Thủy Ngân – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

161
Thủy Ngân
Thủy Ngân
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thủy Ngân trang 1049 – 1050 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hống.

Tên khoa học Hydrargyrum.

Vị thuốc lòng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Nguồn gốc và tính chất

Trong thiên nhiên, thủy ngân hoặc ở trạng thái tự do (rất hiếm), thường ở trạng thái kết hợp dưới dạng chu sa hay thần sa (Cinabre-SHg).

Khi đun chu sa hay thần sa ta sẽ được thủy ngân. Hiện nay, ta vẫn còn phải nhập thủy ngân và các chế phẩm của thủy ngân từ nước ngoài.

Thủy ngân là một kim loại đọc nhất có trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Tỷ trọng của thủy ngân rất nặng, gấp 13,6 lần nước. Ở nhiệt độ thường dễ chia thành hạt nhỏ, ở nhiệt độ cao thường bay hơi.

Thủy Ngân
Thủy Ngân

Công dụng và liều dùng

Đông y dùng thủy ngân nguyên chất hoặc chế thành khinh phấn (calomel), hồng thăng (HgO) (xem các vị này).

Theo tài liệu cổ, thủy ngân có vị cay, tính | hàn (lạnh) và có độc, có tác dụng sát trùng. Chữa mụn nhọt, giang mai, trừ ghẻ lở, nhiệt độc, làm trụy thai, có khi dùng chữa cháy trên đầu tóc. Thường chỉ dùng ngoài.

Đơn thuốc có thủy ngân

  1. Chữa chấy:

Thủy ngân hòa với sáp ong, sát lên đầu tóc.

  1. Chữa bạnh điển:

Dùng thủy ngân giã nhỏ với lá trầu không mà bởi lên.

Thuốc có độc dùng phải cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!