Tài liệu tập huấn thông tư 19/2014/TT-BYT quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc trong ngành y tế

2303
Tài liệu tập huấn thông tư 19
Tài liệu tập huấn thông tư 19
5/5 - (2 bình chọn)

Tài liệu tập huấn thông tư 19/2014/TT-BYT quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc trong ngành y tế

Nội dung:

  • Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
  • Quy định của Bộ Y tế về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
  • Nhóm các câu hỏi liên quan đến thông tư 19/2014/TT-BYT

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ THUỐC GN, HTT, TC TRONG NGÀNH Y TẾ

Hệ thống quy chế quản lý được xây dựng, sửa đổi, bổ sung từ năm 1963 đến nay, có thể chia thành 7 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1963-1979): Quy chế thuốc độc năm 1963
Giai đoạn 2 (1979-1995): Quy chế thuốc độc năm 1979
Giai đoạn 3 (1995-1999): Quy chế quản lý thuốc gây nghiện (1995),Quy chế quản lý thuốc hưóng tâm thần (1997)
Giai đoạn 4 (1999-2001):Quy chế quản lý thuốc gây nghiện (1999),Quy chế quản lý thuốc hưóng tâm thần (2001)

Giai đoạn 5 (2001-2010): Bổ sung một số điều của Quy chế Quản ý TGN năm 1999; – – Quy chế quản lý thuốc HTT năm 2001, Bổ sung một số chất vào danh mục thuốc HTT, Tiền chất
Giai đoạn 6 (2010-2014): hiệu lực thi hành từ 14/6/2010
Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện
Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 hƣớng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
Giai đoạn 7 (2014- nay): hiệu lực thi hành từ 15/7/2014
– Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

Quá trình xây dựng quy chế và danh mục

* Quy chế thuốc độc và chế độ ghi nhãn năm 1963 được coi là Văn bản đầu tiên quy định về chế độ quản lý, sử dụng thuốc độc, bao gồm cả thuốc hiện nay thuộc danh mục thuốc GN, HTT.

* Quy chế thuốc độc năm 1979 thay thế Quy chế thuốc độc năm 1963, gồm 9 phần, 51 Điều. Trong đó quy định:
– Điều kiện cán bộ giữ thuốc độc, chế độ bảo quản, giao nhận, vận chuyển
– Chế độ kê đơn, pha chế, đóng gói
– Chế độ dự trù, báo cáo, sổ sách
– Chế độ xuất, nhập khẩu
Đặc biệt có quy định riêng đối với thuốc Độc Bảng A nghiện (13 chất)

* Quy chế Quản lý thuốc GN (1995), Quy chế quản lý thuốc HTT (1997):
– Thực hiện Nghị Quyết số 06/CP về tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát Ma tuý, nhằm quản lý chặt chẽ TGN, T HTT trong ngành Y tế, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế Quản lý thuốc GN (1995), Quy chế quản lý thuốc HTT (có tham khảo Quy định của các nước và các Công ước Quốc tế).
– Danh mục thuốc GN năm 1995 gồm 113 chất gây nghiện trong các Bảng quy định của Công ước 1961 (mặc dù VN chưa tham gia Công ước)
– Danh mục Thuốc HTT gồm các chất HTT thuộc Danh mục thuốc HTT trong các bảng quy định của Công ước 1971.(108 chất HTT và 05 tiền chất dùng làm thuốc)

* Quy chế Quản lý TGN 1999, Quy chế quản lý thuốc HTT 2001:
– Danh mục TGN gồm 43 chất GN dùng làm thuốc trong đó có 36 chất thuộc Danh mục TGN của Công ước 1961 và 07 thuốc do Bộ Y tế căn cứ tình hình thực tế đưa vào áp dụng tại Việt Nam.
– Danh mục thuốc HTT gồm 67 chất HTT và 05 tiền chất dùng làm thuốc.
* Sau khi Luật phòng, chống Ma tuý có hiệu lực (01/6/2001), Luật Dược và các Nghị định hướng dẫn Luật dược có hiệu lực một số quy định tại Quy chế QLTGN 1999 và Quy chế QLTHTT 2001 không còn phù hợp, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10, số 11/2010 ngày 29/4/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc GN, HTT, TC dùng làm thuốc.

Tài liệu tập huấn thông tư 19/2014/TT-BYT

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 

[sociallocker id=7424]

Cac nhom cau hoi thac mac va giai dap ve TT19. TTĐT

Pho bien TT19

[/sociallocker]

Copy vui lòng ghi nguồn vnras.com

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!