Hải Sâm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

211
Hải Sâm
Hải Sâm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hải Sâm 1031 – 1032 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đỉa biển-địa bé, sea-slug (Anh). 

Tên khoa học Srichopus japonicus Selenka.

Thuộc họ Hải sâm Holothuridae.

Mô tả con vật

Hải sâm là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, chủ yếu hay gặp ở những vịnh và những nơi có nhiều đá ngắm ở biển khơi.

Hải Sâm
Hải Sâm

Phân bố, săn bắt và chế biến

Hải sâm phân bố ở nhiều nước, ngư dân đánh bắt được thường đem phơi hay sấy khô dùng làm thuốc hay thực phẩm. Loại tốt nhất có màu đen thịt quánh đỉnh, da có nhiều gai. Loại to mà mềm, da không có gai là loại kém.

Thành phần hóa học

Trong hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro, trong trò chủ yếu gồm canxi 0,118, photpho 0,22, sắt 0,0014, kali.

Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.

Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy các chất lipit tổng hợp lấy từ các tế bào của động vật không xương sống ở biển có công dụng lớn trong việc phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch.

  1. A. Manaxova (Đại học y khoa quốc gia Vladivoxtoc) đã phát hiện thấy việc đưa vào dạ dày những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng những chất lipit tổng hợp của hải sâm Viễn đông- Stichopus japonicus đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protit và lipit trong máu và gan của thỏ. Trong cơ tim và gan có sự tăng hoạt tính, hấp thụ oxy tăng, có nghĩa là quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Bệnh xơ vữa động mạch đã thuyên giảm rõ rệt trong cơ thể các động vật bị bệnh.

Công dụng và liều dùng

Chủ yếu dùng làm thực phẩm cao cấp bởi dưỡng. Tính chất bổ không kém nhân sâm do đó có tên sâm bể (hải sâm). Còn dùng hải sâm chữa viêm phế quản, thần kinh suy nhược, cầm máu. Trong y học cổ truyền, hải sâm được xem như vị thuốc bổ thận, bổ 4m, tráng dương, ích tinh, thông trưởng, nhuận táo, chữa lỵ.

Thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiên thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 đến 10g. dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.

Chú thích:

Ngoài hải sâm Stichopus japonicus nói trên, người ta còn khai thác dưới tên hải sâm nhiều loại khác như Hải sâm Holothuria, Actinopyga agassizi…

Do nhu cầu tăng lên, nhiều nước đã đặt vấn đề nuôi hải sâm để đảm bảo nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!