Cây Xương rồng – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

153
Cây Xương rồng
Cây Xương rồng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Xương rồng trang 582-583 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bá vương tiêm, hoá ương lặc. 

Tên khoa học Euphorbia antiquorum

Thuộc họ Thấu đấu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây xương rồng là một cây nhỡ, có thể cao tới 7-8m, phân nhiều cành, phị nước, cành có 3 cạnh lối, lá kèm biến thành gai. Lá ít và nhỏ, cuống rất ngắn, mọng nước, hình trứng ngược, gân lá không rõ, mọc từ cạnh mép của cành. Hoa mọc thành tán, cuống ngắn từ những chỗ hõm của mép cành. Mỗi cụm hoa gồm 3 tổng bao, hình cầu dẹt, đường kính 1cm, màu vàng, những hoa ở cạnh có cuống ngắn, những hoa ở giữa không có cuống, vòi nhụy tách rời, đầu xẻ 2. Quả có đường kính chừng 1cm. Mùa hoa vào mùa xuân.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây xương rồng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm hàng rào. Còn thấy ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Ai Cap. Indonesia.

Người ta dùng nhựa cây xương rồng cảnh xương rồng bóc bỏ vỏ, nướng nóng. Thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Thân xương rồng chứa friedelan 3αol C30H52O. epi-fredelinol, friedelan 3βol C30H52O, α taraxerol C30H50O và β taraxerol (C.A, 1967, 67, 73702y).

Nhựa xương rồng chứa β amyrin C30H50O, xycloartenol C30H50O, cuphol γ-euphorbol và α euphorbol C31H52O (CA., 1971. 74, 1081060)

Toàn thân cây chứa axit xitric, axit tactric và axit fumaric

Cây Xương rồng

Công dụng và liều dùng

Nhựa xương rồng có chất độc, tuyệt đối không được để bắn vào mắt. Nhân dân thường dùng nhựa xương rồng làm thuốc chữa đau bụng, tẩy, tháo nước, nhưng cần pha chế với nhiều vị khác cho đỡ có tác dụng quá mạnh.

Dùng ngoài làm thuốc chữa đau răng, làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ.

Cây có chất độc, dùng phải cẩn thận, không có kinh nghiệm tuyệt đối không nên dùng.

Đơn thuốc có xương rồng dùng trong nhân dân

  • Thuốc chữa đau nhức răng:

Hái cành xương rồng, cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhật bỏ xơ, thêm ít muối vào. Dùng ngậm khi đau răng, lấy một miếng thuốc trên, đặt vào nơi răng đau, ngậm chặt lại, nước đãi chảy ra thì nhổ đi. Ngậm độ 3-4 lần trong ngày. Sau đó súc miệng sạch. Chú ý tránh nuốt nước, có thể gây đi ỉa.

  • Thuốc chữa báng (kinh nghiệm của cụ Khuê, Đỗ Tất Lợi sưu tầm, 1939).

Bồ hóng bếp 3 phần, bánh men rượu 1/2 bánh, nhựa xương rồng vừa đủ. Lọc bỏ hồng qua vải cho nhỏ mịn, giã với men rượu, nhỏ nhựa xương rồng vào cho vừa đủ làm thành bột nhão có thể viên được. Tất cả làm thành chừng 20 viên, mỗi viên bằng hạt ngô hay hơn một chút.

Ngày uống 3 viên, cho vào miếng chuối và nuốt, uống trong 3 ngày, hễ thấy đi ngoài trắng như nước gạo là khỏi, sau đó uống tiếp luôn 2-3 ngày nữa, mỗi ngày hai viên cho khỏi hẳn. Kiêng thịt mỡ, hành sống.

Chưa có dịp kiểm tra lại. Thuốc có độc.

Phải hết sức cẩn thận.

Theo Lĩnh nam thái được lục, xương rồng dùng chữa mụn to không rõ nguyên nhân (vô danh thũng độc đại sang) như sau: Hái lấy cành xương rồng, bổ dọc làm 2 hơ nóng, dang nóng, đắp mặt cắt vào chỗ sưng đau, sang độc sẽ tự tiêu.

Chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!