Long Nhãn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

283
Long Nhãn
Long Nhãn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Long Nhãn trang 807-808 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi.

Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Eu- phoria longana (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]

Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Tên lệ chỉ nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nổ là người hầu cận). Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).

Mô tả cây

Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như là các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm. Mùa xuân vào các tháng 2-3-4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 rằng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 6. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẫn (chỉ có một ô của bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.

Phân bố, thu hái và chế biến

Ở Việt Nam đâu cũng có, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên. Có mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. Thu hoạch vào tháng 7-8.

Có nhiều loại nhãn: Nhãn trợ cùi rất mỏng, không chế được long nhãn. Nhãn nước cùi rất nhiều nước, chế được long nhãn, nhưng phẩm chất kém, chế tốn nhiều công (18-20kg nhãn tươi mới được chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa để giữ 1kg long nhãn). Nhãn lồng (vì khi quả nhãn gần chim, giới khỏi ăn) loại này cùi dày và mọng.

Nhãn mua về để cả chùm cả vỏ, nhúng vào nước sôi 1-2 phút (không để lâu quá sẽ nứt vỏ), để nguyên cả chùm, ngày phơi, đêm sấy- chừng 36-42 giờ-cho đến khi khô vừa phải (lúc lắc quả nhãn thấy kêu lóc cóc) thì bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi đem sấy cho đến khi cầm không dính tay là được. Nhiệt độ sấy không cao quá 50-60°C. Tỷ lệ chế biến: 100kg quả tươi cho 10-12kg long nhãn.

Long Nhãn
Long Nhãn

Thành phần hoá học

Cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit 1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55%, đường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.

Cùi khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,309%.

Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin.

Trong chất béo có các axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic C19H36O2 khoảng 17,4% (C. A. 1969, 71, 103424m). Hạt nhân cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột rắc lên những vết thương chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên nơi bị bỏng.

Trong nhãn có quexitrin, quexitin, tanin (C. A. 1949, 43, 8611 8611c), ngoài ra còn có B-sitosterol, epifriendelanol C30H52O. friedelin C30H50O và 16 hentriacontanol (C. A. 1972, 76, 11978v). Lá nhẫn có vị nhạt, tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo với liều 10-15g dưới dạng thuốc sắc.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhân nhục là một vị thuốc nhân dân dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được. Ngày dùng dùng 9 đến 10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng.

Hạt dùng ngoài hay dùng hoặc uống trong (rất ít dùng) với liều 3-9g. Hạt chữa các chứng chốc lở, bị đứt tay, đứt chân (tán nhỏ, rắc lên vết đứt chân, tay), gội đầu.

Theo tài liệu cổ, long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí; dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Những người đầy bụng kém ăn không dùng được.

Đơn thuốc có long nhãn và hạt nhân

Chữa các chứng do sự lự quá độ, buồn bực không ngủ, hay quên:

Bài quy tỳ: Long nhãn, táo nhân (sao), hoàng kỳ (trích), phục thần mỗi vị 4g, mộc hương 6g, cam thảo (trích) 4g, gừng 3 lát, táo đỏ một quả. Sắc uống nóng.

Khe ngón chân lở ngứa:

Hạt nhãn bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ, rắc vào.

Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc:

Cao ban long và long nhãn (đơn thuốc của Hải Thượng Lãn Ông). Còn có tên là nhị long ẩm: Cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hoà tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!