Phèn Chua – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

251
Phèn Chua
Phèn Chua
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phèn Chua trang 1046 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là minh phần, khô phàn, phần chi, bạch phàn.

Tên khoa học Alumen.

Phàn là phèn; minh là trong sáng vì vị phèn chua trong và sáng. Khi rang lên sẽ được một vị xốp nhẹ gọi là phèn phi hay khô phàn.

Nguồn gốc, tính chất và chế biến

Phèn chua có thể chế từ một nguồn nguyên liệu thiên nhiên gọi là minh phần thạch (Alunite) có công thức K2SO4AI2(SO4)3.4Al(OH)3 thường lẫn ít sắt. Người ta nung đá minh phần sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.

Có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, rồi trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.

Còn nhiều phương pháp chế tạo khác. Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.

Thành phần hóa học

Phèn chua là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức của phèn chua là K2SO4. AI2(SO4)3.24H2O.

Phèn Chua
Phèn Chua

Công dụng và liều dùng

Phèn chua là một vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Theo tài liệu cổ phèn chua có vị chua, lạnh (hàn), không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ. Còn dùng làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu, các loại xuất huyết.

Ngày uống 0,3-1g khô phàn. Có thể uống tới 2-4g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phèn chua

  1. Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính:

Phèn chua 100g, rang lên cho hết nước để có phèn phi hay khô phàn. Tán nhỏ. Ngày dùng

0,5-1g chia làm nhiều lần, uống chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, đi tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm nhân dân).

  1. Chữa rắn cắn:

Phèn chua, cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 3-6g, chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm.

  1. Chữa khí hư bạch đới:

Sà sàng tử, khô phàn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên hay sắc nước dùng rửa âm hộ, chữa khí hư bạch đới.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!