Tê Giác – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

273
Tê Giác
Tê Giác
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tê Giác trang 1002 – 1004 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tê ngưu giác, hương tê giác. Tên khoa học Rhinoceros unicornis L. và Rhinoceros sondaicus Desmarest.

Thuộc họ Tê giác Rhinocerotidae.

Tê giác (Corna Rhinoceri) là sừng của nhiều loại tê giác như tê giác Ấn Độ-Rhinoceros unicornis L., tê giác nhỏ một sừng-Rhinoceros sondaicus Desmarest, tê giác Indonesia Rhi-noceros sumatrensis Cuvier, tê giác hai sừng hay hắc tê-Rhicoceros bicornis L. và tê giác hai sừng loại tráng-Rhinoceros simus Cottoni.

Tại thị trường, người ta còn phân biệt ra tê giác châu Á hay về ngưu giác-Cornu Rhinoceri asiatici và tê giác châu Phi hay Quảng giác Coronu Rhinoceri africani.

Mô tả Tê Giác

Tê giác nhỏ một sừng-Rhinoceros sondaicus Desmarest là một con vật to thổ, con đực cao từ vai xuống khoảng 1,7m, con cái khoảng 1,6m. Thân dài 3,6m, nặng trên 1000kg, có một sừng trên mũi dài 25cm, có khi tới 39cm. Sừng đôi khi thiếu hẳn ở con cái. Da nhẫn không sùi máu, biểu bì có rãnh nhỏ chia làm nhiều đĩa nhỏ nhiều cạnh. Bề mặt thân chia làm nhiều mảnh giáp với nhau bởi nhiều nếp; nếp trước và sau vai cũng như nếp trước đùi kéo dài qua lưng. Nếp gây tương đối kém phát triển. Màu da xám thẫm toàn thân.

Tê giác Ấn Độ- Rhinoceros unicornis L. to và nặng hơn, trừ tại và đuôi có lông, toàn thân nhân, sừng dài và to hơn (Hình 745).

Tê giác hai sừng Inđônêxia-Rhinoceros sumatrensis Cuvier-so với hai loài trên nhỏ và ngắn hơn, thân dài 2,4-2,5m, con đực và con cái đều có hai sừng song song, sừng trước dài hơn. Sừng của con cái nhỏ và ngắn hơn.

Tại châu Phi còn hai loài tê giác nữa đều có hai sừng là hắc tê (Rhinoceros bicornis L.) và bạch tê (Rhinoceros simus Cottoni).

Phân bố và sinh hoạt của tê giác, cách lấy tê giác

Xưa kia, tại nước ta có nhiều tê giác, hằng năm nhân dân ta phải nộp cổng cho phong kiến Trung hoa nhiều sừng tê giác. Nhưng gần đây hầu như chưa phát hiện lại được. Theo tài liệu cũ của Pháp để lại, trong khoảng 30 năm từ 1900 đến 1930, trong cả 3 nước Việt, Lào và Campuchia các thợ săn nước ngoài đã bán được khoảng 30 con tê giác. Năm 1934 người ta có phát hiện tê giác một sừng ở Sơn La và sọ tê giác ở nhà một viên trẻ châu vùng Sơn La

Hiện nay người ta thấy tê giác ở Ấn Độ, Miền Điện, Thái Lan, Campuchia và có thể ở Việt Nam, Lào, Inđônêxia. Nơi ở của tê giác là những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, nơi không cao, tiếp xúc với đồng cỏ. Loại rừng này có những cây to xen với cỏ, trẻ, vầu, guột, song và dây móc mây. Người ta thường gặp chúng đám ở những nơi có nước. Chúng ưa đám ở những vùng nhất định thường rộng khoảng 3,6×1,8m. Đây là những vũng đám của lợn rừng hay nơi trũng tự nhiên do chúng mở rộng ra. Thức ăn của tê giác là măng tre, măng nửa, quả non, cành non.

Tê giác rất dữ tợn. Sau khi săn bắt được, người ta cưa lấy sừng mà dùng. Nhu cầu tê giác trong đông y rất lớn. Giá sừng tê giác cũng rất đắt vì không đủ nhu cầu.

Thành phần hóa học

Hiện nay người ta chưa rõ hoạt chất của sừng tê giác là chất gì. Nghiên cứu thành phần hóa học của tê giác người ta thấy trong tê giác có các chất như keratin, canxi cacbonat, canxi photphat. Khi thủy phân, tê giác sẽ cho các acid amin là tyrosin, acid tiolactic (thiolactic) xystein.

Theo báo cáo của Nam Kinh được học viện (Dược tài học, 1960) thì nước chiết của tê giác cho phản ứng ancaloit.

Tê Giác
Tê Giác

Công dụng và liều dùng

Tê giác là một vị thuốc thường dùng trong đông y. Theo tính chất giới thiệu trong các sách cổ thì tê giác vị đắng, chua, mặn, tính hàn, vào 3 kinh tam, can và vị. Tác dụng của nó là thanh huyết nhiệt (làm mát huyết). giải ổn độc và định kinh, thường dùng trong các trường hợp sốt quá hóa điên cuồng, sốt vàng da, thổ huyết, máu cam, nhức đầu, ung độc, hậu bối.

Có tác giả nghiên cứu thấy tê giác làm tăng nhu động ruột non, tăng hồng cầu và giảm bạch huyết cầu. Gần đây, Trung Quốc dùng một đơn thuốc trong có tê giác để chữa bệnh viêm não cổ kết quả.

Liều dùng: Ngày uống 0,5-1g mài lấy nước uống hay sắc uống hoặc tấn bột mà uống. Có khi dùng tới 4g hay 12g. 

Đơn thuốc có tê giác

  1. Chữa sốt nóng, mê man

Tê giác mài với nước cho đặc mà uống để chữa các chứng thổ huyết, máu cam, sốt nóng mê man, nói lảm nhảm, vàng người, phát ban hoặc như lên đậu mọc chi chít.

  1. Chữa sốt, giải độc:

Tê giác, phòng phong, mộc thông, tang bạch bì, cam thảo; những vị thảo mộc mỗi vị 4g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Mài sừng tê giác vào cho uống làm 3 lần trong ngày.

Trong đông y nói phàm những người không phải đại nhiệt không có ăn đọc, đàn bà có thai thì không nên dùng.

Chú thích:

Vì tê giác giá đất lại hiếm cho nên có nhiều người dùng sừng khác để làm giả. Có người cũng vẫn thấy tốt.

Gần đây, tại Trung Quốc, các nhà Trung y tỉnh Quảng Đông đã dùng sừng trâu-Cornu Bubali tức là sùng của con trâu hay thủy ngưu Bubalus bubalis L. de thay sừng tê giác. Theo các vị trung y đã dùng sừng trâu nói sừng trâu cũng tốt. Vậy ta có thể nghiên cứu để dùng thay tê giác vừa hiếm lại vừa đất.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!