Cây Tầm Duột (Cây Tầm Ruộc, Cây Chùm Ruột)- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

181
Cây Tầm Duột
Cây Tầm Duột
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tầm Duột trang 532-533 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhóm (Vientian).

Tên khoa học Phyllanthus distichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Tầm duột là một cây nhỏ, thân nhẵn. Cành có vỏ màu xám nhạt, trên có nhiều vết sẹo của lá cũ. Cành non màu xanh nhạt nhẵn. Lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 4-5cm, rộng 18-20mm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu phiền nhọn. Hoa mọc thành xim đơn nhị lệ trên những cành gầy nhỏ, dài 6-15cm, tụ thành từng cụm 4-7 hoa trên những mẫu tròn, ở kẽ những lá đã rụng. Quả nang, 4 mảnh, khi chín có màu đen nhạt, đường kính 5mm có dài hơi đồng trưởng, cuống quả dài chủng 7mm.

Cây Tầm Duột
Cây Tầm Duột

Phân bố, thu hái và chế biến

Thường mọc hoang và được trồng ở miền Nam để ăn quả. Có mọc và được trồng ở Lào. Tại miền Bắc (Hà Nội), một vài nhà cũng trống để làm cảnh. Chúng tôi chưa thấy cây mọc hoang.

Còn mọc ở nhiều nơi vùng nhiệt đới châu Á (Malaixia, Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin) và ở đảo Mangat.

Tại Sài Gòn, người ta bán những quả chưa chín để ăn sống hoặc nấu chín, vỏ quả khi ấy có màu trắng vàng nhạt, trông như sáp, khía thành 4-6 múi, vị chua.

Người ta còn dùng các bộ phận khác làm thuốc như vỏ thân, rễ, lá.

Thành phần hoá học

Trong quả có 89-91% nước, 0,73-0,90% chất protit, 0,61-0,76% chất lipit, 5,89-7,29% chất gluxit, độ chua biểu thị bằng axit axetic chừng 1,7%. Độ tro chùng 0,52-0,84%. Ngoài ra còn có chứng 40mg vitamin C trong 100g quả (gần như trong bưởi và chanh).

Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Quả được dùng để ăn sống hoặc nấu canh cho mát, giải nhiệt chữa được chứng nhức đầu.

Những bộ phận khác, nhân dân có dùng nhưng thường để chữa ngoài da. Lá giã với hột tiêu đắp lên những chỗ đau ở hông (lumbago) và ở háng.

Rễ có độc tính, thường được nhân dân Malaixia dùng để xông chữa nhức đầu và họ, nhân đảo Giava dùng chữa hen (với liều rất nhỏ). Tại Ấn Độ, vỏ rễ thường được dùng để đầu độc. Người bị ngộ độc nhức đầu, ngây ngất, chết với những triệu chứng đau bụng mạnh.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!