Cây Vú Sữa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

103
Cây Vú sữa
Cây Vú sữa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vú Sữa trang 943-944 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là caimiteer, cahimitir.

Tên khoa học Chrysophyllum cainito L.

Thuộc họ Hồng xiêm Sapotaceae.

Mô tả cây

Cây to, cao 10-15m, ngọn mang cành um tùm, thân nút kẽ trắng nhạt. Lá đày, cứng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới có lông hung vàng. Hoa nhỏ ở kẽ lá màu trắng hồng. Quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, da nhẵn, có loại trắng, ” có loại tím. Vú sữa trắng, khi còn non màu xanh bích ngọc, khi chín chuyển màu trắng nhạt, lớp vỏ mỏng, mịn, dưới lớp vỏ là phần thịt dày 1-2 đốt ngón tay. Trong lớp thịt này có chất nước trắng, đục như sữa, thơm ngon, còn thịt ăn hơi có vị chát. Qua lớp thịt là lớp ruột màu trắng trong như lòng trắng trứng bọc lấy 5-9 hạt dẹt, màu đen, có nhân hơi đắng.

Quả vú sữa tím hơi nhỏ hơn quả vú sữa trắng, nhưng khi chín chuyển sang tím sẫm phơn phớt hồng.

Cây Vú sữa
Cây Vú sữa

Phân bố, thu hái và chế biến

Vú sữa vốn nguồn gốc ở đảo Ăngtí, được di thực vào miền Nam nước ta từ lâu. Hiện cũng được trồng ở miền Bắc, chủ yếu để lấy quả ăn. Phải biết cách làm đúng thì ăn vú sữa mới thấy thơm ngon: Trước hết phải đợi quả thật chín, vì nếu chưa chín, vú sữa có vị chát và có nhựa dính, Sau khi hái quả về, nắn cho quả mềm ra, khi ấy lớp thịt tiết ra chất sữa quyện vào lớp ruột. Sau đó bổ đòi hoặc bổ dọc thành miếng như múi cam, rồi dùng thìa xúc an. Có người nắn cho quả mềm ra rồi khoét một lỗ quanh cuống và hút. Cũng có người bổ đôi quả, khoét bỏ giữa, cho nước vắt quả cam vào. Vị chua và mùi thơm của cam làm tăng thêm vị thơm ngon của vú sữa.

Nhân dân được dùng làm kẹo hoặc ép dầu.

Thành phần hóa học

Trong quả sữa tươi có 0,08% protit, 7,3% gluxit, 1,8% xenluloza, 0,6% tro. Trong tro thành phần chủ yếu là canxi (53mg%), photpho (25mg%), Vitamin C (4mg%) (Theo bảng Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam-1972: 65).

Công dụng và liều dùng

Vú sữa chủ yếu mới được dùng làm thức ăn bổ tráng miệng. Một số nơi dùng vỏ cây vú sữa làm thuốc bổ và kích thích. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Ngày uống 6-10g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!