Ong Đen – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

306
Ong đen
Ong đen
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ong Đen trang 959 – 960 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là ong mướp, ô phong, hùng phong tượng phong, trúc phong.

Tên khoa học Xylocoba dissimilis (Lep).

Thuộc họ ong Apidae.

Trúc là cây tre, cây nữa, phong là con ong, vì con ong này sống trong đốt trẻ, cây nữa cho nên có tên. Còn gọi ông mướp vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Hồng là gấu, tượng là voi đều là những con vật to vì ong này so với ong mật thì to hơn như con gấu con với đối với nhưng con vật khác.

Ong đen
Ong đen

Mô tả con ong den

Ông đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5cm, toàn thân có lông mền, màu đen nhạt, phía lưng có lòng màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được. Thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tre, cây nứa, có thể sau tới 30cm hay hơn.

Trong thân cây nữa. ong chia thành ngăn,

trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời để trứng (Hình 720).

Phân bố, chế biến

Ong đen sống khắp nơi đồng bảng cũng như miền núi. Tại nước ta còn ít chú ý khai thác. Tại miền Nam Trung Quốc người ta thường bắt ong này vào mùa thu đông là mùa ong sống trong ống tre nứa. Sau khi biết ong ở đâu, người ta nút kín ống tre hay ống nứa lại. Hơ nóng cho ong chết, chẻ ra để lấy mà dùng.

Ong đen bảo quản dễ mốc một, phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc một hơn. Ông đèn có thể là một nguồn xuất khẩu, nên chú ý khai thác.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Có thể người ta sử dụng chủ yếu chất độc của nọc còn ông vì ong đen cũng có nọc, đốt cũng đau buốt như ông mặt.

Công dụng và liều dùng

Ong đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Theo tài liệu cổ, ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào 2 kinh vị và đại trường.

Tác dụng của ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sau răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong.

Ngày dùng 2 đến 4 con tần nhỏ uống.

Theo tài liệu có những người hư hàn, không hỏa không nên dùng.

Chú thích:

Ngoài con ong đen trên, người ta còn dùng con ong đen Xylacopa phalothorax, nhỏ hơn, nhưng không dùng con có đốm trắng ở đầu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!