Rươi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

251
Rươi
Rươi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Rươi 1027 – 1028 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Palolo (Tiếng thổ dân trên các quần đảo Thái Bình Dương gọi con rươi).

Tên khoa học Eunice viridis.

Thuộc họ Rươi Nereidae.

Mô tả con rươi

Rươi là một loại giun sống ở nước, trên mình có nhiều loại lông tơ giúp rươi bởi dễ dàng trong nước. Rươi trường thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm. Thần mình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to. Phần trước của rươi lớn hơn phần sau trong khi các đốt lại ngắn hơn. Cơ thể rươi rất đối xứng, lưng và bụng phân biệt rõ ràng. Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy sông hay trong các ruộng nước. Môi trường sống thích hợp cho rươi là nước phải thật nhạt. Khi đã đến thời kỳ sinh sản, rươi bò lui ra khỏi hang, phần sau chứa đầy tế bào sinh dục đứt lìa khỏi phần trước và trôi nhanh lên mặt nước. Chúng bơi tung tăng đây đó, phóng ra vô số trúng hay tinh trùng làm cho mặt nước có màu trắng đục như sữa. Trứng, tinh trùng kết hợp với nhau tạo một thế hệ mới. Trong khi đó phần đầu của rươi vẫn sống dưới hang đào sâu đến 30-40cm để tái tạo phần đuôi. Phải mất đến một năm rưỡi mới trở lại tình trạng cũ. Lúc đó phần sau của vô vàn con rươi, đứt ra, trồi lên mặt nước khoảng từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để hoàn thành chức năng sinh sản gọi là “hiện tượng Swarming”. Đó chính là lúc vớt rươi vì chúng nhiều vô kể. Nếu không rươi sẽ chết và chìm xuống đáy sông.

Rươi
Rươi

Phân bố và thu hoạch rươi

Trong vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương, người ta cũng thấy rươi thuộc loài Eunice viridis, xuất hiện quanh các đảo Samoa và Fidji vào đúng ngày giờ nhất định. Loài rươi Eunice fucata cũng được phát hiện trong vùng biển Caribê.

Ở nước ta, tại các cửa sông Thái Bình, nhất là vùng Hải Dương có rất nhiều loại rươi thuộc loài Tylorhynchus sinensis. Ngoài ra rươi còn được tìm thấy ở Gò Công, Đà Nẵng. Theo Dawdoff thì ở Côn Đảo, Nha Trang cũng có rươi. Tại các khu vực dài nuôi tôm vùng Cà Mau cũng có rươi nhưng là giống Nereis, tên địa phương gọi là con rết biển. Rết biển cũng có hiện tượng xuất hiện thành đàn trên mặt nước hàng năm, nhưng không được nhân dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Nereis là thành phần quan trọng của thức ăn của cá.

Ở miền Bắc nước ta, vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, trời đang bình thường bỗng mát hẳn, nhiệt độ có khi xuống dưới 25°C, vòm trời u ám, có mưa lất phất… đó là dấu hiệu cho biết thời điểm đàn rươi kéo nhau lên mặt nước, tổ chức những cuộc “khiêu vũ tập thể” theo truyền thống. Lúc ấy từng đàn rươi ở dưới đáy sông tràn lên, lúc nhúc đầy mặt nước, nhảy múa tung tăng và bị người ta săn bắt chính vào thời kỳ này. Vì rươi chỉ xuất hiện trên mặt nước vào thời kỳ sinh sản, vào những ngày giờ nhất định và chịu ảnh hưởng của thủy triều, thời tiết và nhiệt độ, cho nên trong nhân dân vùng có rươi đã có câu hát: “Tháng chín đôi mươi, Tháng mười, mùng năm”

Thành phần hóa học

Cơ thể rươi chứa 11,34% chất đạm, 3,2% chất béo, cùng nhiều khoáng chất như sulfua canxi, kali và 0,3% kim loại.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, nhất là những vùng có rươi, tươi được coi là nguồn thức ăn bổ vì nhiều chất đạm.

Ngoài ra rươi còn là thức ăn cho cá. Tuy nhiên, những người có bệnh hen tránh ăn rươi có thể vì rươi có chất gây lên cơn hen.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!