Cây Cau (Binh Lang) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

182
Cây Cau
Cây Cau
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Cau trang 172-174, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là binh lang, tân lang.

Tên khoa học Areca catechu L.

Thuộc họ Cau (Palmae).

Họ Cau hiện có tên khoa học là Arecaceae.

Người ta dùng hạt cau hay bình lang, tân lang

(Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau.

(Tân = khách, tân = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). (Có độc – dùng phải cẩn thận).

Mô tả cây

Cây cau là một cây có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính 10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chi ở ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hóa. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát

Cây Cau
Cây Cau

Phân bố, trồng hái

Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy quả ăn trầu và xuất cảng.

Trồng bằng quả thường sau 5 – 6 năm mới thu hoạch.

Người ta phân biệt cau rừng (sơn binh lang) và cau nhà (gia binh lang). Cau rừng hạt nhỏ, nhọn và chắc hơn. Loại sơn binh lang có nhiều ở Nghệ Tinh và Thanh Hóa.

Trước đây (vào năm 1930) diện tích trồng cau ước lượng chừng 2500 hecta ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu là Hải Hưng, sau đến Kiến An, Quảng Ninh và cuối cùng đến Nam Hà, Thái Bình. Tại miền trung, diện tích trồng trước đây ước chừng 1.400 hecta. Tại miền Nam Việt Nam, nhân dân cũng trồng nhiều ở Mỹ Tho, Bến Tre, Rạch Giá, Cần Thơ v.v…

Thành phần hóa học

Trong hạt có tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15-20%.
Ngoài ra còn chất mỡ (14%) với thành phần chủ yếu gồm: myristin 1/5, olein 1/4, laurin 1/2, các chất đường: sacaroza, mannan, galactan 2% và muối vô cơ.

Hoạt chất chính là 4 ancaloit: Arecolin, arecaidin C,H,,NO,, guvaxin CH,NO, guvacolin C,H,,NO,, Arecolin (hay CH, arecaidin) CH,NO, chiếm chừng 0,1- 5,0%. D. Tác dụng dược lý

Tác dụng của arecolin gần giống các chất petetierin, pilocacpin và muscarin.
Arecolin gây chảy nước bọt rất nhiều. Nó còn làm tăng bài tiết dịch vị, dịch tràng và làm co nhỏ đồng tử.

Dung dịch 1% arecolin bromhydrat làm co nhỏ đồng tử sau khi nhỏ từ 3 đến 5 phút. Sự co nhỏ đồng tử kéo dài từ nửa giờ đến 2 giờ. Có thể dùng làm giảm áp nhãn trong bệnh glôcôm.

Areclin còn làm tim đập chậm trừ khi có mặt của canxi, tăng nhu động ruột, liều nhỏ kích thích thần kinh, liều lớn gây liệt thần kinh.

Dung dịch hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, làm cho tê bại các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới ruột, con sản bị tê liệt và không bám vào thành ruột được nữa.

Công dụng và liều dùng

1. Hạt cau thường được dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5- 1mg.

2. Dùng chữa sán cho người: phối hợp với hạt lợi tiểu với tên đại phúc bì (xem vị này ở mục bí ngô (xem vị hạt bí ngô).

3. Làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5 đến 4g.

4. Chữa trẻ con chốc đầu: Mãi bột phơi khô hòa với đầu mà bôi.
hạt cau thành Cần theo dõi vì có độc.

Nhân dân còn dùng hạt cau phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc “Thường sơn triệt ngược”.

Chú thích:

1) Người ta còn dùng vỏ quả cau làm thuốc với tên đại phúc bì (xem vị này ở mục
các thuốc thông tiểu tiện).

2. Cây cau rừng (sơn binh lang) có tên khoa học Areca laoensis L. cùng họ, với cùng một công dụng. Một cây cau rừng khác có tên khoa học Pinanga Baviensis O. Becc. cùng họ, ít dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!