Đơn Răng Cưa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

686
Đơn Răng Cưa
Đơn Răng Cưa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đơn Răng Cưa trang 129 – 130, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào).

Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb).

Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae.

Mô tả cây

Đơn răng cưa là một cây nhỏ, nhẵn, trừ những cành non và cụm hoa hơi có lông. Thân gầy, có gân dọc, có bì khổng. Lá hình thuôn dài 8-13cm, rộng 3-9cm, cuống lá hình máng phía trên, dài I-2cm. Hoa trắng mọc thành chùm đơn hay phân nhánh ở phần ba phía dưới. Quả hình trứng, đường kính 3mm nhằn hay hơi có những gần dọc nổi, vỏ quả ngoài cứng, rất mỏng. Nhiềuhạt, mặt nhăn nheo, nhiều cạnh, dài 0,6mm. Mùa hoa: tháng 2, mùa quả tháng 10

Hoa và quả đơn răng cưa
Hoa và quả đơn răng cưa

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở miền Bắc và miền Trung. Còn thấy ở Trung Quốc.

Thường người ta hái lá tươi về dùng.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong lá có chất độc đối với cá.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch. Còn có thể nấu nước tắm. Thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo nơi mẩn ngứa to hay nhỏ.

Một số nơi dùng làm lá gói nem, hay ăn cùng với nem mặc dầu trên thực nghiệm lá độc với cá.

Lá đơn răng cưa
Lá đơn răng cưa

Chú thích:

Ngoài cây đơn răng cưa nói trên, người ta còn dùng với tên đơn răng cửa hay đơn núi, đơn trậu đok tu pa (Lào) cây Maess balansae Mez, thuộc cùng họ. Cùng một công dụng và cách dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!