Mạch Nha – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

344
Mạch Nha
Mạch Nha
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mạch Nha trang 357-358 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Maltum. 

Nguồn gốc

Mạch nha chính thức là hạt lúa mạch Hor – deum sativum Jess. var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae. (Gramineae) cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60 độ

Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiếm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Mới đây ta có nhập giống lúa mạch về trồng để chế bia nhưng chưa đủ dùng.

Muốn có thóc nảy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mắm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sảy hết trấu mà dùng

Mạch Nha
Mạch Nha

Thành phần hóa học

Trong mạch nha cũng như trong thóc nảy mầm có tính bột, chất béo, chất protit, đường mantoza. Sacaroza, các men amylaza, mantaza, vitamin B, C, lexitin.

Công dụng và liều dùng

Mạch nha hay mầm thóc do chứa các chất men, các chất có thể hấp thụ được ngay. cho nên giúp sự tiêu hóa các thức ăn có tinh bột và có tác dụng bởi bổ rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do các vitamin B, C cho nên còi dùng chữa các bệnh phù do thiếu vitamin.

Ngày dùng 12-13g dưới hình thức nước ph hay cao mạch nha. Muốn chế cao mạch nha cá tán bột mạch nha, chiết suất bằng nước ở nhiệt đ 60″ và có đặc ở nhiệt độ thấp dưới 60.

Kẹo mạch nha= Kẹo mạ= Di đường

Chế bằng cách tác dụng các men trong mầm thóc lên cơm nếp hay cháo gạo nếp ở nhiệt độ 60-70 trong vòng 6-12 giờ sau đó cô đặc lại cho tới khi còn chừng 8% độ ẩm thì bảo quản mới tốt

Tỷ lệ mầm thóc dùng thường là 2/10 trọng lượng gạo nếр.

Trong kẹo mà có glucoza, sacaroza, axit lactic axit photphoric và canxi, một ít chất protit (E. Cousin Nguyễn Văn Định và Đào Sỹ Chu, 1941).

Kẹo mạ ngoài tính chất bổ vì gồm phần lớn đường có thể hấp thụ ngay được còn là một tác nhân nhũ hóa rất mạnh. Người ta có thể đun kẹo mạ cho chảy mềm ra, thêm vào tới 50% trọng lượng dầu (dầu cá, dầu gấc v.v…) trộn đều. Sau nhiều ngày, hỗn hợp vẫn đồng đều, dầu và kẹo không tách ra.

Tính chất này được dùng để chế kéo dầu gấc hay kẹo dầu cá.

Cao mạch nha (xem ở trên) 900g 

Dầu gan cá 100g

Trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 để 30g tức là một ngày 12g đến 120g kẹo dầu cá

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!