tế ngành (QP, CA, BCVT, GTVT);

– Hiệp hội DN Dược Việt Nam;

– Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;

– Tổng Công ty Dược Việt Nam;

– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

– Trang Thông tin điện tử Cục QLD;

– Trang Thông tin điện tử Cục QLYDCT;

– Lưu: VT, KHTC(02), PC(02).

                  

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Tiến

                                                                                                                                    PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO HAO HỤT THUỐC

(Ban hành kèm theo Thông tư số:     /2016/TT-BYT ngày…. Tháng…. năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 

TÊN ĐƠN VỊ

 
Số: ……..

– Địa chỉ:

– Điện thoại/Fax:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
                                        (địa danh), ngày….tháng…. năm 20…

              

BÁO CÁO THUỐC HAO HỤT NĂM …

 

Kính gửi:      …….  – Bộ Y tế.

138A – Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Thực hiện quy định tại Thông tư số:     /2017/TT-BYT ngày     /      /2017, (Tên Đơn vị) báo cáo  thuốc hao hụt năm …. như sau:

Stt Tên thuốc Tên hoạt chất

(Nồng độ,

hàm lượng)

SĐK hoặc

Số GPNK

Tên nhà

sản xuất

Nước sản xuất Quy cách đúng gói Đơn vị tính

nhỏ nhất (viên, gói, lọ, tube, ống, chai)

Số lượng Đơn giá

(có thuế giá trị gia tăng)

(tính trên  đơn vị tính nhỏ nhất)

Thành tiền Lý do hao hụt
1                      
2                      
3                      

Tổng giá trị thuốc hao hụt:

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán:……VNĐ.

Tỷ lệ hao hụt (Tổng giá trị thuốc hao hụt/Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại năm quyết toán*100%):

 Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(ký tên, đóng dấu)

 

VĂN BẢN DẠNG WORD: Draft 2_5.1.2017

Quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!