Thông tin thuốc Colchicin – thuốc điều trị gout cấp tính

12
Colchicin
Colchicin
Đánh giá

Dược lý và cơ chế hoạt động của Colchicin

Dược lực học

Colchicine là một trong những loại thuốc có sẵn lâu đời nhất.

​Công thức cấu tạo của Colchicin

Colchicin là thuốc nhóm dẫn chất của phenanthren, lấy được từ cây Colchicum (cây Bả chó).

Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị và ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gút và gần đây hơn để ngăn chặn các cuộc tấn công của các bệnh tự viêm như Sốt Địa Trung Hải gia đình.

Thuốc có tác dụng chống viêm yếu và không có tác dụng giảm đau. Thuốc không có tác dụng bài tiết acid uric qua nước tiểu, không có tác dụng đối với nồng độ, tính hòa tan hoặc gắn vào protein huyết thanh của urat trong huyết thanh.

Cơ chế hoạt động chính của nó là khả năng ngăn chặn sự trùng hợp của tubulin, do đó ảnh hưởng đến chức năng của các vi ống. Khả năng tập trung trong các tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu hạt và can thiệp vào chức năng của chúng giải thích tiềm năng của nó như một loại thuốc chống viêm.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh Colchicine hiệu quả và an toàn trong điều trị các bệnh tim mạch.

Dược động học

Colchicin được hấp thu mạnh nhất ở ống tiêu hóa và được chuyển hóa một phần tại gan.

Colchicin và các chất chuyển hóa của nó sẽ vào lại đường ruột thông qua mật. Còn những thuốc không chuyển hóa sẽ được hấp thu từ ruột.

Nồng độ của thuốc trong máu sẽ giảm đi trong 1-2 giờ sau khi uống, tuy nhiên sẽ tăng lại sau đó.

Sau khi được tái hấp thu, Colchicin bị loại khỏi huyết tương và đi đến các mô, đặc biệt là ở bạch cầu. Ngoài ra tại thân, gan, lách…cũng đều sẽ có một nồng độ nhỏ Colchicin.

Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều điều trị duy nhất, Colchicin nhanh chóng bị loại khỏi huyết tương. Nửa đời huyết tương của nó chỉ khoảng 20 phút, còn trong bạch cầu thì khoảng 60 giờ. nửa đời trong

Colchicin và các chất chuyển hoá chủ yếu đào thải vào phân, một số ít vào nước tiểu.

Chỉ định của Colchicin

Điều trị bệnh Gout đợt cấp.

Phòng tái phát viêm khớp do Gout và điều trị dài ngày bệnh Gout.

Colchicin thường phối hợp với Probenecid để điều trị dự phòng gút mạn tính.

Sốt Địa trung hải có tính chất gia đình (sốt chu kỳ) và nhiễm dạng tinh bột (Amyloidosis).

Viêm khớp trong Sarcoidose, viêm khớp kèm theo nốt u hồng ban, viêm sụn khớp cấp có calci hóa.

Chống chỉ định của Colchicin

Quá mẫn với Colchicin và các thành phần khác trong dược phẩm.

Suy thận nặng.

Suy gan nặng.

Bệnh đường tiêu hóa nặng.

Bệnh tim nặng.

Rối loạn đông máu.

Liều dùng và cách dùng của Colchicin

Đối với đợt gout cấp

Liều ban đầu: 0,5 – 1,2mg/lần. Uống mỗi lần cách nhau 1 giờ (với liều 0,5-0,6 mg) và 2 tiếng (với liều 1-1,2 mg). Dùng cho đến khi hết nôn, ỉa chảy. Tổng liều trung bình Colchicin uống trong một đợt điều trị là 4 – 6 mg.

Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 3 ngày để tránh tích tụ thuốc gây độc.

Dự phòng viêm khớp gút tái phát

Uống Colchicin liều thường dùng 0,6 mg/ngày, 3 – 4 lần mỗi tuần.

Dự phòng cho người bị gút phải phẫu thuật: 0,6 mg/lần, 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày trước và 3 ngày sau phẫu thuật.

Bệnh sốt chu kỳ (Sốt Địa trung hải có tính chất gia đình) hoặc dự phòng lâu dài

Uống 1 – 2 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ.

Nếu có rối loạn tiêu hoá, rút liều xuống 0,6 mg/ngày.

Colchicin đã được dùng để dự phòng lâu dài: 0,5 mg/ngày cho trẻ dưới 5 tuổi; 1mg/ngày cho trẻ 5 – 10 tuổi; 1,5 mg/ngày cho trẻ trên 10 tuổi.

Điều trị xơ hóa đường mật nguyên phát

Uống 0,5 mg colchicin, 2 lần/ngày, lặp lại nhiều ngày.

Điều trị xơ gan: Mỗi tuần uống 5 ngày, mỗi ngày 1 mg.

Liều lượng ở người suy thận và suy gan: Hiệu chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.

Colchicin thường không được dùng cho người bệnh làm thẩm phân máu.

Thuốc Colchicin uống trước hay sau ăn ? Nên uống cùng hoặc sau ăn để giảm cảm giác buồn nôn.

Tác dụng không mong muốn của Colchicin

Các biểu hiện

Các tác dụng thường gặp nhất khi sử dụng Colchicin là đau bụng, nôn, buồn nôn.

Nếu sử dụng liều cao, các tác dụng nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày-ruột, nổi ban, tổn thương thận, ỉa chảy năng sẽ có nguy cơ cao chảy ra.

Các tác dụng không mong muốn ít gặp phải hơn trong quá trình sử dụng Colchicin là: giảm tinh trùng có hồi phục, rụng tóc, viêm dây thần kinh ngoại biên….và sẽ có rối loạn về máu nếu điều trị thuốc kéo dài.

Hướng xử trí

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống Colchicin là buồn nôn, đau bụng, nôn và ỉa chảy. Cần ngừng dùng Colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Có thể dùng các thuốc chống ỉa chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị ỉa chảy do Colchicin gây ra.

Điều trị dài ngày: kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu.

Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngừng dùng Colchicin hoặc phải giảm liều.

Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 – 48 giờ.

Tương tác thuốc của Colchicin

Sự hấp thu Vitamin B12 sẽ giảm đi do Colchicin có gây độc cho niêm mạc ruột non. Tuy nhiên sự hấp thu này có thể phục hồi sau khi ngừng thuốc.

Việc dùng phối hợp Colchicin với Cyclosporin sẽ làm tăng độc tính của Cyclosporin.

Colchicin có thể tăng đáp ứng với các thuốc giống thần kinh giao cảm và thuốc ức chế thần kinh.

Việc sử dụng Colchicine bị suy giảm do tác động của các bệnh kèm theo và tương tác thuốc có thể làm thay đổi đáng kể dược động học và dược lực học của nó.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng Colchicin

Thận trọng khi sử dụng Colchicin

Thận trọng khi dùng cho các đối tượng suy thận hoặc suy gan, đặc biệt là khi dùng điều trị cho đợt Gout cấp tính.

Thận trọng khi sử dụng Colchicin trên các đối tượng bị bệnh gan, thận, tim hay tiêu hóa.

Thận trọng khi dùng cho đối tượng cao tuổi vì rất dễ tích tụ thuốc gây ngộ độc.

Không dùng Colchicin tiêm dưới da hay bắp vì gây đau rất nhiều tại vị trí tiêm.

Nếu điều trị lâu dài với Colchicin thì phải kiểm tra định kỳ huyết học thường xuyên.

Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Colchicin có thể tiết vào trong sữa mẹ. Trên lâm sàng thì chưa ghi nhận việc ngộ độc hoạt chất này, tuy nhiên, các mẹ lưu ý tránh cho con bú khi nồng độ thuốc đang cao. Colchicin nên uống trước khi đi ngủ và cho con bú sau thời gian đó khoảng 8 tiếng.

Ngoại trừ có chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối bà mẹ mang thai không được sử dụng Colchicin.

Cách bảo quản Colchicin

Bảo quản hoạt chất Colchicin trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Để thuốc tránh xa tầm với cũng như khu vui chơi của trẻ.

Quá liều và xử trí

Việc quá liều Colchicin có thể xảy ra do dùng liều cao và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Liều gây độc khoảng 10mg.

Liều gây chết khoảng 65mg.

Ngộ độc colchicin chủ yếu là do ý đồ tự tử. Ngộ độc rất nặng và tỷ lệ tử vong rất cao (30%).

Các triệu chứng có thể do quá liều Colchicin thường xuất hiện sau từ 1-8 giờ:

Biểu hiện: đau bụng kiểu lan tỏa, liệt ruột, ỉa chảy nhiều khi ra máu, đau khớp, sốt, phát ban, thiểu niệu…Gan to và các transaminase tăng rất cao.

Tổn thương mạch nặng gây sốc và trụy tim mạch.

Xử trí:

  • Không có thuốc kháng đặc hiệu cho vấn đề ngộ độc Colchicin.
  • Để điều trị việc nhiễm độc nặng đe dọa tính mạng, Mảnh Fab đặc hiệu của Colchicin được điều chế từ kháng huyết thanh.
  • Nếu quá liều Colchicin với xảy ra (khoảng vài giờ đầu) thì có thể gây nôn, rửa dạ dày.

Để điều trị các triệu chứng trong quá liều Colchicin:

  • Dùng Atropin để giảm đau bụng, chống sốc và cải thiện hô hấp.
  • Dùng Filgrastim để giảm huyết cầu toàn thể do nhiễm Colchicin..

Các dạng bào chế phổ biến của Colchicin

Colchicin bào chế dạng viên nén, viên nang.

Các hàm lượng bao gồm 0,25mg ; 0,5mg; 0,6 mg và 1 mg. Tuy nhiên, thường gặp nhất của Colchicin là dạng viên nén 1mg.

Giá thuốc Colchicin 1mg sẽ phụ thuốc vào nhà sản xuất và định giá theo điều kiện khác của nơi bán lẻ. Tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn do đây là một loại thuốc kê đơn.

Colchicin
Các biệt dược chứa Colchicin

Tài liệu tham khảo

  1. Dược thư Quốc Gia (2018). Colchicin, trang 461 – 462. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  2. Tác giả: Tristan Pascart (Ngày đăng: năm 2018). Colchicine in Gout: An Update, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  3. Tác giả: Alessandro Andreis và cộng sự (Ngày đăng: 11 tháng 3 năm 2021). Colchicine efficacy and safety for the treatment of cardiovascular diseases, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  4. Tác giả: Massimo Imazio (Ngày đăng: 2 tháng 10 năm 2014). Colchicine for pericarditis, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!