Lục Phàn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

201
Lục Phàn
Lục Phàn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lục phàn trang 1044 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen.

Tên khoa học Melanteritum.

Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO,); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.

Nguồn gốc và tính chất

Trước đây ta vẫn phải nhập lục phàn tử Trung Quốc để dùng trong đông y; từ năm 1958 ta đã tự chế lấy để dùng. Ngay tại Trung Quốc, trước kia chủ yếu cũng dùng lục phàn thiên nhiên, nay phàn lớn cũng đã tự chế lấy.

Lục phàn có tinh thể trong mở, hay trong màu xanh nhạt, để lâu ra không khí sẽ thường bị oxy hóa cho màu vàng nhạt, ròn đề vỡ vụn, vị sáp.

Thành phần hóa học

Trong lục phàn thiên nhiên chủ yếu có sắt sunfat (FeSO4.7H2O). Tạp chất gồm magie (Mg). mangan (Mn), canxi (Ca).

Lục phàn tự chế lấy không có các tạp chất.

Khi đun sắt sunfat trong ống nghiệm sẽ có mùi SO, bay ra. Hòa tan lục phàn trong nước, dung dịch sẽ cho các phàn ứng của sắt và gốc sunfat.

Lục Phàn
Lục Phàn

Công dụng và liều dùng

Lục phàn là một vị thuốc được dùng trong cả đồng y và tây y.

Tây y thường dùng nguyên chất, còn đông y thường dùng lục phàn thiên nhiên. Theo đông y tính chất của lục phàn chua mát và không độc, vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng táo thấp hóa đờm, tiêu tích sát trùng, giải độc. Dùng gây nôn và cầm máu, chữa những trường hợp dạ dày. ruột chảy máu, cổ họng sưng đau, loét miệng. Những người tỳ vị hư nhược và không tích trệ không nên dùng. 

Dùng liều nhỏ có tác dụng bổ máu chữa vàng da, thũng trướng thiếu máu và dạ dày, ruột chảy máu. Dùng dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Nhưng nếu dùng nhiều quá thì hay bị táo bán. Dùng liều cao một lần thì hay bị gây nôn, nhưng dạ dày và ruột bị viêm cho nên cẩn thận trong khi dùng lục phàn để gây nên.

Liều dùng: Ngày uống 0.10-0.25g để bổ máu. Muốn gây nôn thì mỗi lần dùng 1- 2g, cách 20 phút sau nếu chưa thấy nôn thì lại uống nữa. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có lục phàn

  1. Chữa cam tẩu mã Lục phàn cho vào nồi đất nung đỏ, thêm dấm vào khuấy lên, lại nung nữa, và đó dám làm như vậy 3 lần, cuối cùng cho ít xạ hương tán nhỏ, trộn đều. Súc miệng cho sạch, bởi thuốc này vào.
  2. Thuốc bổ huyết: Lục phàn 12g, lô hội 12g. nhục quế 32g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên 0.25. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng nước lã đun sôi để chiêu thuốc. Không dùng nước chè vì chất tanin trong chè sẽ làm đen và hỏng thuốc.
  3. Chữa sâu họ vào tai: Lục phàn tán nhỏ cho vào tai.
  4. Thuốc nhuộm tóc. Lục phàn, vỏ quả lựu, 2 vị bằng nhau, ngâm với nước, dùng nước này chải tóc hàng ngày (kinh nghiệm ghi trong các sách cổ).

Chú thích:

Lục là xanh lục, phàn là phèn vì lục phàn có màu xanh lục. Cần chú ý tránh nhầm với vị đảm phàn màu xanh da trời có thành phàn chủ yếu là đồng sunfat không dùng làm thuốc bổ huyết như vị lục phàn này. Xem vị đảm phàn đã giới thiệu ở trên.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!