Công văn 159/K2ĐT-ĐH năm 2018 đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế dự thảo “Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp” để lấy ý kiến rộng rãi

917
Công văn 159/K2ĐT-ĐH năm 2018
Công văn 159/K2ĐT-ĐH năm 2018
5/5 - (1 bình chọn)
BỘ Y TẾ

CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:159/K2ĐT-ĐH

V/v đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế dự thảo “Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp” để lấy ý kiến rộng rãi

 

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018

 

Kính gửi: Văn phòng Bộ Y tế

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Y tế tại Phiếu trình số 56/K2ĐT ngày 07
tháng 02 năm 2018, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo kính gửi Văn phòng Bộ Y
tế bản dự thảo “Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử
nhân y khoa do nước ngoài cấp” và kính đề nghị Văn phòng Bộ đăng tải dự thảo
Thông tư nói trên lên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế để lấy ý kiến góp ý rộng
rãi theo quy định.

Xin gửi kèm theo Dự thảo Thông tư “Thông tư quy định về đào tạo bổ sung
đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp” và Phiếu trình Lãnh
đạo Bộ.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý đơn vị./.

KT. CỤC TRƯỞNG, PHÓ CỤC TRƯỞNG, NGUYỄN VĂN LỢI

CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO

Số:56/K2ĐT

KHẨN

 

PHIẾU TRÌNH LÃNH ĐẠO BỘ

Kính gửi: GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng

PHẦN I: NỘI DUNG TRÌNH CỦA ĐƠN VỊ

Tên văn bản trình: Công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ tài Chính xin ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.

Nội dung trình:

Ngày 25/01/20118, Thứ trưởng đã chủ trì cuộc họp với các Vụ/Cục để góp ý Thông tư “Quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với chức danh là bác sĩ’. Thứ trưởng Kết luận cuộc họp, cụ thể như sau:

–     Cần ban hành Thông tư này vì đã có căn Cứ pháp lý là Nghị định 109/2016/NĐ-CP ( điểm b khoản 2 điều 5)

–     Xác định trước mắt có 03 ngành cần đào tạo bổ sung (y khoa, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt) tương ứng với 03 ngành bác sĩ mà Việt Nam đang đào tạo. Nội dung, thời gian đào tạo đã được 03 cơ sở đào tạo thực hiện và Hội đồng của Bộ đã thẩm định thống nhất thông qua.

–      Cần kiểm tra sát hạch đầu vào và đầu ra (không phải thi tuyển sinh vì về mặt pháp lý dã được công nhận văn bằng, trình độ tương đương rồi), vì cần hành nghề nên phải đào tạo bổ sung để đặt được năng lực tối thiểu hành nghề đảm bảo an toàn cho người bệnh.

–      Về Kinh phí cho đào tạo: Xin thêm ý kiến Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục theo đề xuất của Vụ KHTC.

Sau cuộc Họp Cục K2ĐT đã phối hợp với Vụ Pháp chế chỉnh sửa bổ sung dự thảo Thông tư theo các ý kiến góp ý tại cuộc họp và dự thảo công văn gửi xin ý kiến 02 Bộ Giáo dục&Đào tạo và Bộ tài chính.

Tài liệu tham khảo

–    Dự thảo Thông tư.

–    Đề xuất: Kính trình Thứ trưởng cho phép đăng tải dự thảo Thông tư trên trang điện tử của Bộ Y tế và Cục K2ĐT để lấy ý kiến và xin Thứ trưởng ký công văn gửi Bộ GDĐT và Bộ Tài chính.

 

PHẦN II:TIẾP NHẬN VÀ KIỂM TRA CỦA VĂN PHÒNG BỘ

BỘ Y TẾ

Số :……/2018/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tư do – Hanh phúc

Hà Nội ,ngày… tháng….. năm 2018

 

THÔNG TƯ

Quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 tháng 2016 của
Chính phủ quy định cấp chứng chí hành nghề đối với người hành nghề và cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính
phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định về đào tạo bổ sung đối
với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về cơ sở, đối tượng, nội dung, thời gian đào tạo bổ
sung và cấp giấy chứng nhận đào tạo bổ sung tương đương với văn bằng bác sỹ
theo ngành đào tạo đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài
cấp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người có văn bằng Cử nhân y khoa do nước ngoài cấp là người có một
    trong các văn bằng sau: Cử nhân y khoa; Cử nhân y học; Cử nhân điều trị học;
    Cử nhân lâm sàng; Cử nhân nội khoa; Cử nhân ngoại khoa; Cử nhân Răng Hàm
    Mặt; Cử nhân Nha khoa; Cử nhân Trung Y; Cử nhân Y học cổ truyền; Học sĩ
    Trung Y; Học sỹ Y học cổ truyền.
  2. Đào tạo bổ sung là chương trình mà người có văn bằng cử nhân y khoa
    do nước ngoài cấp phải thực hiện đầy đủ theo quy định tại Thông tư này để có
    đủ năng lực hành nghề với chức danh là bác sỹ

Điều 3. Cơ sở đào tạo bổ sung

  1. Cơ sở đào tạo bổ sung là cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trình độ
    đại học ngành tương ứng với ngành đào tạo bổ sung và có ít nhất 05 khóa đã tốt
    nghiệp.
  2. Cơ sở đào tạo bổ sung phải có cơ sở đào tạo thực hành theo quy định
    tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ
    quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Điều 4. Đối tượng đào tạo bổ sung

Là công dân Việt Nam có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp và
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học.

Điều 5. Đăng ký đào tạo bổ sung

Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp, tùy theo loại văn
bằng mà được đăng ký học bổ sung 1 trong 3 ngành sau:

  1. Ngành Y đa khoa đối với người có văn bằng Cử nhân y khoa; Cử nhân
    y học; Cử nhân điều trị học; Cử nhân lâm sàng; Cử nhân nội khoa hoặc Cử nhân
    ngoại khoa.
  2. Ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng Cử nhân Răng Hàm
    Mặt hoặc Cử nhân Nha khoa.
  3. Ngành Y học cổ truyền đối với người có văn bằng Cử nhân Trung Y;
    Cử nhân Y học cổ truyền; Học sĩ Trung Y hoặc Học sỹ Y học cổ truyền.

Điều 6. Nội dung, thời gian đào tạo bổ sung

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian tối thiểu cho đào tạo bổ sung của
    từng ngành như sau:
  2. Đối với ngành Y đa khoa: Khối lượng kiến thức là 48 tín chỉ, thời gian
    đào tạo là 18 tháng.
  3. Đối với ngành Răng Hàm Mặt: Khối lượng kiến thức là 40 tín chỉ, thời
    gian đào tạo là 12 tháng.
  4. Đổi với ngành Y học cổ truyền: Khối lượng kiến thức là 40 tín chỉ, thời
    gian đào tạo là 12 tháng.
  5. Nội dung đào tạo bổ sung của từng ngành được quy định tại Phụ lục 01
    ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. Trên cơ sở nội dung đào tạo bổ sung ban hành tại Phụ lục 01 Thông tư
    này, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương
    trình đào tạo bổ sung chi tiết theo từng ngành.
  7. Thời gian đào tạo bổ sung quy định tại khoản 1 điều này không bao
    gồm thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại mục 3 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ qui định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 7. Tổ chức đào tạo bổ sung

1. Người đăng ký tham gia khóa học nộp một bộ hồ sơ tại cơ sở đào tạo
theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo
Thông tư này;
b) Bản sao hợp pháp văn bằng cử nhân y khoa;
c) Bản sao hợp pháp kết quả học tập của chương trình đào tạo cử nhân y
khoa;
d) Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận công nhận tương đương trình độ
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã.
2. Người đăng ký tham gia khóa học phải tham gia bài kiểm tra đánh giá
năng lực đầu vào.
a) Hình thức: trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút
b) Nội dung: kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành.
c) Thủ trưởng cơ sở đào tạo bổ sung quyết định về hình thức, nội dung bài
kiếm tra đánh giá năng lực đầu vào và nêu trong thông báo tuyển sinh.
d) Người có kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào đạt từ 5 trở
lên (theo thang điểm 10) mới được xét tuyển.
3. Quy mô tuyển sinh đào tạo bổ sung hàng năm của cơ sở đào tạo không
quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học của ngành tương ứng trong
năm đó.
4. Cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện nội dung đào tạo bổ sung của từng
ngành và Kiểm tra đánh giá năng lực đầu ra là bắt buộc đối với mỗi học viên để
đảm bảo có năng lực tương đương với đầu ra của bác sĩ cùng ngành tại cơ sở
đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 6.
5. Chế độ báo cáo
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả kiểm tra đầu
vào và xét cấp giấy chứng nhận đào tạo bổ sung, cơ sở đào tạo báo cáo kết quả
về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo)

b) Tháng 12 hàng năm, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tổng hợp kết
quả việc tổ chức thực hiện đào tạo bổ sung trong năm báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận đào tạo bổ sung

1. Học viên đủ các điều kiện sau sẽ được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng
nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung:
a) Không vi phạm các quy định của pháp luật và của cơ sở đào tạo;
b) Tham gia đủ thời gian và tích lũy đủ các tín chỉ của chương trình đào
tạo do cơ sở đào tạo ban hành;
c) Kết quả kiểm tra đánh giá năng lực đầu ra đạt yêu cầu.
2. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Kinh phí đào tạo bổ sung

  1. Trong khi đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định cụ
    thể, giao các cơ sở đào tạo bổ sung xây dựng kinh phí đào tạo bổ sung trên
    nguyên tắc tính đúng, tính đủ, lấy thu bù chi và công khai minh bạch.
  2. Kinh phí đào tạo bổ sung được tính toán trên nguyên tắc tại Khoản 1
    Điều này phải được nêu trong thông báo tuyển sinh.

Điều 10. Trách nhiệm quản lý đào tạo bổ sung

1. Bộ Y tế thống nhất quản lý công tác đào tạo bổ sung đối với người có
văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
2. Các cơ sở đào tạo đủ điều kiện tổ chức đào tạo bổ sung có trách nhiệm:
a) Triển khai công tác đào tạo bổ sung theo quy định của Thông tư này.
b) Quản lý, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan của các khóa đào tạo tại đơn
vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
c) Quản lý việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ
sung theo quy định cấp phát văn bằng chứng chỉ hiện hành.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày      tháng    năm 2018

Điều 12. Điều khoản tham chiếu

  1. Đối với những người đã học theo nội dung đào tạo trước ngày Thông tư
    này có hiệu lực thì tiếp tục đào tạo cho đến khi kết thúc chương trình đào tạo và
    cấp giấy chứng nhận đào tạo bổ sung theo mẫu quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
    Thông tư này.
  2. Đối với những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh
    cử nhân y khoa thì được cấp đổi thành tương đương bác sỹ theo quy định tại
    điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
    2016 của Chính phủ.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

  1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối họp với Cục Quản lý
    Khám chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các các cơ sở
    đào tạo bổ sung triển khai thực hiện Thông tư này.
  2. Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo báo cáo Bộ trưởng
    xem xét, quyết định để đào tạo bổ sung đối với các trường họp không thuộc quy
    định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 5 của Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề
nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh, báo cáo về Bộ Y tế (Cục khoa học
công nghệ và Đào tạo) để xem xét, giải quyết.

Phụ lục 01

NỘI DUNG ĐÀO TẠO BỔ SUNG

  1. Đối với ngành Y đa khoa:
  2. MỤC TIÊU:
    • Mục tiêu chung:

Là đào tạo bổ sung để hoàn chỉnh khối lượng kiến thức chuyên ngành phát
triển từ bậc học đại học (cử nhân y khoa). Sau khi hoàn thành nội dung đào tạo
bổ sung học viên có mặt bằng kiến thức tương đương Bác sĩ Y Đa Khoa của
Việt Nam. Đào tạo Bác sỹ đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia
giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu
khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân.

  • Mục tiêu cụ thể
  • Mục tiêu cụ thể

Về  thái độ:

  • Tận tuy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tôn
    trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ người bệnh;
  • Tôn trọng và chân thành họp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền
    thống tốt đẹp của ngành;
  • Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
  • Tôn trọng luậtpháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp;
  • Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cún khoa học và học tập nâng
    cao trình độ.

Về kiến thức:

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;
  • Có phương pháp tiếp cận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và
    nghiên cứu khoa học;
  • Nắm vững pháp luật và các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
    khoẻ nhân dân.

Về kỹ năng

  • Thực hiện được chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp
    và các cấp cứu thông thường gặp tại cộng đồng;
  • Thực hiện được chẩn đoán ban đầu định hướng chẩn đoán một số bệnh
    chuyên khoa thường gặp;
  • Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng
    cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường;
  • Đề xuất những biện pháp xử trí thích họp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ,
    nâng cao sức khoẻ toàn diện và liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và
    bảo vệ môi trường;
  • Thực hiện và sử dụng được một số xét nghiệm cơ bản tại cộng đồng;
  • Phát hiện sớm các dịch bệnh, lập kế hoạch phòng chống, kiểm soát dịch và
    quản lý bệnh nhân ngoại trú toàn diện, liên tục;
  • Áp dụng được các phương pháp y học cổ truyền cơ bản trong công tác phòng
    và chữa bệnh;
  • Lập kế hoạch và triển khai hiệu quả các chương trình truyền thông giáo dục
    sức khỏe, tư vấn, tổ chức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
  • Lập kế hoạch và thực hiện được nghiên cứu Y học cơ bản
  1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO BỔ SUNG:
    • Khối lượng kiến thức tối thiếu và thời gian đào tạo
  • Khối lượng kiến thức tối thiểu:

Chương trình đào tạo bao gồm tối thiểu 48 tín chỉ trong đó tổng số tín chỉ lý

thuyết chiếm 25 – 30% khối lượng của chương trình đào tạo.
– Thời gian đào tạo tối thiểu: 18 tháng
2.2. Cấu trúc kiến thức của nội dung đào tạo bổ sung

TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ
Bắt buộc Tự chọn
1 Các môn chuyên ngành bắt buộc 32
2 Các môn chuyên ngành tự chọn 10
Hệ Nội
Hệ Ngoại
3 Các môn Y tế công cộng 6
TỔNG CỘNG 38 10

 

  1. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các môn học/ học phần bắt buộc

TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN Tổng số Tín chỉ Phân bố Tín chỉ
LT TH
Các môn chuyên ngành bắt buộc
1 Nội khoa 8 2 6
2 Ngoại khoa 8 2 6
3 Phụ Sản 8 2 6
4 Nhi khoa 8 2 6
Các môn Y tế công cộng
5 Tổ chức và Quản lý Y tế 3 2 1
6 Chương trình y tế quốc gia 2 2 0
7 Kinh tế y tế – Bảo hiểm y tế 1 1 0
Tổng cộng 38 13 25

 

  • Mô tả nội dung khối kiến thức bắt buộc
  • Nội khoa 8 Tín chỉ

Nội dung học phần gồm những kiến thức và kỹ năng cơ bản về triệu chứng
và bệnh học, giúp sinh viên có khả năng giao tiếp với bệnh nhân, khám phát
hiện chính xác triệu chứng, giải thích cơ chế bệnh sinh, biện luận chẩn đoán,
phân tích các xét nghiệm cận lâm sàng, điều trị và phòng ngừa các bệnh nội
khoa thường gặp (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận…), xử trí một số tình huống
cấp cứu nội khoa và tư vấn về tình trạng bệnh cho người bệnh và người nhà.

  • Ngoại khoa 8 Tín chỉ

Nội dung học phần gồm những kiến thức và kỹ năng về triệu chứng và bệnh
học trong lĩnh vực ngoại tổng quát, giúp sinh viên có khả năng xử trí các cấp
cứu do chấn thương thần kinh, hàm mặt, ngực, bụng, cơ quan vận động…và các
cấp cứu không chấn thương như viêm ruột thừa cấp, thủng dạ dày, xuất huyết
tiêu hoá, sỏi túi mật và đường mật, áp xe gan, thiếu máu chi cấp tính do tắc động
mạch…, có khả năng thực hiện được các thủ thuật dẫn lưu khí màng phổi, chọc
dò ổ bụng, đặt ống thông trực tràng, đặt thông tiểu, bó bột cố định…

  • Sản                          8 Tín chỉ

Nội dung học phần gồm một số vấn đề của sản bệnh và sản khó, giúp sinh
viên hiểu được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của một số bệnh lý ở nhóm thai
kỳ nguy cơ cao, khám phát hiện được các triệu chứng để chẩn đoán và chẩn
đoán phân biệt, xử trí được một số bệnh lý đi kèm thai kỳ, hỗ trợ một số thủ
thuật sản khoa thường gặp như đỡ sanh, vẽ biểu đồ theo dõi chuyển dạ, sanh âm
đạo có dùng giác hút hay kềm, sanh mổ, nạo sảy, nạo thai trứng…

  • Nhi 8 Tín chỉ

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ
bản để theo dõi và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em trong cộng đồng (theo
dõi sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động, dinh dưỡng, chủng ngừa cho trẻ
em; chẩn đoán và điều trị được những bệnh lý phổ biến ở trẻ em trong cộng
đồng; phát hiện được những bệnh lý chuyên khoa để chuyển lên tuyến trên và
tham gia phòng chống dịch bệnh thường gặp ở trẻ em trong cộng đồng. Ngoài ra
môn học còn huấn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp với trẻ em, thân nhân
của trẻ và khả năng tham vấn các vấn đề y khoa cho bệnh nhi và gia đình.

  • Tổ chức và Quản lý Y tế 2 Tín chỉ

Học phần cung cấp các nội dung cơ bản của chính sách y tế Việt Nam và
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân; luật BHYT, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ, quy chế và các hoạt động thường niên của ngành y tế từ trung ương đến cơ
sở; các chỉ số để theo dõi, giám sát, lượng giá các hoạt động chăm sóc sức khỏe
tại địa phương; cách thực hiện và quản lý một chương trình Y tế cụ thế tại Trạm
y tế; cách xây dựng bản kế hoạch can thiệp cho một vấn đề sức khỏe ưu tiên các
chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại địa phương; tổ chức và quản lý
bệnh viện; quản lý nguồn nhân lực y tế.

  • Chương trình y tế quốc gia 2 Tín chỉ

Nội dung học phần giới thiệu các chương trình y tế đang triển khai tại Việt
Nam trong giai đoạn 2016-2010 gồm Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Tiêm chủng mở rộng; Dân số
và phát triển; An toàn thực phẩm; Phòng, chống HIV/AIDS; Bảo đảm máu an
toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Quân dân y kết hợp; Theo dõi,
kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế; và cung
cấp những kiến thức về các chiến lược, biện pháp triển khai các chuyên môn kỹ
thuật của các chương trình. Từ đó, sinh viên có khả năng quản lý, thực hiện và
triển khai các chương trình ở tuyến y tế cơ sở.

  • Kinh tế y tế – Bảo hiểm y tế                                       2 Tín chỉ

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về kinh tế học để phân tích và giải thích
hành vi sử dụng, cung cấp dịch vụ y tế; các vấn đề thực tiễn liên quan đến các
nguồn tài chính y tế, phương thức chi trả, bức tranh tổng thể về mô hình tài
chính y tế Việt Nam, những khó khăn và phương pháp quản lý tài chính y tế, để
ứng dụng trong đánh giá các can thiệp y tế, cung cấp bằng chứng khoa học trong
xây dựng các chính sách quản lí y tế, quản lý kinh tế ngành và xây dựng hệ
thống y tế công bằng, hiệu quả.

  1. KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN
  • Danh mục các môn học/ học phần tự chọn

Các môn học tự chọn được cơ sở đào tạo lựa chọn đưa vào nội dung đào
tạo bổ sung cho phù hợp với kểt cấu, bao gồm một số môn học:

TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN Số Tín
chỉ
Phân bố Tín chỉ
LT TH
A. HỆ NỘI
1 Nội tiết 2 0.5 1.5
2 Da liễu 2 0.5 1.5
3 Lao 2 0.5 1.5
4 Tâm thần 2 0.5 1.5
5 Nhiễm 2 0.5 1.5
6 Thần kinh 2 0.5 1.5
7 Huyết học 2 0.5 1.5
8 Y học cổ truyền 2 0.5 1.5
9 Y học gia đình 2 0.5 1.5
10 Lão khoa 2 0.5 1.5
B. HỆ NGOẠI
11 Ung bướu 2 0.5 1.5
12 Ngoại thần kinh 2 0.5 1.5
13 Ngoại chấn thương chỉnh hình – Phục
hồi chức năng
2 0.5 1.5
14 Ngoại niệu 2 0.5 1.5
15 Ngoại nhi 2 0.5 1.5

 

 

 

16 Ngoại lồng ngực mạch máu 2 0.5 1.5
17 Tai mũi họng 2 0.5 1.5
18 Mắt 2 0.5 1.5
19 Gây mê hồi sức 2 0.5 1.5
20 Pháp y 2 0.5 1.5

 

  • Mô tả nội dung khối kiến thức tự chọn
  • Nội tiết 2 Tín chỉ

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về hệ thống nội tiết và mối liên hệ của
nó với các cơ quan khác trong cơ thể để giải thích được các biểu hiện bệnh lý
nội tiết, đặc biệt hai bệnh lý nội tiết thường gặp nhất là bệnh đái tháo đường và
bệnh lý tuyến giáp. Môn học cung cấp kiến thức về chẩn đoán, nhận biết các
biến chứng và điều trị các bệnh lý nội tiết thường gặp, kỹ năng tham vấn, phòng
chống, quản lý và theo dõi bệnh nhân ngoại trú một số bệnh nội tiết thường gặp
tại cộng đồng.

  • Da liễu 2 Tín chỉ

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh da, bệnh phong và bệnh lây
truyền qua đường tình dục, giúp sinh viên có thể đạt được kiến thức, thái độ và
kỹ năng về một số bệnh da thường gặp. Từ đó, sinh viên ý thức được da là cơ
quan bảo vệ lớn nhất cơ thể và các bất thường về da có liên quan đến các cơ
quan khác trong cơ thể cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh.

  • Lao                                                                              2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên có thể chẩn đoán và điều trị được những bệnh
lao thường gặp, biết được khả năng lây lan của vi khuẩn lao và cách phòng
chống lao trong cộng đồng ; xử trí được các trường hợp cấp cứu trong lao hoặc
tác dụng phụ của thuốc kháng lao; khống chế được bệnh lao bằng hóa tri liệu;
quản lý và theo dõi ngoại trú một số bệnh lao theo chương trình chống lao quốc
gia; và tham gia một số giai đoạn trong quá trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực Lao và bệnh phổi.

  • Tâm thần                                                                     2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên mô tả được các triệu chứng và hội chứng tâm
thần; thực hiện được việc thăm khám người bệnh tâm thần; chẩn đoán được một
số bệnh lý tâm thần thường gặp; xử trí bước đầu được các bệnh lý tâm thần đồng

 

thời cũng thực hiện được các phương pháp chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia
đình và cộng đồng.

  • Nhiễm                                                                                                2 Tín chỉ

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về bệnh học, kỹ
năng chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm thường gặp, cách thức theo
dõi và quản lý bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại ngoại trú. Đồng thời cũng
trang bị cho sinh viên các kiến thức, thái độ và kỹ năng về các hoạt động và phối
hợp hoạt động trong công tác phòng chống dịch, phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm phổ biến tại cộng đồng.

  • Thần kinh                                                                                            2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tham
vấn, chuyển viện an toàn, quản lý theo dõi và phòng chống một số hội chứng,
bệnh lý thần kinh thường gặp: hội chứng liệt nửa người, hội chứng liệt hai chi
dưới, hội chứng tăng áp lực nội sọ, hội chứng màng não và hội chứng tiểu não
& tiền đình.

  • Huyết học 2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên sinh viên có khả năng chẩn đoán các bệnh lý về
máu thường gặp tại cộng đồng; chỉ định và lựa chọn máu các sản phẩm máu
thích họp và an toàn; tổ chức tốt và an toàn quy trình truyền máu cho bệnh nhân
tại cơ sở điều trị tuyến địa phương; quản lý và theo dõi ngoại trú một số bệnh
huyết học thường gặp trong cộng đồng: thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,
thalassemia, bệnh bạch cầu, rối loạn đông máu, rối loạn tăng sinh tủy, suy tủy.

  • Y học cổ truyền 2 Tín chỉ

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về phương pháp
chẩn đoán – điều trị bằng thuốc và châm cứu của Y học cổ truyền dựa trên cơ sở
lý luận của Y học Đông phương và Y học hiện đại, giúp sinh viên vận dụng
được phương pháp châm và cứu vào một số chứng bệnh thường gặp.

  • Y học gia đình 2 Tín chỉ

Môn học cung cấp những tri thức và kỹ năng nhằm cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện.

  • Lão khoa 2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi: cao huyết áp, thiểu năng vành, hen

 

phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, táo bón, viêm loét
dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, thoái hóa khớp, Parkinson,
Alzheimer…

  • Ung bướu 2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu,
chuyển viện an toàn, tầm soát phát hiện sớm, quản lý và theo dõi một số ung thư
thường gặp tại cộng đồng; tham gia vào chương trình tầm soát ung thư vú và
ung thư cổ tử cung và các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng
chống ung thư ở địa phương.

  • Ngoại thần kinh 2 Tín chỉ

Nội dung học phần gồm các kiến thức cơ bản về các bệnh ngoại thần kinh
thường gặp trong thực hành lâm sàng bao gồm: chấn thương sọ não, chấn
thương cột sống tủy sống, bệnh lý u não, xuất huyết dưới nhện tự phát, bệnh lý
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thông qua
môn học giúp học viên có thể xử trí ban đầu hiệu quả những bệnh lý nêu trên.

  • Ngoại chấn thương chỉnh hình – PHCN 2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, cấp cứu và xử trí ban
đầu đúng và chuyển viện an toàn, quản lý và theo dõi các loại thương tích trên
cơ quan vận động thường gặp tại phòng khám ngoại trú tại cộng đồng: gãy
xương, trật khớp, bong gân, vết thương phần mềm, vết thương khớp, gãy xương
hở…

  • Ngoại niệu 2 Tín chỉ

Học phần giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, xử trí kịp thời các trường
hợp cấp cứu niệu không do chấn thương: bí tiểu, đau quặn thận, suy thận; quản
lý và theo dõi nội hoặc ngoại trú một số bệnh lý thông thường thuộc hệ tiết niệu:
chấn thương và vết thương thận, bàng quang, niệu đạo, dương vật, tinh hoàn;
nhiễm trùng đường tiểu; sỏi đường tiểu; bướu thận; bướu tinh hoàn và ung thư
dương vật; bướu lành và ung thư tiền liệt tuyến…

  • Ngoại nhi 2 Tín chỉ

Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực
hành cơ bản để có thể chẩn đoán được những bệnh lý ngoại phổ biến ở trẻ em
trong cộng đồng; phát hiện được những bệnh lý chuyên khoa để chuyến lên
tuyến trên và tham gia tầm soát các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em trong
cộng đồng. Ngoài ra còn huấn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp với trẻ em,

 

thân nhân của trẻ và khả năng tham vấn các vấn đề y khoa cho gia đình và bệnh
nhi.

  • Ngoại lồng ngực mạch máu 2 Tín chỉ

Học phần này cung cấp kiến thức phổ quát về 3 lĩnh vực ngoại lồng ngực,
mạch máu và tim, giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán và xử trí ban đầu,
chuyển viện an toàn các bệnh và cấp cứu thường gặp, giáo dục chăm sóc sức
khỏe ban đầu, tham vấn, quản lý và theo dõi trước và sau mổ đối với các bệnh lý
lồng ngực – tim mạch.

  • Tai mũi họng 2 Tín chỉ

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về
một số bệnh Tai Mũi Họng thường gặp, giúp sinh viên khám được Tai Mũi
Họng cơ bản, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và xử trí được một số bệnh Tai
Mũi Họng thường gặp trong cộng đồng.

  • Mắt 2 Tín chỉ

Học phần này giúp sinh viên chẩn đoán và xử trí được các bệnh lý thông
thường về mắt: viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucom,
đục thủy tinh thể, chấn thương mắt, bỏng mắt, các hội chứng đỏ mắt, tật khúc
xạ.

  • Gây mê hồi sức 2 Tín chỉ

Học phần này cung cấp kiến thức về gây mê hồi sức gồm cách tổ chức một
khoa gây mê hồi sức, các phương pháp vô cảm (gây mê toàn diện, gây tê vùng),
thuốc dùng trong gây mê hồi sức, khám tiền mê, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ,
các phương pháp chống đau sau phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân sau gây mê và
phẫu thuật, tai biến và biến chứng của gây mê.

  • Pháp y 2 Tín chỉ

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về Y học tư pháp, Y pháp
độc chất, tử thi học, thương tích học, các tổn thương do ngạt, do tai nạn giao
thông, do bạo lực, hiếp dâm,… Qua đó giúp xác định nguyên nhân tử vong và
giám định thương tích người sống. Học phần này có liên quan đến y học, luật
học và xã hội học.

 

  1. Đối với ngành Răng Hàm Mặt:
  2. MỤC TIÊU
    • Mục tiêu chung:

Là đào tạo bổ sung để hoàn chỉnh khối lượng kiến thức chuyên ngành phát
triển từ bậc học đại học (cử nhân y khoa). Sau khi hoàn thành chương trình đào
tạo bổ sung học viên có mặt bằng kiến thức tương đương Bác sĩ chuyên khoa
Răng Hàm Mặt của Việt Nam. Có kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành về
chẩn đoán và điều trị các bệnh Răng Hàm Mặt người lớn, trẻ em, có kiến thức và
kỳ năng thực hành dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng cho cá nhân và
cộng đồng.

  • Mục tiêu cụ thể:
  • Vềthái độ
  • Nhận thức được tầm quan trọng của các bệnh lý trong Răng Hàm Mặt.
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ răng
    miệng và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng.
  • Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học
    vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Vềkiến thức

Trình bày và áp dụng được những quy luật cơ bản về:

  • Cấu tạo, hoạt động và chức năng hệ thống nhai của cơ thể con người trong
    trạng thái bình thường và bệnh lý.
  • Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe răng miệng con
    người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ sức khỏe
    răng miệng và nâng cao sức khỏe chung.
  • Những quan niệm cơ bản về bệnh sinh, bệnh căn chẩn đoán, phòng bệnh và
    điều trị cho cộng đồng cá nhân, các bệnh hay gặp của hệ thống răng miệng
    như bệnh sâu răng, bệnh nha chu, các lệch lạc răng, các tình trạng mất răng.
    Có trình độ học vấn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bằng B, đủ
    khả năng làm việc độc lập ở bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh.
  • Vềkỹ năng

 

  • Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng và hàm mặt: sâu
    răng, nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai…
  • Chẩn đoán và xử trí ban đầu, một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng, mất
    răng, ung thư răng, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt…
  • Xử trí được các trường họp cấp cứu răng hàm mặt như chảy máu sau nhổ
    răng, viêm tuỷ răng, gãy xương hàm, viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt….
  • Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh
    và chữa bệnh răng hàm mặt;
  • Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ; phối hợp tổ chức việc
    bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ răng miệng cho cá nhân và cộng
    đồng; bảo vệ, vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích
    hợp;
  • Quản lý được một cơ sở Răng hàm mặt;
  • Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và học tập
    nâng cao trình độ chuyên môn.
  1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO BỔSUNG
    • Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
  • Khỏi lượng kiến thức tối thiểu:

Chương trình đào tạo bao gồm tối thiểu 40 tín chỉ trong đó tổng số tín chỉ

lý thuyết chiếm 35-40% khối lượng của chương trình đào tạo.

  • Thời gian đào tạo tối thiểu: 12 tháng
    • Cấu trúc kiến thức của nội dung đào tạo bổ sung
TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ
Bắt buộc Tự chọn
1 Nha khoa cơ sở 4 10
2 Nha khoa phục hồi 12
3 Nha khoa dự phòng 8
4 Bệnh lý và phẫu thuật Miệng – Hàm mặt 6
TỔNG CỘNG 30 10

 

 

 

 

  1. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các môn học/ học phần bắt buộc

TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN Tổng số  Tín chỉ Phân bố Tín chỉ
LT TH
Nha khoa cơ sở
1 Giải phẫu răng 2 1 1
2 Mô phỏng lâm sàng 2 0,5 1,5
 

Nha khoa phục hồi

3 Chữa răng – Nội nha 4 1 3
4 Phục hình tháo lắp bán phần 2 0,5 1,5
5 Phục hình cố định 3 1 2
6 Nha chu 3 1 2
Nha khoa dự phòng
7 Răng trẻ em 3 1 2
8 Chỉnh hình răng mặt 3 1 2
9 Nha khoa cộng đồng 2 2 0
Bệnh lý và phẫu thuật Miệng – Hàm mặt
10 Phẫu thuật trong miệng 2 0,5 1,5
11 Bệnh học miệng và hàm mặt 2 1 1
12 Phẫu thuật hàm mặt 2 0,5 1,5
Tổng cộng 30 11 19
3.2. Mô tả nội dung khối kiến thức bắt buộc
1) Giải phẫu răng
2 Tín chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung gồm đặc điểm hình thái và mối liên hệ với chức năng của răng và
bộ răng (răng sữa và răng vĩnh viễn), đặc điểm nhóm và đặc điểm cung của từng
nhóm răng, đặc điểm riêng của từng răng, bộ răng người trong bối cảnh sinh học
và sinh học tiến hóa. So sánh bộ răng sữa và răng vĩnh viễn. Vẽ và điêu khắc các
răng theo đúng mẫu, tỷ lệ kích thước và phương pháp trong thời gian quy định.

  • Mô phỏng lâm sàng 2 Tín chỉ

Nội dung gồm những nguyên tắc, kỹ thuật và phương pháp trong điều trị
RHM; hướng dẫn thực hiện trên mô hình và bệnh nhân giả một cách thành thạo
và đúng phương pháp các thao tác cơ bản trong các loại hình điều trị RHM, thể
hiện được thái độ làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận và có trách nhiệm trong điều
trị RHM trên mô hình và bệnh nhân.

  • Chữa răng – Nội nha 4 Tín chỉ

Bệnh học răng: đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của các tình trạng bệnh
lý và bất thường của răng; những yếu tố để chẩn đoán sớm và chính xác các tình
trạng bệnh lý và bất thường của răng; những hướng điều trị và cách phòng ngừa
thích hợp.

Sâu răng học: nguyên nhân, đặc điểm và cơ chế hình thành sâu răng; các
phương pháp chẩn đoán sâu răng sớm; các biện pháp dự phòng và điều trị sâu
răng; phương pháp tiên đoán khả năng hình thành sâu răng và các biện pháp
kiểm soát sâu răng cho cá nhân và cộng đồng.

Chữa răng: lập được kế hoạch điều trị chữa răng tích hợp trong điều trị
răng miệng nói riêng và điều trị toàn thân nói chung; thực hiện được các biện
pháp điều trị mất chất mô răng theo quan điểm bảo tồn với các vật liệu phục hồi
thông dụng.

Nội nha: các cơ sở nền tảng trong nội nha lâm sàng; các kỹ thuật thông
dụng trong điều trị tủy bằng phương pháp lấy tủy toàn phần; mối liên quan giữa
nội nha và một số các chuyên ngành khác.

  • Phục hình tháo lắp bán phần 2 Tín chỉ

Nội dung gồm Khám, chẩn đoán, chỉ định và lập kế hoạch điều trị tiền phục
hình và phục hình cho bệnh nhân mất răng từng phần; những yếu tố giải phẫu

 

 

sinh lý ở người mất răng có ảnh hưởng đến việc làm phục hình tháo lắp; các
kiểu cấu trúc của phục hình răng tháo lắp từng phần nền nhựa; kỹ thuật làm
phục hình răng tháo lắp từng phần thông thường trên lâm sàng; điều chỉnh và
sửa chữa các thay đổi và hư hỏng sau phục hình.

  • Phục hình cố định 3 Tín chỉ

Nội dung gồm các nguyên tắc cơ bản, chỉ định và ưu nhược điểm của các
loại phục hình cố định; đánh giá và chọn lựa răng trụ và kiểu cầu răng cho bệnh
nhân mất răng từng phần; phân tích sự liên quan giữa phục hình răng cố định với
mô răng, mô nha chu, khớp cắn và khớp Thái dương hàm; thực hiện được trên
lâm sàng các loại mão, cầu răng cố định đơn giản.

  • Nha chu 3 Tín chỉ

Nội dung gồm đặc điểm sinh lý và bệnh lý của lợi; điều trị dự phòng bệnh
nha chu; các thể bệnh nha chu; các yếu tố nguy cơ trong bệnh nha chu; mối liên
quan giữa bệnh nha chu và các bệnh lý khác; lập kế hoạch và thực hiện điều trị
nha chu không phẫu thuật cho từng loại bệnh nha chu.

  • Răng trẻ em 3 Tín chỉ

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về sự phát triển và tăng trưởng thể
chất và tinh thần của trẻ; biện pháp xử trí trẻ trên ghế nha khoa; kỹ thuật phòng
ngừa và điều trị đơn giản các bệnh răng miệng thông thường ở trẻ; chẩn đoán và
đề ra hướng giải quyết thích hợp đối với các biểu hiện bất thường ở vùng miệng
của các bệnh toàn thân và bệnh lý đặc hiệu ở trẻ. Hoàn thiện kỹ năng thực hiện
bệnh án, kế hoạch điều trị, thực hiện chăm sóc và theo dõi trong suốt quá trình
điều trị. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật, phương pháp điều trị và phòng ngừa
các bệnh răng miệng thông thường.

  • Chỉnh hình răng mặt 3 Tín chỉ

Nội dung gồm sự tăng trưởng bình thường của hệ thống sọ mặt; phân tích
cách áp dụng lực cơ học trong chỉnh hình răng mặt; các bước khám và chân
đoán bệnh nhân chỉnh hình răng mặt; phân tích được các số đo trên phim sọ
nghiêng theo phương pháp Steiner; các nguyên tắc dự phòng và điều trị chỉnh

 

hình can thiệp sai khớp cắn hạng I, II và III; các nguyên nhân gây tái phát trong
chỉnh hình răng mặt; Thực hiện và áp dụng được trên bệnh nhân một số khí cụ
chỉnh hình tháo lắp đơn giản và khí cụ duy trì kết quả sau điều trị chỉnh hình
răng mặt.

  • Nha khoa cộng đồng 2 Tín chỉ

Nội dung gồm mối liên quan giữa bệnh răng miệng và các yếu tố môi
truờng, thói quen; tổ chức và thực hiện điều tra tình hình sức khỏe răng miệng;
ứng dụng thống kê sinh học cơ bản để chọn mẫu, xử lý kết quả điều tra tình hình
sức khỏe răng miệng và so sánh tỉ lệ bệnh trong các cộng đồng khác nhau; mô tả
và áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh răng miệng cho cá nhân và cộng đồng;
vai trò của fluoride, sealant và vệ sinh răng miệng trong các chương trình chăm
sóc sức khỏe răng miệng. Tổ chức, quản lý và đánh giá hiệu quả một phòng Nha
học đường cố định.

  • Phẫu thuật trong miệng 2 Tín chỉ

Nội dung gồm các nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật răng miệng; chỉ định,
chống chỉ định trong phẫu thuật răng miệng; phương pháp gây tê, nhổ răng và
phẫu thuật răng miệng thông thường; các tai biến thường gặp trong gây tê, nhổ
răng và phẫu thuật miệng; nguy cơ có thể xảy ra khi gây tê, nhổ răng và phẫu
thuật miệng trên bệnh nhân có cơ địa đặc biệt. Kỹ thuật gây tê tại chỗ, gây tê
vùng và nhổ các răng thông thường; thực hiện thành thạo chức trách dụng cụ
viên, phụ mổ; thực hành một số phẫu thuật đơn giản: phẫu thuật răng lệch, phẫu
thuật một số u nhỏ lành tính vùng miệng; xử trí các tai biến có thể xảy ra khi gây
tê, nhổ răng và phẫu thuật miệng.

  • Bệnh học miệng và hàm mặt 2 Tín chỉ

Nội dung gồm qui trình hỏi bệnh sử, khám và chẩn đoán đối với các bệnh
vùng miệng, hàm mặt; cách xử trí đúng đắn đối với các bệnh phổ biến vùng
miệng; Phát hiện được các tổn thương tiền ung thư và ung thư để có hướng xử
trí thích hợp. Đề ra được những biện pháp phòng và chống ung thư miệng cho cá
nhân và cộng đồng.

 

  • Phẫu thuật hàm mặt 2 Tín chỉ

Nội dung gồm các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của các loại chấn
thương hàm mặt, các u và nang thường gặp vùng hàm mặt; khám, chẩn đoán và
xử trí được các trường hợp chấn thương hàm mặt đơn giản liên quan đến phần
mềm và phần xương. Thực hiện việc sơ cứu và săn sóc bệnh nhân bị chấn
thương hàm mặt; phương pháp điều trị phẫu thuật cơ bản đối với nang và u lành
tính vùng hàm mặt. Giải thích cơ chế hình thành dị tật khe hở bẩm sinh vùng
hàm mặt; vẽ và mô tả được các kỹ thuật cơ bản trong phẫu thuật tạo hình khe hở
bẩm sinh môi – hàm ếch.

  1. KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN

Các môn học tự chọn được cơ sở đào tạo lựa chọn đưa vào nội dung đào
tạo cho phù hợp với kết cấu, bao gồm một số môn học:

TT TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN Số Tín
chỉ
Phân bố Tín chỉ
LT TH
1 Mô phôi răng miệng 1,5 1 0,5
2 Sinh học miệng 1,5 1 0,5
3 Vật liệu – Thiết bị nha khoa 1,5 1 0,5
4 Khớp cắn học 2 1 1
5 Giải phẫu ứng dụng và Phẫu thuật thực hành
miệng – hàm mặt
3 1 2
6 Chẩn đoán hình ảnh nha khoa 2 1 1
7 Phục hình tháo lắp toàn phần 3 1 2
8 Phục hình hàm khung 2 0,5 1,5
9 Lão nha học 2 1 1
10 Pháp nha học 2 1 1
11 Đào tạo thực địa & Thực tập cộng đồng 3 1 2
12 Nha khoa phục hồi tổng quát 2 0,5 1,5

 

 

 

13 Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật 3 1 2
14 Gây mê hồi sức trong RHM 2 1 1
15 Nha khoa cấy ghép 2 0,5 1,5
16 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3 2 1
17 Tổ chức hành nghề BS RHM 2 2 0
18 Ghi hình trong RHM 2 1 1
19 Dinh dưỡng trong RHM 2 1 1
20 Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM 2 1 1

 

 

  • Đối với ngành Y học cổtruyền:

1.MỤC TIÊU:

  • Mục tiêu chung

Là đào tạo bổ sung cho những người tốt nghiệp cử nhân y khoa trình độ
đại học – (ngành Y học cổ truyền) do nước ngoài cấp bằng những môn học tăng
cường kỹ năng nghề nghiệp về Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại
(YHHĐ), có khả năng thừa kế và phát triển kiến thức YHCT, bước đầu kết hợp
YHCT và YHHĐ trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng tham gia nghiên
cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe nhân dân.

  • Mục tiêu cụ thể
  • Về thái độ:

-Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tôn
trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ người bệnh.

-Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngành.

  • Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

-Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề
nghiệp.

  • Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao
    trình độ.
  • Vềkiến thức:
  • Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán bằng YHCT và YHHĐ, điều trị, phòng bệnh
    của YHCT.

 

  • Có phương pháp luận khoa học của YHCT và YHHĐ trong công tác phòng,
    chừa bệnh và nghiên cứu khoa học.
  • Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
    nhân dân.
  • Kỹ năng:
  • Chẩn đoán các bệnh thường gặp và các trường hợp cấp cứu thông thường bằng
    YHCT và YHHĐ;
  • Định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa YHCT;
  • Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng
    cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.
  • Thực hiện được một số thủ thuật trong điều trị của YHCT và YHHĐ;
  • Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng
    đồng và bảo vệ môi trường;
  • Tham gia các chương trình YHCT trong công tác thừa kế, xã hội hoá, chăm
    sóc sức khoẻ ban đầu tại cơ sở;
  • Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc, bảo vệ
    và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Tham gia nghiên cứu khoa học;
  • Sử dụng tin học để nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
  1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO BỔ SUNG:
    • Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo:
  • Khối lượng kiến thức tối thiểu: 40 tín chỉ, không bao gồm học phần bổ trợ
    (02 tín chỉ);
  • Thời gian đào tạo: 12 tháng.
    • Danh mục các môn học:
TT TÊN MÔN HỌC SỐ TÍN
CHỈ
PHÂN BỐ TÍN CHỈ
LT TH/LS
I. Học phần chuyên ngành
1 Điều dưỡng 3 1 2
2 Tiền lâm sàng 2 0 2
3 Nội cơ sở 5 2 3
4 Ngoại cơ sở 3 2 1
5 Nội bệnh lý 6 2 4
6 Ngoại bệnh lý 3 1 2

 

 

 

7 Phụ sản 4 2 2
8 Nhi khoa 4 2 2
9 Hồi sức cấp cứu 3 1 2
10 Thuốc và phương tễ 4 2 2
11 Châm cứu và các phương pháp
chữa bệnh không dùng thuốc
3 1 2
Tổng cộng 40 16 24
II. Học phần bổ trợ *
1 Tâm lý y học – Đạo đức y học 1* 1* 0
2 Chương trình y tế quốc gia 0
3 Tổ chức và quản lý y tế 0
4 Tác phẩm kinh điển về YHCT
Việt Nam
1* 1* 0

Ghi chú: (*) số tín chỉ của học phần bổ trợ không tính vào khối lượng kiến thức
tối thiểu 40 tín chỉ.

 

 

  1. Mô tả nội dung kiến thức môn học:

3.1 Học phần chuyên ngành:

  1. Điều dưỡng 3 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, Sinh lý, Vi sinh

Nội dung gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe mà người điều dưỡng phải
làm; mô tả các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các tai biến xảy ra trong và
sau khi làm thủ thuật; cách xử trí các tai biến. Nguyên tắc cơ bản và xử trí các tình
huống sơ cứu thông thường. Khái niệm cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn.

  1. Nội cơ sở                                                                              5 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Lý luận cơ bản y học
cổ truyền

Nội dung gồm các kỹ năng khám nội khoa toàn thân và các hệ cơ quan;
các nguyên nhân gây bệnh; các hội chứng, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
các bệnh nội khoa. Các nguyên nhân gây bệnh của các hội chứng (theo Y học
hiện đại) và các chứng (theo Y học cổ truyền). Triệu chứng học về các chuyên
khoa: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu, nội tiết.

  1. Ngoại cơ sở 3 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, Sinh lý, Vi sinh, Hóa sinh
Nội dung gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thăm khám, các triệu
chứng và các hội chứng của các bệnh ngoại khoa thường gặp; kiến thức cơ bản
về gây tê, gây mê, vô khuẩn và tiệt khuẩn trong ngoại khoa. Khai thác bệnh sử,
tiền sử, khám và phát hiện được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, các hội

 

chứng của các bệnh ngoại khoa thường gặp. Triệu chứng học về các chuyên khoa:
cấp cứu, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, tiết niệu, chấn thương, nhi khoa.

  1. Tiền lâm sàng 3 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Lý luận cơ bản YHCT

Nội dung gồm thực hành nhũng kỹ năng giao tiếp và thăm khám YHHĐ và
YHCT trong nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, v.v… trên mô hình hoặc
người bệnh giả định trước khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

  1. Nội bệnh lý 6 Tín chỉ

Môn học Nội bệnh lý được thiết kế thành 2 phần:

  • Phần YHHĐ

Điều kiện tiên quyết: Nội cơ sở, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Giải phẫu bệnh, Vi sinh, Dược lý, Hóa sinh

Nội dung gồm kiến thức về các bệnh lý nội khoa nguyên nhân, cơ chế
bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý
nội khoa: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thận tiết niệu, nội tiết –
chuyển hóa, huyết học.

Nội dung gồm kỹ năng thăm khám nội khoa: Khám tim mạch, hô hấp,
tiêu hóa, cơ xương khóp, thận tiết niệu, nội tiết – chuyển hóa, huyết học, nội tổng
họp và khám nội khoa toàn thân.

  • Phần YHCT

Điều kiện tiên quyết: Thuốc YHCT, Phương tễ, Phương pháp điều trị không
dùng thuốc, Châm cứu học

Nội dung gồm các triệu chứng, chẩn đoán bệnh danh, các thể lâm sàng (phân tích nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh – biện chứng) từ đó đề ra phương pháp điều trị thích hợp (Luận trị) và áp dụng điều trị thực tế bằng phương dược và phương huyệt hay xoa bóp bấm huyệt

  1. Ngoại bệnh lý 3 Tín chỉ

Môn học Ngoại bệnh lý được thiết kế thành 2 phần:

  • Phần YHHĐ

Điều kiện tiên quyết: Ngoại cơ sở, Chẩn đoán hình ảnh
Nội dung gồm những kiến thức chung về đặc điểm dịch tễ học, sinh bệnh
học, tổn thương giải phẫu bệnh, các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác định,
chẩn đoán phân biệt, nguyên tắc xử trí cấp cứu, xử trí ban đầu, chỉ định và điều
trị một số bệnh ngoại khoa thường gặp.

  • Phần YHCT

Điều kiện tiên quyết: Thuốc YHCT, Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Nội dung gồm đặc điểm bệnh lý và phương pháp điều trị một số bệnh thuộc
lĩnh vực ngoại khoa YHCT trong đó có bệnh trĩ, nắn bó gẫy xương trong các
trường họp nhẹ…

  1. Phụ sản 4 Tín chỉ
  • Phần YHHĐ

 

Điều kiện tiên quyết: Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Sinh lý bệnh, Giải phẫu
bệnh, Miễn dịch, Vi sinh, Dược lý

Sản phụ khoa là môn học về các chứng bệnh của riêng người phụ nữ, bao
gồm các bệnh của bộ máy sinh dục nữ và tất cả những gì có liên quan. Nó trang
bị cho học sinh kiến thức về đặc điểm sinh lý, bệnh lý, cách khám phát hiện
bệnh, cách phòng và điều trị một số bệnh phụ khoa, sản khoa.

  • Phần YHCT

Nội dung gồm đặc điểm sinh lý và bệnh lý của phụ nữ theo YHCT. Mô tả
triệu chứng, phương pháp điều trị, áp dụng thực tế điều trị một số bệnh sản phụ
khoa thường gặp bằng thuốc YHCT và Phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc.

  1. Nhi khoa 4 Tín chỉ
  • Phần YHHĐ

Điều kiện tiên quyết: Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Sinh lý bệnh, Giải phẫu
bệnh, Miễn dịch, Vi sinh, Dược lý

Nội dung gồm chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, các ưu
tiên nhi khoa và chương trình quốc gia về lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh. Đặc
điểm giải phẫu, sinh lý và tâm lý trẻ em. Đánh giá sự phát triển thể chất, tinh
thần và vận động của trẻ em. Một số kiến thức về bệnh lý trẻ em. Chẩn đoán và
xử trí một số bệnh và cấp cứu nội khoa thường gặp ở trẻ em.

  • Phần YHCT

Nội dung gồm đặc điểm sinh bệnh lý trẻ em theo YHCT và mô tả triệu
chứng lâm sàng, phương pháp điều trị (thuốc, châm cứu, xoa bóp) một số bệnh
nhi khoa thường gặp: suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, đái dầm, sởi, phục hồi di
chứng bại liệt, v.v…

  1. Hồi sức cấp cứu 3 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Nội bệnh lý, Ngoại bệnh lý

Bao gồm kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách xử trí
một số bệnh cấp cứu nội khoa thường gặp như chảy máu tiêu hóa trên, cơn hen
phế quản cấp, cơn tăng huyết áp kịch phát, cơn đau thắt ngực, ngộ độc các chất
trừ sâu có Clo hữu cơ, ngộ độc các chất trừ sâu có photspho hữu cơ, ngộ độc
thuốc an thần, ngừng tuần hoàn, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, nhồi máu cơ
tim, phù phổi cấp, bị rắn cắn, say nắng, say nóng, sốc, sốc phản vệ, sốt rét ác
tính, sốt rét đái huyết cầu tố, tai biến mạch máu não, điện giật, đuối nước, v.v…

  1. Thuốc và phương tễ4 Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Dược lý, Thuốc YHCT (Đông dược)

Nội dung gồm nguồn gốc, tính năng dược vật, cấm kỵ của thuốc và tác dụng,
chỉ định, chống chỉ định và liều lượng 100 loại hóa dược, 60 vị thuốc Nam thường
dùng trong cộng đồng; phương pháp bào chế cổ truyền đối với các vị thuốc thường dùng trong YHCT; phân loại các bài thuốc YHCT và 50 cổ phương cơ bản và các bài thuốc Nam thường dùng trong cộng đồng.

  1. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc 3 Tín chỉ

 

Điều kiện tiên quyết: Lý luận cơ bản YHCT, Giải phẫu, Sinh lý, Sinh lý
bệnh, Miễn dịch, Sinh hóa, Dược lý

về châm cứu, nội dung gồm cơ chế châm cứu dưới góc độc của YHCT và
YHHĐ. Chỉ định, chống chỉ định của châm cứu. Phương pháp và các thủ thuật
châm cứu, các huyệt vị cơ bản theo đường kinh và phương huyệt điều trị một số
bệnh thường gặp.

Về các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, nội dung gồm phương
pháp dưỡng sinh cơ bản theo YHCT; Phương pháp luyện khí công cơ bản; Chỉ
định, chống chỉ định và các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt trong YHCT.

3.2 Học phần bổ trợ: gồm 4 học phần, tổng cộng 02 tín chỉ

  1. Tâm lý học – Đạo đức y học

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử phát
triến y học thế giới và Việt Nam qua các giai đoạn. Những biến đổi tâm lý người
bệnh và cách tiếp xúc của cán bộ y tế đối với người bệnh.Bản chất và cách
phòng tâm chấn trong quá trình chăm sóc người bệnh. Giới thiệu với sinh viên
về đạo đức và y đức cùng với nội dung đặc trưng của người thầy thuốc Việt
Nam. Giúp sinh viên tìm hiếu kỹ hơn về mối quan hệ giữa người cán bộ y tế với
nghiên cứu y học, đại cương về tâm lý – tâm lý y học. Và cuối cùng là giúp sinh
viên nhận thức được tầm quan trọng của tác động tâm lý đối với sức khoẻ.

  1. Chương trình y tế quốc gia

Nội dung bao gồm hệ thống các chương trình y tế quốc gia, từ tình hình
dịch tễ, các chính sách đến các chương trình can thiệp.

  1. Tổ chức và quản lý y tế

Nội dung gồm các khái niệm và các thành phần của hệ thống y tế; các
nguyên tắc, mô hình hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt
Nam từ trung ương đến địa phương và mối quan hệ giữa ngành y tế với các
ngành liên quan trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các nguyên lý cơ bản về
quản lý y tế, lập kế hoạch, tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các
hoạt động/chương trình y học dự phòng.

  1. Tác phẩm kinh điển về YHCT Việt Nam 1 Tín chỉ

Nội dung gồm học thuyết Thủy Hỏa của Hải Thượng Lãn Ông và một số vị
thuốc, bài thuốc nghiệm phương điều trị một số chứng bệnh thường gặp trong
Nam dược thần hiệu.

 

Phụ lục 02: MẪU ĐƠN DỰ ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO BỔ SUNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số  /2018 /TT – BYT ngày tháng năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1………..ngày tháng năm 20….

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Đào tạo bổ sung để đưọc xem xét cấp chứng chỉ hành nghề

Kính gửi:                                             2…………..

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:………………….. Ngày cấp:………………. Nơi cấp:……………..

Chỗ ở hiện nay: 3……………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………….. Email ( nếu có):……………………………………………………..

Văn bằng chuyên môn: 5…………………………………………………

Ngành đăng đào tạo bổ sung: 6 …………………………………………………….

Để có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định
số 109/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ, tôi đề nghị Thủ trường cơ sở đào tạo cho phép và
tạo điều kiện cho tôi được đăng ký đào tạo bổ sung.

Tôi xin cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định của cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành khám
bệnh, chữa bệnh.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

1 Địa danh

2 Người đứng đầu cơ sở đào tạo

3 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng kí thường trú hoặc tạm trú

4 Ghi rõ văn bằng chuyên môn được cơ sở nước ngoài cấp

5 Ghi rõ nghành đào tạo phù hợp văn bằng chuyên môn được đào tạo.

 

Phụ lục 03: MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

(Ban hành kèm theo Thông tư số         / 2017/TT – BYT ngày   tháng   năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ

(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

Số :…../GCN-(Tên CSĐT-

Viết tắt bằng chữ in hoa)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO BỎ SUNG

(THỦ TRƯỞNG)

(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

Chứng nhận ông (bà):

Sinh ngày: ……. /……. /………… Nơi sinh:

Đã hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung ngành……………………………… dành cho

đối tượng Cử nhân y khoa do nước ngoài cấp bằng.

Thời gian học:                       Từ…….. /…. /………. đến…… /……. /……..

Tồng sổ tín chỉ:                                        tín chỉ

Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học:………… xếp loại:……………………..

…………… , ngày……. tháng…………. năm………….

(THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Công văn 159/K2ĐT-ĐH năm 2018 đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế dự thảo “Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp” để lấy ý kiến rộng rãi

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

159_K2ĐT_TH_2018_VNRAS

[/sociallocker]

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!