Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Khương Hoạt trang 681-682 tải bản PDF tại đây.
Tên khoa học Rhizoma Notopterygii.
Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác (xem vị này ở chương các vị thuốc chữa tê thấp đau nhức).
Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tâm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Vị này còn phải nhập của Trung Quốc, do đó cần chú ý nguồn gốc khác nhau và tài liệu chưa thống nhất của vị thuốc.
Mô tả cây
Khương hoạt (Notopterygium incisium) là một cây sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt; thân rễ to thô, có đốt. Thân cây cao từ 0,5- 1m, không phân nhánh, thần phía dưới hơi có màu tím. Lá mọc so le, kép lông chim, phiến lá chia thùy, mép có răng cưa, mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt; phía dưới cuống
lá phát triển thành bẹ ôm lấy than. Hoa rất nhỏ, màu trắng, hoa họp thành hình tán kép. Quả bế đôi hình thoi dẹp, màu nâu đen, 2 mép và ở lưng phát triển thành dìa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này chưa có ở Việt Nam. Chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc); thu hoạch rễ vào mùa thu; đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Trong khương hoạt có tinh dầu, các hoạt chất khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Khương hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vì đông y. Theo các tài liệu cổ ghi chép được thì khương hoạt và độc hoạt cùng một công dụng. Khương hoạt ngọt, đắng, bình, không độc. Khương hoạt mạnh hơn đi thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang cánh tay trừ phong, chữa tê, còn độc hoạt chỉ đi vào bụng, ngực, lưng và gối thôi. Khương hoạt chữa chứng thủy thấp phong, còn độc hoạt chữa chứng thủng phấp phục phong. Khương hoạt có công phát biểu đi lên thượng tiêu chữa các chứng du phong nhức đầu, đau nhức các khớp xương, còn độc hoạt có sức trợ biểu đi xuống hạ tiêu, chữa các chứng phong ấn nấu làm cho nhức đầu, hai chân tê thấp.
Hiện nay thường dùng chữa nhức đầu, thân lạnh, cảm mạo phong hàn, sốt không ra mồ hôi, gần xương đau nhức.
Ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc rượu.
Đơn thuốc có khương hoạt dùng trong đông y
Chữa người có thai bị phù thũng:
Khương hoạt, la bặc tử, hai vị sao thơm, tán nhỏ; mỗi lần uống 6 đến 8g. Ngày thứ 1 uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần là đủ.
Dùng rượu hâm nóng lên mà chiêu thuốc.
Chữa cảm nói ngọng, chân tay co quắp, tê dại mất tiếng:
Khương hoạt tán nhỏ, mỗi lần cho uống 8 đến 12g, dùng rượu chiêu thuốc.
Theo sách cổ nói phàm những người huyết hư không phải chứng phong hàn thực tà chớ dùng.