Lộc Giác (Gạc Hươu Nai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

253
Lộc giác
Lộc giác
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lộc giác trang 941 – 942 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi gạc hươu nai. Tên khoa học Cornu Cervi,

Nguồn gốc

Gạc hươu nai là nhung để già, cứng lên thành gạc hay sừng (xem mô tả con vật ở vị lọc nhung). Hàng năm vào cuối hạ, hươu nại cọ đầu vào cây cho sừng rụng. Trong gạc hươu nai, huyết đã khô kiệt, có khi còn da bọc, có khi hết cả da, chỉ còn trơ gạc sáng bóng, màu vàng hay hơi đỏ hoặc trắng ngà. Phần dưới to có nhiều u nhỏ tròn nổi lên, phần trên nhẫn và nhọn.

Có người thường căn cứ vào số nhánh và kích thước, màu sắc để phân biệt gạc hươu với gạc nai: Gạc hươu có 3 hoặc 4 nhánh, dài 30-50cm, đường kính chừng 3cm, chất mịn và rắn, cứng chắc, u tròn cách nhau, màu gạc đỏ nâu. Gạc nai cũng giống gạc hươu nhưng thường to và dài hơn: đường kính chừng 3-6cm, dài 50-60cm, chia 3-6 nhánh, màu trò nâu hoặc tro vàng, u không rõ, thường chạy dài.

Cả 2 loại, khi bẻ, vết bẻ màu trắng, giữa có màu tro, tủy hẹp. Nếu tuy rộng là gạc nhẹ, xấu.

Phân loại gạc

Gạc lấy ở những con hươu nai săn bắn được hoặc do đến mùa nó tự rụng, vào các tháng 6, tháng 8 người ta vào rừng để nhặt.

Gạc lấy ở những con hươu nai còn sống được coi là tốt hơn. Nó còn liền với xương đấu, thường gọi là gạc bao bị liên tảng (còn cả da và xương đầu) hay không còn da đầu nhưng gạc dính cả xương đầu thì gọi là gạc liên tảng.

Gạc tự rụng, nhặt ở rừng về thuộc loại kém.

Trong loại gạc này, người ta thường phân biệt ra: Gục còn phần để dài, màu gạc trắng ngà được coi như đứng đầu trong loại gạc tự rụng, sau đó đến loại gạc tự rụng nhưng không còn đế, để lõm vào màu sắc trắng nhợt là loại kém.

Khi dùng gạc, người ta thường của thành từng khúc ngắn, tâm với mặt sao vàng, tán nhỏ. Có khi người ta cưa thành khúc ngắn, dùng than đốt qua, tán nhỏ mới dùng.

Từ lộc giác có thể chế thành cao ban long và lộc giác sướng.

Cao ban long: Xem vị cao ban long.

Lộc giác sương: Cornu Cervi degelatinatum. Có 2 loại lộc giác sương

Lộc giác sương theo lối Nhật Bản. Sừng hươu núi đốt cho đen (húc thiên) rồi tán nhỏ.

Lộc giác sương của Trung Quốc và Việt Nam là sừng hươu còn lại sau khi đã nấu cao ban long rồi phơi khô tán nhỏ. Loại này có khi người ta vẫn đổ bỏ đi hay để bón cây.

Lộc giác
Lộc giác

Thành phần hóa học

Trong gạc hươu nai có khoảng 25% chất keo (keratin) 50-60% canxi phophát, can-xi cacbonát, một ít chất đạm và ít nước.

Trong lộc giác sương tỷ lệ chất keo mất hẳn hoặc còn rất ít.

Công dụng và liều dùng

Trước đây ở châu Âu cũng có dùng sừng hươu nai làm thuốc, nhưng sau vì hiếm, khó tìm và có những vị khác thay thế được cho nên không dùng nữa

Trong đông y (Trung Quốc và Việt Nam) lộc giác được coi là vị thuốc bổ dùng trong các trường hợp mệt nhọc, thần kinh suy nhược, làm cho máu chạy điều hòa, chữa khớp xương bị sưng phù, mụn nhọt độc.

Liều dùng của lộc giác. Ngày uống 4-12g. chiêu thuốc bằng nước thường hay nước gừng

Lộc giác sương được dùng trong đồng y để điều trị các bệnh họ, họ lao, tiểu tiện ra huyết, đi tiểu ra tỉnh dịch (niệu tỉnh) mụn nhọt.

Liêu dùng: Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên hoặc thuốc sắc.

Đơn thuốc có lộc giác và lục giác sương dùng trong nhân dân

  1. Chữa nhọt mọc ở sau lưng (hậu bối), ở vũ, ở các nơi khác:

Lộc giác đốt ra than, hòa với đám bởi vào.

2 Chữa gân xương đau nhức.

Lộc giác thiên tồn tính (ra than còn màu đen) tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g

  1. Phụ nữ bị khi hư, bạch đới:

Lộc giác sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Nếu uống được rượu thì dùng rượu mà chiêu thuốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!