Cây Xà Sàng (Giần Sàng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

351
Cây Xà Sàng
Cây Xà Sàng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Xà Sàng trang 82, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cây giần sàng

Tên khoa học Cnidium monnieri (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.)

Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.

Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là xà=rắn, sàng=giường.

Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.

Mô tả cây

Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4-1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của thùy 1-1,5mm. Cuống lá dài 4-8cm. Có bẹ lá ngắn. Hoa mọc thành tán kép. Tổng bao có ít lá bắc hẹp. Cuống hoa dài 7-12cm, dài hơn lá. Quả dài 2-5mm, có dìa mỏng

Toàn cây xà sàng
Toàn cây xà sàng

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả. Loại bỏ tạp chất. Phơi lần nữa cho thật
khô là được.

Thành phần hóa học

1. Tinh đầu: Với tỷ lệ 1.3% có mùi hắc đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất L. pinen, camphen và bocnylisovalerianat.

2. Chất ostola tinh thể không màu có công thức C15H16O3, độ chảy 82°5-83°5.
15 16

3. Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no và 0,38% chất không xà phòng hóa được, 3,27% glyxerin.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: Vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

Liều dùng 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có xà sàng tử

Xà sàng tử
Xà sàng tử

1- Chữa tai ướt, ngứa: Xà sàng tử, hoàng liên
(hoặc hoàng đằng) mỗi vị 4g, khinh phấn (calômel) 1g. Tán nhỏ trộn đều, thổi vào tai.

2- Bạch đới khí hư. Xà sàng tử, phèn chua, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng qua táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ.

Thấy nóng bỏ ra. Có thể sắc để thụt rửa.

3- Lòi dom: Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 9g, chia ra làm 3 lần uống (mỗi lần 3g).
Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!